Hiển thị các bài đăng có nhãn pc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn pc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2021

Cách phân biệt các loại RAM DDR, DDR2, DDR3

DDR, DDR2 và DDR3 đều dựa trên thiết kế SDRAM ( Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động đồng bộ - Synchronous Dynamic Random Access Memory), tức là sử dụng tín hiệu xung nhịp để đồng bộ hóa mọi thứ. DDR là viết tắt của Tốc độ dữ liệu gấp đôi - Double Data Rate , tức truyền được hai khối dữ liệu trong một xung nhịp, . Như vậy bộ nhớ DDR có tốc độ truyền dữ liệu cao gấp đôi so với những bộ nhớ có cùng tốc độ xung nhịp nhưng không có tính năng này ( được gọi là bộ nhớ SDRAM, hiện không còn sử dụng cho PC nữa). Nhờ tính năng này mà trên nhãn của những thanh nhớ thường ghi tốc độ tốc gấp đôi so với tốc độ đồng hồ xung nhịp thực . Ví dụ bộ nhớ DDR2-800 làm việc ở tốc độ 400 MHz, DDR2-1066 và DDR3-1066 làm việc ở tốc độ 533 MHz, DDR3-1333 ở 666.6 MHz ...

 Để phân biệt được chúng thì không khó, đối với dân chuyên có thể nhìn trên Main của máy tính ngay vị trí khe cắm sẽ có ghi rõ, nếu mua mới hoặc từ trong hộp ta có thể dựa trên điện áp làm việc của RAM để phân biệt


Có thể phân biệt vào số chân như DDR I có số chân cắm là 184, trong khi DDR II và DDR III là 240 và vịt trí gờ khoắc trên thanh RAM





Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

10 cách để sử dụng máy tính được bền lâu

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nhịp sống hiện đại, máy tính ngày càng trở nên gần gũi hơn với mọi người. Nó mang cả thế giới đến cho bạn nhưng cũng có thể mang thế giới ấy ra đi nếu bạn không chăm sóc, sử dụng nó cẩn thận.

10 cách để sử dụng máy tính được bền lâu

1. Vệ sinh chung: Một trong những nguyên nhân phổ biến của tình trạng máy tính trở nên nóng hừng hực như lò lửa là do bụi bặm, cáu bẩn bám bên trong máy. Do đó, bạn cần giữ cho máy tính luôn sạch sẽ cả bên trong lẫn bên ngoài. Bạn nên dùng một cây cọ mềm để quét sạch các lớp bụi, cáu bẩn. Việc làm này cần được thực hiện tối thiểu một lần/năm.

2. Sử dụng ổn áp điện: Máy tính vốn rất nhạy cảm với những thay đổi đột ngột của cường độ dòng điện, chỉ cần một sự cố về điện đột ngột như cúp điện, tăng điện, chập mạch… cũng có thể làm hỏng ổ cứng hay nổ bo mạch… Do đó, bạn nên trang bị cho máy tính một bộ ổn áp điện hay một bộ lưu điện - UPS càng tốt.

3. Tắt nguồn màn hình: Hầu hết các loại màn hình hiện nay đều có tính năng tắt tự động khi thoát khỏi hệ điều hành, nhưng như thế không có nghĩa là chúng không sử dụng điện, bằng chứng là công tắc màn hình vẫn sáng hoặc nhấp nháy. Thật ra màn hình chỉ đang “ngủ” và vẫn đang hoạt động (sử dụng điện để “ngủ”).
Nếu để tình trạng này xảy ra một thời gian dài, đèn hình sẽ bị yếu (đối với màn hình CRT) hoặc xuất hiện các điểm ảnh hỏng (đối với màn hình LCD). Do đó, bạn hãy chịu khó tắt nguồn màn hình mỗi khi không làm việc với máy tính nữa, để máy có thời gian nghỉ ngơi hồi phục “sức khỏe”.

4. Để hệ thống luôn hoạt động: Không giống như màn hình nên tắt hẳn mỗi khi thoát khỏi hệ điều hành, hệ thống máy tính luôn cần được hoạt động. Rất nhiều người đã không nhận ra rằng khởi động máy tính từ tình trạng “lạnh ngắt” của các bộ phận như: bộ nguồn, bo mạch, ổ cứng… sẽ làm suy giảm rất nhiều tuổi thọ của chúng. Bạn hãy tưởng tượng một cầu thủ ra sân thi đấu mà không khởi động thì liệu anh ta sẽ đá bóng được trong bao lâu?! Cách giải quyết ở đây là bạn nên cho máy tính ngủ ở chế độ Hibernate thay vì Shutdown hoàn toàn khi không làm việc với nó nữa.

5. Khám sức khỏe cho ổ cứng: Công việc này rất đơn giản, từ cửa sổ My Computer, bạn kích chuột phải lên biểu tượng ổ cứng muốn kiểm tra, chọn Properties\Tools\Check now. Bạn cũng có thể dùng các phần mềm chuyên nghiệp khác để kiểm tra kỹ hơn. Nếu chương trình phát hiện ổ cứng có nhiều lỗi hay bad sector thì bạn hãy ngay lập tức sao lưu các dữ liệu quan trọng rồi mới tiến hành sửa chữa.

6. Phòng chống virus: Bạn có thể sử dụng các chương trình thuộc hàng VN chất lượng cao như Bkav 2006, D32 (dung lượng nhỏ, hỗ trợ tiếng Việt) hay hàng ngoại như Norton Antivirus 2006, Panda Titanium 2006, Symantec Antivirus…

7. Kiểm tra pin CMOS: Cục pin bé tí này còn được gọi là pin nuôi vì dùng năng lượng của mình để “nuôi” các thông tin thiết lập trong Bios đảm bảo cho hệ thống có thể khởi động được. Để kiểm tra tình trạng pin nuôi, bạn chỉ việc để ý đồng hồ hệ thống, nếu thấy nó bắt đầu chạy chậm thì pin nuôi cũng sắp “tiêu” và bạn nên nhanh chóng thay pin mới đi là vừa.

8. Cẩn thận khi mở thùng máy: Bất cứ khi nào bạn định mở thùng máy, hãy nhớ tắt nguồn và rút hẳn phích cắm điện ra khỏi ổ điện. Khi chạm vào các bộ phận bên trong thùng máy, bạn hãy để cơ thể mình trực tiếp nối đất hoặc thông qua một vật có khả năng dẫn điện nào đó hoặc đeo vòng khử tĩnh điện nhằm tránh làm hỏng các bo mạch do tương tác tĩnh điện.

9. Bảo trì chuột: Sau một thời gian sử dụng, chuột sẽ bị bám đầy bụi và cáu bẩn. Đối với chuột bi, bạn sẽ thấy sự di chuyển của nó không còn trơn tru như lúc mới mua mà bắt đầu “cà rịch cà tang” lúc đi lúc không, có khi nhảy lung tung. Để vệ sinh nó, bạn sử dụng một cái cạo nhỏ cạo cáu bẩn bám trên các thanh nhựa cuộn (phần tiếp xúc với bi), bánh xe cuộn, đồng thời dùng khăn lau chùi cả viên bi nữa. Đối với chuột quang, bạn chỉ việc cạo sạch bụi đất bám theo bánh xe cuộn là được.

10. Dọn dẹp Registry: Bạn thích vọc máy tính nên thường xuyên cài đặt, gỡ bỏ các chương trình thử nghiệm vào hệ thống. Sau một thời gian, bạn sẽ thấy hệ thống trở nên chậm chạp đến khó hiểu. Nguyên nhân chủ yếu là do thông tin của các ứng dụng đã gỡ bỏ vẫn còn tồn tại trong Registry và ngày càng nhiều thêm. Kết quả là Registry phình to ra với khá nhiều rác. Để quét sạch các thứ rác thải này, bạn nên dùng những phần mềm chuyên nghiệp như: Registry Mechanic, Tuneup Utilities 2006, CCleaner,...

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Khắc phục lỗi win8 không nhận USB

 Có đứa bạn mới mua con Sony Vaio mới cài Win8 nhưng có cái là không chịu nhận USB nên nhờ mình khắc phục, lên mạng tìm kiếm mà không có pro nào chỉ đúng nên tự mò cuối cũng cũng ra cách là do driver win8 lỗi chứ không phải thiếu gì hết.

Đầu tiên bạn phải gỡ bỏ các Device đang có sẵn trong máy như hình dưới:


Bắt đầu cắm USB vào và nhấn chuột phải chọn Scan for hardwave changes nếu thấy chỗ nào thiếu thì kích vào chọn Upload Driver Softwave... chọn phần tìm kiếm trong máy (phần đầu tiên) chọn next chờ đến Finish và xong. Cứ làm vậy với các phần khác đến khi nào hết thiếu Device thì thôi


Cách này thì hiệu quả và nhanh nhất nhưng có nhược điểm là máy phải có kết nối Internet vì đa số driver sẽ được download từ Internet nên nếu máy nào không có mạng thì phải dùng 3G hoặc ké wifi.

Thường là các dòng laptop khi cài win8 hay thiếu Device Bluetooth nếu không có cách bạn có thể download trên trang của hãng (nếu không có sản phẩn giống của bạn thì có thể chọn sản phẩm tương tự gần nhất)
Dòng Sony
Dòng Dell
Dòng Asus
Dòng Acer
Dòng HP - Dòng Compaq
Dòng Emachines
Dòng GATEWAY
Dòng SAMSUNG
Dòng TOSHIBA

Chúc các bạn thành công!

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Dùng Gmail điều khiển Laptop với phần mềm sRemote

Đã bao giờ bạn điều khiển máy tính của mình từ một địa điểm từ xa bằng câu lệnh chưa?, bạn có thể làm điều này bằng cách gửi một số lệnh được xác định trước thông qua tài khoản Gmail của bạn. Và sRemote sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình này. Đây là một ứng dụng dành cho Windows cho phép bạn điều khiển và thực hiện các hành động nhất định trên máy tính, chẳng hạn như tắt máy, khởi động lại, log off, chụp ảnh màn hình, …bằng cách gửi các lệnh khác nhau trong chủ đề email.



Nó làm được điều này bằng cách liên tục giám sát tài khoản Gmail xác định, các lệnh thực tế đang thực thi được gửi, và áp dụng các hành động trên máy tính, nơi chương trình này đang chạy. Ứng dụng có một chút khó khăn để cấu hình lúc đầu, nhưng một khi đã cấu hình xong các tùy chọn, nó trở nên khá dễ dàng cho bạn để theo dõi máy tính của mình từ một địa điểm từ xa.

Cách nhận biết cpu có mấy nhân ?

Nếu dùng trong laptop thì thường Core i7 là 4 nhân thôi, còn Core i3, i5 đều là loại 2 nhân (i5 cũng có 4 nhân nhưng rất hiếm) nhưng chúng dùng công nghệ siêu phân luồng (Turbo Boost) Còn nếu dùng trong desktop thì con Core i5 chỉ tối đa 4 nhân 4 luồng


Các kí hiệu:
M: Mobility - di động
U: Ultra -dòng siêu tích kiệm (có thể là Ultra-low power: tiết kiệm điện nên sẽ không có 4 nhân)
Thường 4 nhân có đuôi là QM và XM (đa số sử dụng trên i7)

chữ duo = dual .
duo core và core 2 duo có 775 chân,
duo core = 2 nhân xử lý 2 luồng
core 2 duo = 2 nhân xử lý 2 luồng : là thế hệ sau cải tiến hơn duo core chút
i3 = 2 nhân xử lý 4 luồng
i5 = 4 nhân xử lý 4 luồng
i7 = 4 nhân xử lý 8 luồng .

i3 i5 i7 cũng có nhiều loại :
+ 1155/ chân 1156 chân cần dùng main thích hợp
+ thế hệ trước thế hệ sau,đời sau thì đương nhiên ngon hơn đời trước
+ loại có chế/không chế xử lý đồ họa ngay trong con CPU .

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

Tự ráp bộ điều khiển máy tính từ xa

Ngày nay, máy tính là công cụ đắc lực và là công cụ không thể thiếu trong công tác văn phòng và nhiều lĩnh vực khác, trong số đó phải kể đến giải trí. Và hiện nay, số người dùng máy tính cho giải trí gia đình ngày càng cao. Nhưng một điều mà ai cũng nhận thấy là nó chưa thật sự “mềm dẻo” khi sử dụng (?). Bởi vì, muốn điều chỉnh máy thì không có cách nào khác là bạn phải đến gần nơi đặt máy và tác động vào bàn phím hoặc chuột, điều này cũng gây khó khăn cho những diễn giả trong những buỗi diễn thuyết bằng hình ảnh trên máy chiếu. May mắn thay, trong một lần “lang thang Internet”, tôi đã tìm hiểu được công nghệ điều khiển máy tính từ xa bằng Remote. Với công nghệ này, bạn hoàn toàn có thể tắt màn hình, tắt máy tính, chạy một chương trình để chơi các ứng dụng về Multimedia như xem đĩa VCD, nghe nhạc MP3…chỉ bằng một cái bấm trên cái Remote của Tivi, đầu Video…bất kỳ. Điều thú vị ở đây là: ai cũng có thể ráp được thiết bị điều khiển từ xa này, ngay cả trong trường hợp bạn không biết gì về điện tử!

1. Chuẩn bị:

Mắt nhận sóng hồng ngoại hiệu TL1380 (9.000đ), Giắc cái 9 chân (5.000đ), tụ điện 100nF (đọc là tụ 100 nanofa, thường có màu xanh lá cây và có số hiệu là 104K, 2.000đ), diod ổn áp 5.1V (nơi bán gọi là diod Zener 5.1 Vol, 500đ), điện trở 3.3KΩ (thân điện trở có 4 vạch màu: 2 vạch màu cam, 1 vạch màu đỏ, 1 vạch màu bạc, 100đ), dây tín hiệu loại 3 sợi (3 lõi, 2.000đ) dài 1m (hoặc cũng có thể dùng dây điện thông thường). Tổng cộng là: 18.600đ.
Vật dụng cần có: Mỏ hàn chì, chì hàn, tuốc-nơ-vít (nếu không có các vật dụng này, bạn có thể nhờ một dịch vụ sửa chữ điện tử nào đó hàn dùm).
Ngoài ra, bạn cần có 1 cái Remote cũ, hoặc sử dụng luôn cái Remote của tivi hay đầu video sẵn có (nếu không có thì bạn có thể tìm mua các Remote cũ chừng 3.000đ đến 5.000đ, mặc dù họ thách đến muời mấy ngàn).




2. Sơ đồ mạch điện và cách bố trí các linh kiện:


Trong đó:
IR detector: mắt nhận hồng ngoại, R1 : điện trở, D1: Diod ổn áp (diod Zener), C1: Tụ điện, RS232: Giắc cái 9 chân.
Cách phân biệt chân của các linh kiện trong sơ đồ: Điện trở và tụ điện thì không cần phân biệt chân; với diod Zener thì bạn cần phân biệt cực âm với cực dương: đầu có vạch màu đen là cực dương (ứng với đỉnh có gạch ngang của tam giác trên sơ đồ); các chân của giắc cái có đánh số thứ tự từ 1 đến 9 ở cả 2 mặt nên rất dễ xác định; mắt nhận hồng ngoại TL1380 có 3 chân: chân số 3 (OUT) là chân nằm cách xa 2 chân còn lại, chân số 2 (VCC) là chân ở giữa, và tất nhiên chân còn lại (GND) là chân số 1.
Bạn nối các linh kiện lại như sau: Nối các cặp chân 7 và 8, 5 và 9 của giắc cái lại với nhau; mắc cực dương của diod ổn áp vào chân 7, cực âm vào chân 9; mắc tụ điện song song với diod ổn áp; điện trở R mắc vào chân 6 và chân 7 của giắc cái; dùng dây tín hiệu 3 sợi nối chân số 1, số 2, số 3 của mắt nhận hồng ngoại theo thứ tự đến chân số 5, số 7, số 6 của giắc cái. Bạn nên lắp các linh kiện sát vào giắc cái để khi vặn nắp hộp của giắc cái lại thì chúng nằm gọn ở bên trong giắc cái, còn mắt nhận tín hiệu hồng ngoại thì đặt bên ngoài để nhận được tín hiệu từ Remote (Xem hình)

Sau khi lắp xong mạch điện, bạn quan sát phía sau thùng máy tính để xác định cổng COM1 và cắm giắc cái vào cổng COM1 này. Đến đây thì xem như công tác chuẩn bị của bạn đã xong.

3. Download phần mềm điều khiển và cài đặt

Nếu hai bước trên là kết nối các linh kiện điện tử lại với nhau (giống như khi chúng ta lắp các thiết bị phần cứng của máy tính lên bo mạch chủ vậy) thì bước thứ ba này là cài đặt phần mềm để sử dụng được thiết bị điều khiển từ xa này (cũng giống như chúng ta cài đặt hệ điều hành Windows). Tuy nhiên, nó không khó khăn và rắc rối như khi cài Windows mà ngược lại nó cực kì dễ nữa là khác. Thông thường, khi gắn thêm một thiết bị phần cứng thì bạn cần phải có driver nếu nó không phải là thiết bị Plug and play. Đối với thiết bị điều khiển này thì bạn chỉ cần chạy chương trình điều khiển của nó và thiết lập đúng thông số là nó hoạt động được ngay. Cụ thể bạn làm như sau:
-Trước tiên, bạn vào Website http://www.girder.nl/ rồi bấm vào mục Download nằm phía bên trái để mở trang web download phần mềm Girder (miễn phí), trang web này hiện đầy đủ các phiên bản mới cập nhật của phần mềm này, tuy nhiên, bạn nên download phiên bản mới nhất 3.2.9b và download ở dạng file Zip (1.35MB); mặc dù dung lượng file chương trình lớn như vậy nhưng bạn chỉ mất chừng 5 giây là download xong (bạn có thể gõ chính xác địa chỉ sau để download: http://www.girder.nl/downloadn.php?Link=502). Chỉ phần mềm Girder thôi thì chưa đủ để Windows nhận ra thiết bị điều khiển này, bạn phải download thêm Plugins Igor SFH56-device bằng cách bấm vào mục Plugins trong trang Download rồi bấm vào dòng Igor SFH56-device để download Plugins này (hoặc gõ chính xác địa chỉ: http://www.girder.nl/downloadn.php?Link=343 để download).
Sau khi download xong 2 file Girder.zip và IgorPlug-3.zip, bạn tạo thư mục GIRDER trên đĩa cứng và giải nén file Girder.zip vào thư mục này, rồi tiếp tục giải nén file IgorPlug-3.zip vào thư mục Plugins của thư mục Girder. Kích hoạt file Girder.exe để chạy chương trình, một biểu tượng chương trình được đặt vào khay hệ thống (System Tray-còn gọi là khay đồng hồ).


Trong cửa sổ chương trình Girder, bạn vào menu File>Settings, trong cửa sổ Settings chọn thẻ Plugins, đánh dấu chọn ở dòng Auto Enable Input device, lại đánh dấu chọn vào dòng Igor SFH-56 device trong số các Plugins hiện có (chỉ chọn 1 plugin này), sau đó, bấm vào nút Settings để mở cửa sổ Igor Config, trong cửa sổ này chọn COM1 trong ô Com port, DSR trong ô Input Signal, rồi bấm OK.

Trở lại cửa sổ làm việc của Girder: Chĩa Remote vào mắt nhận hồng ngoại và bấm các nút trên Remote để kiểm tra xem thiết bị đã hoạt động hay chưa. Nếu bạn thấy đèn màu xanh lá cây nằm phía dưới bên phải chớp tắt liên tục, và xuất hiện giá trị trong ô giữa phía dưới khi bấm các nút của Remote là xem như bạn đã ráp thành công.



Bạn có thể tải phần mềm Girder (1.535.066 byte) trong website e-CHIP (đă bao gồm Plugins).



4. Thiết lập chương trình điều khiển bằng Remote

Để điều khiển được một chương trình bằng Remote, bạn phải gán 1 nút bấm của Remote cho chương trình đó. Cách thực hiện như sau:
Vào menu Edit > Add Command (hoặc bấm Ctrl+A), khi đó, theo mặc định chương trình sẽ tạo ra nhóm lệnh New và lệnh New ở nửa bên trái cửa sổ chương trình. Lần lượt bấm chuột phải lên nhóm lệnh, hay lệnh rồi chọn Rename trong menu pop-up để đổi tên cho lệnh (hoặc bấm phím F2). Sau đó, bấm chuột lên lệnh này rồi chọn 1 lệnh trong số các lệnh của các thẻ Windows, OS, Command, Girder, Mouse, Keyboard, Plugins, rồi bấm nút Apply để gán lệnh. Tuỳ theo lệnh mà ngoài nút Apply thì còn có thêm các nút như Target, Volume, Browse, Capture để chỉnh thêm những thông số khác cho lệnh này. Sau khi gán lệnh thì chĩa Remote vào mắt nhận hồng ngoại và bấm cố định 1 nút nhiều lần để xem tín hiệu truyền vào đã chuẩn hay còn dao động, khi sóng hồng ngoại phát ra từ Remote đã chuẩn thì bạn bấm vào nút Learn Event để gán nút của Remote này cho lệnh đó.
Muốn tạo một lệnh mới cũng thuộc nhóm lệnh này, bạn bấm chuột trái lên lệnh này và chọn Add Command, rồi đổi New thành tên lệnh và gán lệnh cho nó. Còn để tạo thêm một nhóm lệnh mới thì khi bấm chuột phải bạn chọn Add Toplevel Group. Trong trường hợp bạn gán nhiều lệnh thì ứng với mỗi lệnh được gán bạn nên gõ tên của nút bấm Remote được gán vào ô Comments để dễ phân biệt và dễ nhớ.


Thí dụ:
-Tạo lệnh tắt màn hình (Monitor): Edit>Add Command, đổi New thành Tat man hinh, bấm chọn thẻ OS, chọn lệnh Monitor Off, bấm nút Apply, chĩa Remote vào mắt nhận rồi bấm nút số 1, kiểm tra tín hiệu và bấm vào nút Learn Event để gán lệnh tắt màn hình cho nút số 1 trên Remote. Bây giờ, bạn bấm vào nút số 1 trên Remote thì màn hình máy tính sẽ tắt.
-Gán nút giảm Volume của Remote thành nút tắt Volume trên máy tính: Add Command, chọn thẻ OS, chọn lệnh Volume Mute Toggle, bấm Apply, chĩa Remote vào mắt nhận rồi bấm vào nút giảm Volume trên Remote và bấm vào nút Learn Event.
-Gán nút tăng Volume của Remote thành nút tăng Volume trên máy tính: Add Command, chọn thẻ OS, chọn lệnh Volume Change, bấm Apply, chĩa Remote vào mắt nhận và bấm nút tăng Volume trên Remote đồng thời bấm chuột vào nút Learn Event, đánh dấu chọn vào dòng OSD, Register, nhập giá trị là 2000 vào ô Step Size, cuối cùng bấm nút Apply. Làm tương tự nhưng nhập giá trị -2000 (giá trị âm) để làm nút giảm Volume.
-Gán nút Power của Remote để Shutdown máy tính: Add Comand, chọn thẻ OS, chọn lệnh Poweroff, bấm Apply, bấm nút Power trên Remote và bấm chuột vào nút Learn Event.
-Gán nút tăng/giảm kênh truyền hình trên Remote hình thành nút cuộn lên, cuộn xuống của bất kỳ cửa sổ chương trình nào đang chạy trên Windows: Thực hiện tương tự như khi gán nút lệnh tăng/giảm Volume nhưng chọn lệnh Mouse WheelUp/Mouse WheelDown trong thẻ Mouse, nhập giá trị là 1 vào ô Step.
Với cách làm hoàn toàn tương tự, bạn có thể gán tất cả nút của Remote bằng các lệnh có trong chương trình Girder.
Sau khi gán lệnh cho mỗi nút của Remote, bạn nên vào File>Save để lưu lại sự thiết lập này. Để mỗi khi khởi động máy tính thì chương trình Girder tự động chạy và nó mở luôn file đã thiết lập thì bạn làm như sau: Vào menu Fle>Settings, trong cửa sổ Settings: đánh dấu chọn vào dòng Auto Load và dòng Launch Girder on windows startup, bấm vào nút Browse và chỉ đến file đã lưu thiết lập (dạng file: *.GML).


Còn rất nhiều lệnh điều khiển khác rất hay và cũng rất dễ sử dụng như: Di chuyển chuột lên, xuống, qua trái, qua phải, Double click, di chuyển cửa sổ, chuyển đổi qua lại giữa các chương trình đang chạy (giống như bấm tổ hợp phím Alt+Tab), đóng chương trình, chạy chương trình bảo vệ màn hình, các phím trên bàn phím, chơi một file nhạc dạng WAV...Để biết được chức năng của từng lệnh, bạn hãy chọn lệnh đó rồi vào menu Command chọn Test Command (hoặc bấm phím F5). Bạn hãy “vọc” hết chúng để biến máy tính của mình thành một công cụ giải trí dạng công nghệ không dây chuyên nghiệp.


Chúc các bạn thực hiện thành công!

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

5 lời khuyên khi chọn bộ nguồn cho máy tính

Bộ nguồn là thành phần bị coi nhẹ nhất trong 1 bộ máy tính.

Đa số người dùng sẽ mất nhiều thời gian cho việc chọn bộ xử lý mới, Card màn hinh và Motherboard , nhưng khi nói đến bộ nguồn thì hầu hết người mua thường chọn loại rẻ. Không nên như vậy. Bởi không quan tâm tới bộ nguồn, bạn sẽ trả nhiều tiền điện hơn và để cho các thiết bị trong tình trạng nguy hiểm.

Hiệu suất là tham số dùng để tính lượng năng lượng mà bộ nguồn cung cấp cho toàn bộ hoạt động của thiết bị và đơn vị của nó tính theo phần trăm . Tỉ lệ phần trăm này cho biết sự chênh lệch giữa lượng điện năng đầu ra và lượng điện năng đầu vào .Ví dụ, nếu bộ nguồn nào đó có hiệu suất là 80%, điều này có nghĩa là cần điện năng 200W ở đầu ra thì bộ nguồn này thực tế đã phải lấy 250W từ lưới điện (80% của 250W là 200W). Hiệu của 2 số lượng điện trên là 50W và nó hoàn toàn bị lãng phí- nhưng bạn vẫn phải trả nó.

Bộ nguồn với hiệu suất cao hơn sẽ có lượng điện năng hao hụt ít hơn . Nếu chúng ta thay thế bộ nguồn trên bằng cái khác với hiệu suât là 90%, chúng ta sẽ chỉ lấy 220W từ lưới điện và tiết kiệm 28W nếu so sánh với 1 cái với hiệu suất 80% . Cách này , bộ nguồn với hiệu suất cao sẽ giảm đáng kể số tiền điện mà bạn phải trả mỗi khi nhận hóa đơn tiền điện. Cách này, bạn nên chọn một bộ nguồn với hiệu suất cao nhất mà khả năng tài chính của bạn có thể cho phép.

Chúng tôi muốn 5 điều cơ bản cho 1 bộ nguồn:

1 Thứ nhất, đó là thiết bị “trung thực” nghĩa là những thông số kĩ thuật đưa ra khớp với thực tế khi hoạt động. Những thông số này được ghi rõ ràng trên vỏ hộp hoặc cũng như trong sách hướng dẫn nhưng thực tế nhiều người lại không xem kĩ . Những bộ nguồn được sản xuất cho thị trường Mỹ luôn luôn phải ghi chính xác nếu không muốn dính tới những vụ kiện cáo .

2 Thứ hai, chọn loại có hiệu suất cao nhất mà bạn có thể, như đã giải thích trên.

3 Điều thứ ba chúng tôi muốn là những đầu ra của bộ nguồn phải cung cấp giá trị cho phép ,mọi lúc. Ví dụ nếu bạn có bộ nguồn đáng lẽ cấp đầu ra 12V thì lại đưa ra 13V , điều này sẽ dẫn tới quá tải cho các thành phần trong máy và có thể dẫn tới máy tính bị treo và thậm chí bị cháy các bộ phận.

4 Chúng tôi cũng đề cập tới các đầu của bộ nguồn là “sạch” đến mức có thể, không có nhiễu điện hoặc bị biến động .

5 Cuối cùng bộ nguồn có được sự bảo vệ, nó sẽ tự tắt nếu có lỗi xảy ra, giảm thiểu rủi ro của việc các bộ phận của máy tính có thể bị cháy.

Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Nghiên cứu cách đếm số mới

Hóa ra hệ thống số nhị phân "chuyên dụng" của dân tin học về cơ bản khá là dễ hiểu đấy . Hơn thế nữa nó lại còn tạo ra cho chúng mình một cách đếm rất độc đáo và thú vị nữa

Hệ nhị phân được nhà toán học cổ người Ấn Độ Pingala phác thảo từ thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên.

Hệ nhị phân (hay hệ đếm cơ số 2) là một hệ đếm dùng hai ký tự để biểu đạt một giá trị số, bằng tổng số các lũy thừa của 2. Hai ký tự đó thường là 0 và 1.

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

Những điều không bao giờ nên làm với laptop

Máy tính xách tay (laptop) đã trở thành một trong những công cụ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Mặc dù sự xuất hiện của các thiết bị có tính di động cao hơn như tablet hay smartphone, laptop vẫn là thứ không thể thiếu cho công việc. Quan trọng là thế nhưng không phải ai cũng biết sử dụng chúng đúng cách hay bảo vệ chúng hiệu quả. Việc sử dụng không hợp lý dẫn tới nhiều nguy cơ khác nhau như làm giảm tuổi thọ máy, làm hỏng linh kiện, thậm chí ảnh hưởng tới sức khỏe...Dưới đây là một số điều mà bạn không nên làm với chiếc laptop thân yêu của mình.

Đặt laptop trên người




Có thể nói đây là thói quen của rất nhiều người dùng laptop hiện nay. Đặc biệt là trong mùa lạnh thì việc trùm chăn, đặt laptop lên người để "vi vu chém gió" là một việc làm khá phổ biến. Tuy nhiên, có rất nhiều lý do để bạn nên từ bỏ thói quen này. Thứ nhất, khi đặt laptop trên người, vô tình bạn đã làm giảm đi phần diện tích thoát nhiệt của máy khiến laptop nhanh bị nóng hơn. Kết quả của việc laptop bị nóng chắc ai cũng đã biết. Không chỉ gây cảm giác khó chịu khi sử dụng mà nó sẽ tuổi thọ các linh kiện bên trong cũng ngắn lại. Bên cạnh đó, theo 1 nghiên cứu trước đây, việc dùng laptop kết nối WiFi và đặt lên người sẽ khiến chất lượng "tinh binh" của các quý ông giảm rất nhiều. Các nhà khoa học đã thử nghiệm lấy 1 giọt tinh trùng của 1 nam giới khỏe mạnh khi anh ta đang lướt web bằng 1 chiếc laptop kê trên người. Kết quả là sau 4 tiếng, tinh trùng đã bị nấu chín.


Để đồ uống bên cạnh laptop

Cảm giác nhâm nhi 1 cốc cafe khi đang làm việc bên cạnh chiếc laptop quả thực là rất thú vị. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế thói quen này bởi rất có thể cốc cafe của bạn sẽ bị đổ tràn ra máy, đặc biệt là trong nhà bạn có con trẻ hoặc nuôi các động vật như mèo thì nguy cơ này là khá cao. Trừ khi laptop của bạn được trang bị bàn phím chống tràn nước, nếu không hậu quả của việc này sẽ khá nghiêm trọng. Nước tràn vào bên trong máy sẽ dẫn tới nguy cơ hỏng các mạch điện. Điều này không chỉ làm gián đoạn công việc của bạn mà nguy cơ toàn bộ chiếc laptop "đi tong" cũng là hoàn toàn có thể. Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng đồ ăn gần cạnh chiếc máy, bởi các mẩu vụn có thể sẽ tìm đường chui vào bên trong gây hiện tượng kẹt phím, khó bấm.


Để cả đĩa CD/DVD trong ổ quang khi di chuyển


Laptop dù sao vẫn là một thiết bị di động, do đó, việc phải mang vác chúng đi cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu MTXT của bạn vẫn còn dùng ổ quang thì tốt nhất bạn nên lấy đĩa ra ngoài trước khi xách máy đi đâu đó. Điều này cũng dễ hiểu bởi trong quá trình mang vác, các tác động lực có thể khiến cho đĩa có thể bị kẹt bên trong ổ và bạn sẽ khó có thể lấy đĩa ra theo như cách thông thường.


Để laptop trong môi trường nhiều bụi bẩn


Nếu để laptop ở những nơi có nhiều bụi thì có nghĩa là bạn đang tạo điều kiện cho quạt tản nhiệt của máy hút chúng vào. Bụi bẩn sẽ ở luôn trong quạt làm hệ thống tản nhiệt không thể hoạt động tốt và hậu quả là máy tính sẽ nhanh chóng nóng lên, làm giảm tuổi thọ các linh kiện bên trong như đã nói.


Lau chùi màn hình không đúng cách




Việc vệ sinh, lau chùi màn hình sau 1 thời gian dài sử dụng là một điều cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết vệ sinh bộ phận này đúng cách. Những sai lầm thường gặp khi lau màn hình bao gồm:


- Sử dụng nước lau chùi cửa kính bán trên thị trường, xà phòng... để lau chùi. Điều này sẽ làm hại màn hình bởi các hóa chất trong các chất tẩy rửa này sẽ gây phản ứng hóa học với màn hình, đặc biệt là những chất như ammonia, acetone, toluene hay cồn.


- Dùng khăn cứng, giấy báo... đề lau chùi. Đây là những vật liệu rất dễ gây trầy xước màn hình laptop.


- Tiến hành phun dung dịch lau chùi thẳng vào màn hình: khi phun như vậy, dung dịch có thể bám vào các linh kiện điện tử, chỉ cần có điện vào lập tức hiện tượng cháy linh kiện sẽ xảy ra dẫn tới nguy cơ hỏng toàn bộ chiếc máy của bạn.

Lời khuyên đưa ra là bạn nên mua 1 bộ vệ sinh laptop chuyên dụng (với giá bán khá rẻ) và làm theo các hướng dẫn mà người bán cung cấp như phun dung dịch lên khăn vải mềm sau đó mới tiến hành lau chùi, hay lau màn hình theo 1 chiều dọc hoặc ngang nhất định chứ không lau theo hình các vòng tròn bởi như thế bạn vô tình làm màn hình cọ xát với bụi bẩn nhiều hơn, dễ gây xước...


Để đồ vật nặng lên trên laptop


Không cần giải thích thì bạn cũng có thể thấy chiếc màn hình laptop "mỏng manh" như thế nào. Màn hình LCD của laptop thường chỉ có 1 lớp vỏ mỏng vài mm bảo vệ, bởi thế, đặt các vật nặng lên trên sẽ khiến nguy cơ hỏng màn hình rất cao trong khi bạn nên nhớ rằng chi phí để sửa màn hình là rất đắt.


Tự sửa laptop
Nếu không có kinh nghiệm, bạn không nên tự mày mò sửa chữa laptop bởi bên trong MTXT có rất nhiều linh kiện nhỏ nên rất dễ bị vỡ hay hư hỏng, hoặc đơn giản là bạn tháo ra sau đó lắp nhầm vị trí các linh kiện khiến cho việc sửa chữa trở thành "chữa lợn mù thành lợn què". Hãy đem laptop đến các cửa hàng sửa chữa có uy tín hoặc mang ra trung tâm bảo hành chính hãng nếu máy vẫn đang trong thời gian được bảo hành.

Kết

Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tránh hết các điều "không nên", tuy nhiên, hãy cố gắng tránh được càng nhiều nguy cơ xấu càng tốt. Laptop không chỉ là công cụ làm việc mà đôi khi còn là một "người bạn" với chúng ta. Bởi thế, bảo vệ nó là một việc nên làm.

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

Bên trong nhà máy sản xuất PC giá 25 USD

Khi quỹ Raspberry Pi ra mắt chiếc PC nhỏ gọn có giá chỉ 25 USD vào hồi đầu năm, nó nhận được rất nhiều sự chú ý từ cộng đồng, từ lập trình viên cho tới người dùng cuối. Raspberry Pi là một chiếc bo mạch chủ nổi bật nhờ có giá bán cực rẻ, chỉ 25 USD đến 35 USD có thể hoạt động như 1 chiếc PC bao gồm vi xử lý tốc độ 700 MHz, RAM 128 MB hoặc 256 MB, hỗ trợ thẻ SD, hỗ trợ cổng HDMI và RCA. Kể từ thời điểm xuất xưởng, 700.000 chiếc bo mạch chủ Raspberry Pi đã được bán ra.


Raspberry Pi được sản xuất để khuyến khích thế hệ lập trình viên trẻ. Pi cũng đã lôi cuốn được vô số các nhà nghiên cứu dùng bo mạch này trong các lĩnh vực tự động hóa gia dụng đến kỹ thuật chế tạo robot. Dưới đây là những hình ảnh về quy trình sản xuất chiếc PC siêu rẻ này tại nhà máy Sony ở Pencoed, xứ Wales, nước Anh.



Hình ảnh bên trong nhà máy sản xuất các bo mạch chủ Raspberry Pi, nhà máy Sony ở Pencoed, xứ Wales. Nhà máy này bắt đầu sản xuất Pi từ tháng 8 năm nay và hiện đạt công xuất 3000 đơn vị sản phẩm mỗi ngày. Từ đầu tháng 1 năm sau, công suất sẽ được đẩy lên 4000 chiếc mỗi ngày. Nhà máy có tất cả 17 công nhân. Mỗi bo mạch chủ tốn 7,5 giây cho việc lắp ráp.



Quá trình sản xuất bắt đầu bằng việc nạp 1 panel với 6 bảng mạch in (printed circuit board) vào dây chuyền để gắn linh kiện lên bo mạch chủ. Giai đoạn đầu tiên trong quá trình sản xuất là phủ lên bo mạch chủ 1 lớp hàn chì giúp gắn các linh kiện điện tử như đi-ốt, điện trở và tụ điện lên bo mạch. Lớp này được ép qua các lỗ trong một khuôn tô stencil bằng thép không gỉ, để đọng lại thành giọt chì hàn nhỏ vài micromét trên bo mạch ở những nơi cần gắn linh kiện.



Một hệ thống kiểm tra quang học kiểm tra vị trí của từng giọt hàn trên board mạch chính xác đến từng micromet.


Sau quá trình phủ này, các linh kiện điện tử sẽ được lắp vào bo mạch bằng các máy gắn linh kiện tự động. Các máy này có thể đạt công suất gắn 25.000 linh kiện/giờ. Mỗi board mạch Pi có 173 linh kiện được gắn. Thông thường phải mất 150 giây để hoàn thành gắn linh kiện lên 6 board mạch trong panel. Có 3 máy gắn linh kiện tự động kiểu này được dùng để sản xuất Pi, trong đó 1 chiếc dùng để gắn linh kiện cho các board mạch bên dưới, 2 máy để gắn linh kiện cho board mạch bên trên.



Mỗi loại linh kiện điện tử được đặt trong một túi trên một cuộn băng. Cuộn băng này được đưa vào máy và linh kiện được hút ra bằng một vòi chân không trên đầu cắm trước khi được gắn lên bo mạch. Một hệ thống kiểm tra quang học kiểm lại cách bố trí và vị trí của mỗi linh kiện, sắp xếp chính xác cho đúng với điểm hàn.


Đến công đoạn gắn linh kiện lên board mạch bên trên sẽ có thêm 1 công đoạn nữa phát sinh. Đó chính là việc gắn vi xử lý Broadcom BCM2835 và chip nhớ hệ thống cho Pi. Chip nhớ này được nhúng vào lớp hàn chì trước khi được gắn lên trên chip Broadcom theo kiểu xếp chồng lên nhau.


Hình ảnh chiếc lò lớn nơi các thành phần sau khi được lắp vào board mạch được hàn dính vào vị trí của chúng. Nhiệt độ bên trong chiếc lò này đạt 237 độ C giúp lớp hàn chì tan chảy để hàn dính các thành phần lên board. Từng panel sau đó sẽ được làm nguội từ từ. Quá trình này cần được kiểm soát 1 cách chặt chẽ. Nếu nhiệt độ quá lạnh thì một số chỗ nối sẽ không hình thành còn nếu quá nóng thì một số thành phần sẽ bị cháy.




Các thành phần có kích thước lớn hơn như cổng USB được gắn vào board mạch theo cách thủ công. Có 5 linh kiện được gắn vào Raspberry Pi theo cách này.


Trong máy này, một lớp hàn nhúng được phủ lên phía dưới của bo mạch để giúp gắn chặt các linh kiện được gắn bằng tay. Các bo mạch sau đó được đặt trong một mâm chống hàn và nhiệt, giúp ngăn các linh kiện được cắm trên bề mặt nhỏ hơn không bị rã hàn hay bị lớp hàn nhúng làm trôi đi.


Công nhân đang xem lại các khớp hàn và hàn lại những khớp chưa chắc.



Trong suốt quy trình chế tạo và lắp ráp, có nhiều đợt kiểm tra bằng máy và bằng tay để phát hiện sai sót. Điều này giúp cho các sản phẩm của nhà máy Sony hầu như rất hoàn chỉnh và ít bị hoàn trả. Trong số 150.000 bo mạch mà nhà máy đã sản xuất, chỉ có 6 bo bị trả vì lỗi và chỉ có 2 trong số này là thực sự bị lỗi.



Khi bo mạch đã hoàn tất, chúng được tách khỏi bảng và được kiểm tra lần cuối. Mỗi bo mạch được cấp nguồn và đặt trong một thiết bị thí nghiệm để xem có vận hành như mong muốn hay không. Khi còn ở trong thiết bị thí nghiệm, một địa chỉ MAC, số sêri và số kiểm tra được tải xuống bo mạch.


Cuối cùng, bo mạch được đóng gói, đặt trong hộp acrylic trong và đóng kiện vào thùng để sẵn sàng gửi đến hãng phân phối hàng điện tử. Bên cạnh đó, mỗi ngày cũng có đến 300 bo mạch được gửi đến bộ phận kiểm tra chất lượng. Ở đó, chúng sẽ qua một đợt thử nghiệm tương tự cách người tiêu dùng sẽ dùng bo mạch như thế nào.


Tham khảo: Techrepublic, Sohoa

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

Điểm danh 10 tai nghe đáng mua nhất năm 2012 cho game thủ (Phần I)

1. Astrogaming A50




Để đánh giá được A50 phải thực sự cảm nhận được hết vẻ đẹp bên trong của nó, nhưng rõ ràng loại tai nghe này có giá được xếp vào dạng “khủng”, khoảng 6,3 triệu ($303). A50 là loại tai nghe không dây, nặng khoảng 0,8 kg nhưng may mắn là người dùng sẽ không cảm thấy sức nặng nhờ sự phân bổ trọng lượng một cách thông minh của nhà sản xuất. Ngoài ra, miếng đệm của tai có thể trượt lên trượt xuống trên thanh điều chỉnh, khác với các loại tai nghe thông thường.

A50 có khả năng điều khiển in-game chat một cách thông minh bằng việc ấn vào bao vây bên ngoài, đây là một đặc điểm mới rất sáng tạo. Vây tai bên kia có bộ Equalizer mini (điều chỉnh các tần số thành phần thuộc một đoạn âm thanh) với 3 chế độ khác nhau: phim, FPS và MMO. Ngoài ra, mic một chiều có nút câm có thể mở bằng cách đẩy nhẹ lên trên.

Về kết nối, MixAmp không dây hoạt động ở tần số 5,8 Hz sẽ đóng vai trò truyền âm thanh vòm (surround sound) kỹ thuật số từ máy tính đến A50.

2. Creative SB Recon 3D Omega




Creative được đánh giá reg rating 85%, có chất lượng âm thanh tuyệt vời với “diện mạo” bên ngoài cầu kì mặc dù ánh sáng màu xanh và headband thép chỉ với mục đích trang trí. Các loại tai nghe của Creative đều có âm thanh đặc biệt, bass sâu sắc và dù là loại giá cao hay giá thấp thì cũng không làm lu mờ lẫn nhau. SB Recon có âm thanh vòm ảo 7,1 ấn tượng và công nghệ không dây không nén 2,4 GHz. Tuy nhiên, mic có thể tháo dời là điều đáng xấu hổ đối với hãng Creative, dường như chiếc mic này quá nhạy cảm khi “xài” Skype và Ventrilo.

Creative có SD Recon 3D màu đen với giá khoảng 4,8 triệu ($230.3), card sound USB bên ngoài (có thể sử dụng với tất cả tai nghe máy tính có dây), được hỗ trợ bởi bộ vi xử lý âm thanh cách mạng Core 3D quad-core. Ngoài ra, với bất cứ nền tảng chơi game nào được chọn, SoundBlaster sẽ đáp ứng được tất cả.

3. Logitech F540




Mặc dù Logitech đời G930 giá 3,3 triệu ($156, 360 không có bề ngoài “hào nhoáng” như Creative nhưng chất lượng âm thanh thực sự rất tuyệt. Còn với tai nghe F540 không dây, việc chuyển đổi từ máy tính sang máy PS3 ở tần số 2.4GHz cực kỳ mạnh mẽ.

F540 có một số chức năng rất tiện dụng như khi gần hết pin bạn sẽ nghe thấy tiếng bíp cảnh báo, hai điều khiển âm lượng độc lập cho âm thanh thoại và âm thanh trong game cùng với nút tắt tiếng sẽ phát sáng đỏ khi hoạt động. F540 có âm thanh cực kỳ sắc nét, âm bass không mập mờ. F540 mang lại giá trị bền vững, thực sự đáng với số tiền bỏ ra.

4. Plantronics GameCom 780




Plantronics được đánh giá reg rating 75%, là loại tai nghe kết nối với máy tính qua dây cáp USB dài 2m. Game thủ có "túi tiền" tầm $50 thì xài GameCom 780 cũng tạm ổn. Nhưng khi “soi” kĩ hơn, mọi thứ từ mic cho đến dial điều chỉnh âm lượng khá rít so với các loại tai nghe khác như A50 chẳng hạn. Miếng đệm tai nghe mặc dù khi đeo rất thoải mái nhưng có điểm bất lợi là hút rất nhiều bụi và tóc.

Tuy nhiên có một số đặc điểm kéo lại, Plantronics loại bỏ tiếng ồn cho mic khá tốt và cung cấp âm thanh vòm kĩ thuật số 7,1 đáng ngạc nhiên so với mức giá “bét” nhất này, giá khoảng 1 triệu ($48,5).

5. Razer Tiamat 7.1




Razer Timat 7.1 là mẫu tai nghe đầu tiên trên thế giới trang bị hệ thống loa vòm 7.1 thực thụ, thay vì hệ thống giả như Razer Megalodon đời trước. Razer sử dụng 10 loa con riêng biệt, 5 chiếc ở mỗi bên tai cho phép tạo ra âm thanh vòm 7 kênh trung thực, sống động và có thể chuyển đổi qua lại giữa âm thanh stereo và 7.1. Chất lượng âm thanh không được như Astrogaming A50 nhưng chắc chắn một điều là bass Razer rất sâu.

Ngoài khả năng trình diễn âm thanh vòm 7.1, Razer còn có khả năng lọc nhiễu và khử tiếng ồn cao. Razer Timat có giá khoảng 4 triệu ($194).

Tham khảo: Reghardware

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Mạch lọc nhiễu, chỉnh lưu ở nguồn ATX


Tác dụng linh kiện :

F1 : Cầu chì bảo vệ quá dòng, khi có hiện tượng chạm chập trong bộ nguồn làm cho dòng qua F1 tăng, dây chì của nó sẽ chảy, ngắt nguồn cấp để bảo vệ các linh kiện không bị hư hỏng thêm.
TH1 : Cầu chì bảo vệ quá áp, có cấu tạo là 1 cặp tiếp giáp bán dẫn, điện áp tối đa trên nó khoảng 230V-270V (tùy loại nguồn). Khi điện áp vào cao quá hoặc sét đánh dẫn đến điện áp đặt trên TH1 tăng cao, tiếp giáp này sẽ đứt để ngắt điện áp cấp cho bộ nguồn.
CX1, CX2 : Tụ lọc đầu vào, làm chập mạch các xung nhiễu công nghiệp tần số lớn.
LF1 : Cuộn cảm, ngăn chặn xung nhiễu tần số lớn không cho lọt vào nguồn.
RV/C3/C3 : Mạch lọc kiểu RC tạo đường thoát cho xung cao tần.
D1-D4 : Mạch nắn cầu, biến đổi điện áp xoay chiều của nguồn cung cấp thành điện áp một chiều.
C5/C6 : Tụ lọc nguồn, san bằng điện áp sau mạch nắn.
R1/R2 : Điện trở cân bằng điện áp trên 2 tụ.
SW1 : Công tắc thay đổi điện áp vào. 220 – ngắt, 110V – đóng
Dòng xoay chiều đi qua cầu chì, các xung nhiễu bị loại bớt bởi CX1/LF1 tới RV. Mạch lọc bao gồm RV/C3/C4 sẽ tiếp tục loại bỏ những can nhiễu công nghiệp còn sót lại. Nói cách khác thì dòng xoay chiều đến cầu nắn đã sạch hơn.

Vì dòng xoay chiều là liên tục thay đổi nên điện áp vào cầu nắn sẽ thay đổi. Ví dụ bán kỳ 1 A(+)/B(-), bán kỳ 2 A(-)/B(+) …
Nếu điện áp vào là 220V (SW1 ngắt).
Khi A(+)/B(-) thì diode D2/D4 được phân cực thuận, dòng điện đi từ điểm A qua D2, nạp cho cặp tụ C5/C6, qua tải xuống mass, qua D4 trở về điểm B, kín mạch.
Khi A(-)/B(+) thì thì diode D1/D3 được phân cực thuận, dòng điện đi từ điểm B qua D3, nạp cho cặp tụ C5/C6, qua tải xuống mass, qua D1 trở về điểm A, kín mạch.
Như vậy, với cả 2 bán kỳ của dòng xoay chiều đều tạo ra dòng điện qua tải có chiều từ trên xuống. Điện áp đặt lên cặp tụ sẽ có chiều dương (+) ở điểm C, âm (-) ở điểm D (mass). Giá trị điện áp trên C5/C6 là :
- (220V-2×0.7) x sqrt2= 309,14V (nếu dùng diode silic, sụt áp trên mỗi diode ~0.7V)
- (220V-2×0.3) x sqrt2= 310,27V (nếu dùng diode gecmani, sụt áp trên mỗi diode ~0.3V)
Nếu điện áp vào là 110V (SW1 đóng)
Khi A(+)/B(-) thì D2 được phân cực thuận, dòng điện đi từ điểm A qua D2, nạp cho C5, về B kín mạch. Giá trị điện áp trên C5 là : 110V-x0.7)x sqrt2= 154,57V (do chỉ sụt áp trên 1 diode)
Khi A(-)/B(+) thì D1 được phân cực thuận, dòng điện đi từ điểm B nạp cho C6, qua D1 về A kín mạch. Giá trị điện áp trên C6 là : (110V-x0.7)x sqrt2= 154,57V (do chỉ sụt áp trên 1 diode).
Tổng điện áp trên C5/C6 sẽ là : 154,57 x 2 = 309,14V
Đây chính là nguồn 1 chiều sơ cấp cung cấp cho toàn mạch nguồn, các bạn thợ quen gọi điện áp trên điểm A là điện áp 300V, dĩ nhiên gọi vậy là chưa chính xác về mặt giá trị.

Các hư hỏng trong mạch :

Hiện tượng 1 : Đứt cầu chì
- Do quá áp, sét đánh. Thay đúng chủng loại.
Hiện tượng 2 : Đứt cầu chì, thay vào lại đứt.
- Do chập 1, 2, 3 hoặc cả 4 diode nắn cầu. Khi đó đo điện trở thuận/ngược của chúng đều ~0Ω. Thay.
- Do chập 1 trong các tụ lọc. Đo sẽ thấy trở kháng của chúng bằng 0Ω, thay. Tuy nhiên, nguyên nhân này cực kỳ ít xảy ra (xác suất 1%).
Lưu ý : 1 số nguồn còn có ống phóng lôi (hình dạng như tụ gốm) bảo vệ quá áp mắc song song sau cầu chì F1, khi sét đánh hoặc điện áp cao thì nó sẽ chập làm tăng dòng và gây đứt cầu chì F1. Nếu nguồn sử dụng kiểu bảo vệ này thì ta phải đo kiểm tra, trở kháng bằng 0 thì thay.
Hiện tượng 3 : Điện áp điểm A thấp, từ 220V-250V.
- Do 1 hoặc cả 2 tụ lọc bị khô. Thay.
Khi tụ khô thường sẽ kèm theo hiện tượng máy không khởi động hoặc khởi động nhưng reser, treo do nguồn vào lúc đó được lọc ko kỹ, còn xoay chiều dẫn đến nguồn ra bị gợn.

Nguồn: http://lqv77.com

Tổng quan về nguồn xung và nguồn ATX

1. NGUYÊN LÝ NGUỒN XUNG
1.1. Khái niệm :
- Mạch nguồn xung (còn gọi là nguồn ngắt/mở – switching) là mạch nghịch lưu thực hiện việc chuyển đổi năng lượng điện một chiều thành năng lượng điện xoay chiều.
1.2. Các sơ đồ nghịch lưu :
Có 2 dạng nghịch lưu cơ bản : nối tiếp và song song.
1.2.1. Sơ đồ nghịch lưu nối tiếp

Ưu điểm : Đơn giản, dễ tính toán thiết kế, dễ lắp ráp.
Nhược điểm : Cho phép dung sai linh kiện rất thấp. Không cách ly được mass sơ cấp và thứ cấp nên gây giật cho người sử dụng, gây nguy hiểm cho các linh kiện nhạy cảm. Chính vì vậy nguồn kiểu này hiện nay rất ít được sử dụng.
Một trong những thiết bị điện tử dân dụng có nhiều ở Việt nam sử dụng nguồn nghịch lưu nối tiếp là máy thu hình Samsung CW3312, Deawoo 1418.

1.2.2. Sơ đồ nghịch lưu song song :

Ưu điểm : Dễ thay đổi điện áp ra, cho phép dung sai linh kiện lớn. Mass sơ cấp và thứ cấp được cách ly tốt, an toàn cho người sử dụng và tải.

Nhược điểm : Mạch phức tạp, khó sửa chữa

Do khả năng cách ly tốt nên mạch nghịch lưu song song được dùng trong tất cả cả các bộ nguồn máy tính, từ AT đến ATX. Loạt bài này sẽ tập trung phân tích mạch nghịch lưu song song trong nguồn ATX.

2. NGUỒN MÁY TÍNH (ATX)

2.1. Chức năng :

Biến đổi nguồn xoay chiều dân dụng (ở Việt Nam là 220v/50Hz, Nhật Bản là 110V/60Hz …) thành các điện áp một chiều cung cấp cho PC.
Các mức nguồn một chiều ra bao gồm :

+5V, +12V, +3.3V, -5V, -12V, +5V STB (standby – cấp trước, chờ), +4.5-5V PS-ON (Power Switch On – công tắc mở/bật nguồn), +5V PG (Power Good – Nguồn tốt, tín hiệu đồng bộ cho tất cả các mạch điện trong PC cùng khởi động).

2.2. Sơ đồ khối nguồn ATX


2.3. Chức năng các khối :

(1) Bảo vệ nguồn và tải khi bị sét đánh, khi điện áp vào tăng đột ngột.
Lọc, loại bỏ hoặc giảm thiểu các xung nhiễu công nghiệp thông qua nguồn AC đi vào mạch nguồn ATX, nếu những nhiễu này không được loại bỏ có thể gây cháy nổ mạch nguồn, tải, giảm độ ổn định khi tải làm việc.
(2) Ngắt mở theo xung kích thích, nhằm tạo ra dòng điện không liên tục trên biến áp chính để lợi dụng hiện tượng cảm ứng điện từ tạo ra điện áp cảm ứng trên thứ cấp.
(3) Là tải của công suất chính, tạo điện áp ra thứ cấp, đồng thời cách ly giữa 2 khối sơ/thứ cấp để loại bỏ mass (điện áp cao) của sơ cấp bảo vệ tải và người sử dụng.
(4) Là một mạch nghịch lưu công suất nhỏ, có thể dùng dao động riêng hoặc blocking
(5) Là tải của công suất cấp trước, nhằm tạo ra điện áp cấp trước gồm 2 mức : 5V, 12-16V cung cấp cho dao động, PS-ON, STB và khuyếch đại kích thích.
(6) Nắn, lọc, ổn áp đưa ra các điện áp một chiều standby.
(7) Là một mạch dao động RC nhằm tạo ra xung vuông có tần số cố định (các nguồn đời cũ có tần số 13KHz, nguồn đời mới là 19KHz). Xung này được gửi tới điều khiển công suất chính đóng/mở. Xung ra từ dao động có độ rộng xung (tx) biến đổi theo điện áp ra, nếu điện áp ra cao hơn thiết kế thì độ rộng xung giảm xuống. Ngược lại, nếu điện áp ra giảm thấp hơn thiết kế thì độ rộng xung tăng lên. Vì vậy IC thực hiện dao động có tên là PWM (Pulse Wide Modulation – điều khiển độ rộng xung)
(8) Khuyếch đại tăng cường biên độ xung điều khiển. Đầu vào của mạch chính là xung vuông ra từ mạch dao động.
(9) Là tải của mạch khuyếch đại dao động kích thích với mục đích ghép xung kích thích sang công suất chính, đồng thời không làm mất đi sự cách ly giữa phần sơ cấp, thứ cấp.
(10) Bao gồm các mạch nắn, lọc, ổn áp. Đầu vào là điện áp xoay chiều lấy ra từ biến áp công suất chính, đầu ra là các mức áp một chiều ỏn định đưa đến jack ATX.
(11) Mạch hồi tiếp ổn định điện áp hoặc ngắt dao động khi điện áp ra quá lớn, ngắt dao động khi có chập tải để bảo vệ mạch nguồn cũng như bảo vệ tải (tránh hư hỏng thêm)
(12) Mạch khuyếch đại thuật toán, sẽ hoạt động sau khi máy được bật, tạo ra điện áp PG, thời điểm xuất hiện PG sẽ trễ hơn các điện áp chính khoảng 0.2-0.5 giây, nhằm chờ cho các điện áp ra đã ổn định. PG đưa vào main và kích thích tất cả các mạch trên main bắt đầu hoạt động ở cùng 1 thời điểm (đồng bộ thời điểm gốc)

Nguồn: lqv77.com

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

Cách đọc thông số và lựa chọn khi mua Ram cho máy PC

Ví dụ: KINGMAX 1GB DDR2 667
Diễn giải:
Kingmax: hãng sản xuất ra thanh ram trên.
1GB: dung lượng
DDR2: chủng loại Ram
667: tốc độ bus



Khi tìm mua bộ nhớ cho máy tính, có một số yếu tố bạn sẽ phải cân nhắc và quyết định để chọn đúng RAM. Tuy nhiên có 2 vấn đề thường được xem là quan trọng nhất, đó là giá cả và chất lượng RAM.

Khi lựa chọn RAM cần chú ý các thông số phải tương thích mainboard và CPU.
Đầu tiên là chủng loại RAM.
Nên chú ý xem main board của bạn hỗ trợ loại RAM nào.

Các loại DRAM

SDRAM
(Viết tắt từ Synchronous Dynamic RAM) được gọi là DRAM đồng bộ. SDRAM gồm 3 phân loại: SDR, DDR, và DDR2.
o SDR SDRAM (Single Data Rate SDRAM), thường được giới chuyên môn gọi tắt là "SDR". Có 168 chân. Được dùng trong các máy vi tính cũ, bus speed chạy cùng vận tốc với clock speed của memory chip, nay đã lỗi thời.
DDR SDRAM (Double Data Rate SDRAM), thường được giới chuyên môn gọi tắt là "DDR". Có 184 chân. DDR SDRAM là cải tiến của bộ nhớ SDR với tốc độ truyền tải gấp đôi SDR nhờ vào việc truyền tải hai lần trong một chu kỳ bộ nhớ. Đã được thay thế bởi DDR2.
DDR2 SDRAM (Double Data Rate 2 SDRAM), Thường được giới chuyên môn gọi tắt là "DDR2". Là thế hệ thứ hai của DDR với 240 chân, lợi thế lớn nhất của nó so với DDR là có bus speed cao gấp đôi clock speed.
RDRAM (Viết tắt từ Rambus Dynamic RAM), thường được giới chuyên môn gọi tắt là "Rambus". Đây là một loại DRAM được thiết kế kỹ thuật hoàn toàn mới so với kỹ thuật SDRAM. RDRAM hoạt động đồng bộ theo một hệ thống lặp và truyền dữ liệu theo một hướng. Một kênh bộ nhớ RDRAM có thể hỗ trợ đến 32 chip DRAM. Mỗi chip được ghép nối tuần tự trên một module gọi là RIMM (Rambus Inline Memory Module) nhưng việc truyền dữ liệu được thực hiện giữa các mạch điều khiển và từng chip riêng biệt chứ không truyền giữa các chip với nhau. Bus bộ nhớ RDRAM là đường dẫn liên tục đi qua các chip và module trên bus, mỗi module có các chân vào và ra trên các đầu đối diện. Do đó, nếu các khe cắm không chứa RIMM sẽ phải gắn một module liên tục để đảm bảo đường truyền được nối liền. Tốc độ Rambus đạt từ 400-800MHz
Rambus tuy không nhanh hơn SDRAM là bao nhưng lại đắt hơn rất nhiều nên có rất ít người dùng. RDRAM phải cắm thành cặp và ở những khe trống phải cắm những thanh RAM giả (còn gọi là C-RIMM) cho đủ.

Dung lượng

Dung lượng RAM được tính bằng MB và GB, thông thường RAM được thiết kế với các dung lượng 128, 256, 512 MB, 1 GB, 2 GB... Dung lượng của RAM càng lớn càng tốt cho hệ thống, tuy nhiên không phải tất cả các hệ thống phần cứng và hệ điều hành đều hỗ trợ các loại RAM có dung lượng lớn, một số hệ thống phần cứng của máy tính cá nhân chỉ hỗ trợ đến tối đa 4 GB và một số hệ điều hành (như phiên bản 32 bit của Windows XP) chỉ hỗ trợ đến 3 GB.

BUS

Lựa chọn bus bằng cách: Lấy bus CPU chia 2.
SDR SDRAM được phân loại theo bus speed như sau:
o PC-66: 66 MHz bus.
o PC-100: 100 MHz bus.
o PC-133: 133 MHz bus.
DDR SDRAM được phân loại theo bus speed và bandwidth như sau:
o DDR-200: Còn được gọi là PC-1600. 100 MHz bus với 1600 MB/s bandwidth.
o DDR-266: Còn được gọi là PC-2100. 133 MHz bus với 2100 MB/s bandwidth.
o DDR-333: Còn được gọi là PC-2700. 166 MHz bus với 2667 MB/s bandwidth.
o DDR-400: Còn được gọi là PC-3200. 200 MHz bus với 3200 MB/s bandwidth.
DDR2 SDRAM được phân loại theo bus speed và bandwidth như sau:
o DDR2-400: Còn được gọi là PC2-3200. 100 MHz clock, 200 MHz bus với 3200 MB/s bandwidth.
o DDR2-533: Còn được gọi là PC2-4200. 133 MHz clock, 266 MHz bus với 4267 MB/s bandwidth.
o DDR2-667: Còn được gọi là PC2-5300. 166 MHz clock, 333 MHz bus với 5333 MB/s bandwidth.
o DDR2-800: Còn được gọi là PC2-6400. 200 MHz clock, 400 MHz bus với 6400 MB/s bandwidth.


Khi gắn Ram cho main nên gắn hai thanh giống nhu nhau về nhà sản xủất, dung lượng, bus, để có thể chạy ở chế độ Double channel, giúp tăng hiệu xuất hệ thống, nếu main của bạn có hỗ trợ chế độ double channel

Ngoài các yếu tố trên, còn một số yếu tố nữa mà ít người dùng quan tâm, đó là: số lượng chip nhớ trên mỗi thanh RAM, RAM một mặt hay hai mặt, chíp hàn hay chíp dán. Thường thì những yếu tố này gắn liền với giá tiền của thanh RAM, do vậy nếu bạn chọn loại RAM chất lượng từ trung bình trở lên thì mặc nhiên có sẵn. Còn nếu hai loại bằng giá, bạn hãy chọn loại có nhiều chip nhớ, loại 2 mặt chip nhớ thay vì một mặt, loại dùng chip dán thay vì chip hàn.

Thực tế cho thấy, loại RAM có nhiều chip nhớ có tính tương thích cao hơn loại RAM có ít chip nhớ, tức là dùng được cho nhiều loại mainboard. Gần đây, một số loại mainboard đời mới dùng chipset Intel 946 hoặc G31 hay “đỏng đảnh” với RAM một mặt và hai mặt, do vậy bạn nên lưu ý khi chọn hai loại mainboard này. Hiện nay, ngày càng có nhiều loại RAM dùng chip dán, bởi đặc điểm của loại này là ít nóng (tỏa nhiệt ít), năng lượng tiêu thụ thấp, tốc độ truyền dữ liệu nhanh nhờ kích thước chip nhớ nhỏ, lắp được nhiều chip nhớ trên diện tích nhỏ...


RAM cao cấp và khả năng đáp ứng

Loại RAM cao cấp có giá rất cao và tính ổn định của nó cũng cao hơn so với những loại rẻ tiền hơn. Ngoài tính ổn định, loại RAM này đặc biệt phù hợp cho máy tính phục vụ công việc đồ họa, xử lý phim, chơi game và những người thích ép xung (over clock) một số linh kiện trong máy tính để máy chạy ở tốc độ cao hơn tốc độ thực của linh kiện, khả năng ép xung của loại RAM này tối thiểu phải là 10%. Chính vì vậy, loại này thường có thêm phần tản nhiệt bằng nhôm.

Hiện nay, trên thị trường có rất ít nhãn hiệu RAM cao cấp, có thể đếm trên đầu ngón tay, như: Corsair, Muskin và “tân binh” Super Talent, riêng loại RAM nhãn hiệu Muskin không được bán rộng rãi, chỉ có bán ở công ty Viễn Sơn.

Trong số này, đặc biệt nhất vẫn là RAM nhãn hiệu Corsair ở chủng loại twin (cặp đôi), không chỉ đặc biệt về giá mà còn đặc biệt ở cả cách lắp, phải lắp sao cho có đôi thì mới dùng được! Nghĩa là một khi đã chọn RAM nhãn hiệu Corsair chủng loại twin,â bạn phải mua 2, hoặc 4, hoặc 6... thanh RAM giống nhau về dung lượng và bus để lắp vào máy tính, lúc đó máy tính mới hoạt động. Chính vì vậy mà loại RAM này rất phù hợp với mainboard hỗ trợ RAM kênh đôi (dual channel).

Nếu bạn không có ý định chọn mua một cặp Ram cao cấp, thì KingMax hay KingStone là sự lựa chọn hợp lý về túi tiền và hiệu suất vận hành.

Điều cuối cùng: Cho dù, bạn chọn loại RAM cao cấp đến cỡ nào đi chăng nữa thì khả năng lỗi vẫn có thể xảy ra với tần số thấp. Do vậy, máy tính dùng RAM cao cấp của bạn vẫn có thể “sớm nắng chiều mưa” vì lỗi RAM, đây là chuyện bình thường của tất cả các mặt hàng điện tử, bởi nó còn phụ thuộc vào yếu tố may rủi khi mua!

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

Esc - phím quan trọng nhất trên bàn phím

Có một nút trên keyboard máy tính mà ai cũng có thể bấm không cần nhìn, không sợ nhấn nhầm sang phím khác bởi nó đứng độc lập, "riêng một góc trời", đó là Esc (thoát).


Mỗi bàn phím thông thường chứa hơn 100 nút bấm và tần suất sử dụng phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi người. Có những phím được thường xuyên dùng đến mức người ta không nhìn nhưng vẫn xác định được vị trí của chúng như phím cách (Space), phím Enter...

Tuy nhiên, có một phím không được sử dụng nhiều nhưng lại được đánh giá là quan trọng nhất: phím Escape (viết tắt là Esc). Nó là phím duy nhất được phép đứng riêng rẽ với các phím khác ở góc trên cùng bên trái keyboard - vị trí đầu tiên, "trang trọng" nhất xét theo thói quen quan sát từ trái sang phải, từ trên xuống dưới của con người.


Khi đang duyệt web, kéo file từ thư mục này đang thư mục khác hay thực hiện bất cứ điều gì, mọi người có thể bấm Esc để hủy hành động đó. Esc có nghĩa "dừng hành động đang thực hiện và quay trở lại trạng thái trước".

"Esc là mệnh lệnh dành cho máy tính: 'Này, nghe đây, hãy dừng việc đang làm. Tôi cần kiểm soát lại'. Nói cách khác, nó nhắc nhở máy móc rằng chúng đang có một ông chủ là con người", Jack Dennerlein, chuyên gia nghiên cứu về việc con người tương tác với máy tính tại trường sức khỏe cộng đồng của Harvard, chia sẻ trên báo The New York Times. Dennerlein cho biết chính phím Esc đã góp phần thúc đẩy cuộc cách mạng máy tính vào thập niên 70 và 80 của thế kỷ trước. Hoặc như trong phim 2001: A Space Odyssey năm 1968, Esc có thể dừng cả hệ thống nổi loạn Hal trong tích tắc (các chuyên gia điện ảnh đã bình chọn cảnh máy tính Hal phát điên trong phim này là cảnh quan trọng nhất trong lịch sử phim khoa học viễn tưởng).

Esc ra đời năm 1960 khi kỹ sư Bob Bemer cố giải quyết vấn đề "tháp Babel": máy tính từ những nhà sản xuất khác nhau phải giao tiếp với nhiều loại code (mã) khác nhau. Ông phát minh phím Esc như một cách để các lập trình viên chuyển đổi nhanh chóng từ loại code này sang loại code khác. Sau đó, khi mã máy tính được chuẩn hóa (nhờ công lớn của chính Bemer), Esc đóng vai trò như một nút làm gián đoạn một hoạt động đang diễn ra trên máy.

Vì sao phím có tên Escape? Berner có thể đã dùng từ khác là Interrupt (gián đoạn) nhưng sau đó ông chọn từ Esc, phản ánh việc ai cũng có lúc cần được "giải thoát" khỏi một rắc rối nào đó. Từ "Escape" cũng thể hiện tính cách hay lo xa của Berner, như từ những năm 70 của thế kỷ trước, ông đã đưa ra cảnh báo về sự cố Y2K, rằng thảm họa máy tính sẽ xảy ra vào năm 2000 khi máy tính diễn giải con số 00 là năm 1900.

Ngày nay, máy tính đã hoạt động đáng tin cậy hơn và ít người cần đến phím giúp họ thoát khỏi tình trạng bất ổn nào đó. Nhưng Bob Frankston, chuyên gia lập trình, nhấn mạnh:. "Việc có một nút mang ý nghĩa 'giải thoát tôi khỏi sự cố này' bao giờ cũng cần thiết trên máy tính và cả trong cuộc sống".

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

Chọn mua linh kiện cũ để dựng case máy tính

Mặc dù giá cả đã giảm nhiều, không còn quá cao như thời gian trước, tuy nhiên không phải ai cũng sẵn sàng bỏ tiền ra để sắm hẳn một chiếc máy tính mới. Đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên – những người còn đang mài đũng quần trên ghế nhà trường, kinh tế còn phụ thuộc vào gia đình. Do đó việc mua lại những linh kiện cũ với giá thành phải chăng để xây dựng case PC ưng ý là giải pháp rất hợp lý.




Bạn có thể dễ dàng tìm được rất nhiều những topic bán lại linh kiện máy tính, thậm chí là cả case hoàn chỉnh trên các diễn đàn công nghệ. Tuy nhiên trong thời buổi “Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều” hiện nay, nếu không cẩn thận thì rất dễ mua phải hàng lỗi, mất tiền oan mà rước phải cục tức vào mình.

Để giúp những bạn có nhu cầu tìm mua lại từng bộ phận máy tính cũ, sau đây GenK xin đưa ra tư vấn chọn và test thử các loại linh kiện cũ được rao bán trên mạng để mua được những sản phẩm tốt, tránh bị lừa mua phải hàng lỗi.

Bước 1: Chọn khu vực mua hàng

Trước hết, chúng ta sẽ tìm xem những topic nào đáng để bạn quan tâm, bỏ công đi xem hàng. Khi đi mua hàng là phải tìm mặt hàng mình cần nên điều hiển nhiên là bạn sẽ phải kiếm bằng được topic rao bán linh kiện muốn mua, tôi sẽ không nói về cách thức sử dụng công cụ search nữa.

Vậy bạn cần chú ý gì đầu tiên ở các topic? Đó chính là khu vực – địa chỉ của người bán. Nên chọn các địa điểm gần mà bạn có thể đến tận nơi xem hoặc nhờ bạn bè hoặc người thân tới lấy được, nếu người bán chịu mang tới là tốt nhất. Tuyệt đối không ham hố mua theo hình thức trả tiền qua tài khoản ngân hàng rồi chờ ship nếu như bạn không biết người bán.

Nếu muốn mua của những người ở xa, bạn nên nhờ người ở khu vực đó tới xem rồi lấy hàng hộ, không thì phải chắc chắn rằng người đó tin tưởng được. Như đã nói ở trên, thời buổi hiện nay “Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều”, có rất nhiều kẻ cơ hội giả bán hàng online để lừa đảo. Chúng sẽ đợi bạn chuyển tiền rồi biến mất hoặc chuyển cho người mua sản phẩm lỗi hay một đồ vật vớ vẩn gì đó, như vậy bạn sẽ mất trắng tiền mà không nhận được gì.

Bước 2: Kiểm tra tình trạng bảo hành

Tiếp đến, sau khi chọn được đối tượng bán hàng ở địa điểm ưng ý, điều tiếp theo bạn nên chú ý là thời gian bảo hành còn lại của sản phẩm. Thường thì linh kiện còn trong thời gian bảo hành sẽ đắt hơn những linh kiện hết bảo hành, tuy nhiên không nên tiết kiệm trong trường hợp này. Lý do là nếu sản phẩm còn bảo hành thì khi hỏng hóc xảy ra bạn vẫn có thể đem đến cửa hàng bán để sửa chữa miễn phí hoặc may mắn hơn là được đổi cái mới. Hơn nữa, còn hạn bảo hành đem lại sự an tâm hơn hẳn.




Nếu như chọn được sản phẩm vẫn còn trong thời gian bảo hành, bạn vẫn phải kiểm tra xem linh kiện có bị dính các các lỗi vật lý như gãy, vỡ, trầy xước, cháy nổ, gỉ sét… hay không. Hãy cẩn thận soi kỹ từng chút một bởi một khi đã hỏng do rơi, chập điện, ngâm nước thì thiết bị sẽ không được bảo hành nữa.

Sẽ có nhiều lúc bạn không thể tìm được linh kiện mình muốn còn trong thời gian bảo hành do loại đó đã quá cũ. Nếu không thể tìm được đồ thay thế, bạn sẽ phải rất tập trung vào việc kiểm tra xem sản phẩm có hoạt động tốt không.

Bước 3: Kiểm tra xem sản phẩm có hoạt động tốt không

Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình đi mua linh kiện máy tính cũ, ngay cả khi bạn chọn được những thiết bị còn bảo hành cũng không nên làm qua loa công đoạn này (trừ khi bạn muốn tốn thêm thời gian dài đằng đẵng đợi bảo hành). Từng linh kiện có những các test khác nhau, sau đây sẽ là cách kiểm tra từng bộ phận:




CPU: Có thể nói đây là linh kiện khó “chết” nhất trong máy tính nên cách kiểm tra cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần yêu cầu người bán khởi động máy vào hệ điều hành bình thường là được. Nếu bộ vi xử lý có vấn đề thì PC sẽ không bao giờ boot được do đây là “bộ não” - thành phần quan trọng nhất của máy.

Bo mạch chủ: Đây là bộ phận cực kỳ dễ dính lỗi trong case do kích thước to và có nhiều cổng giao tiếp với các linh kiện khác nên cần soi kỹ các góc, bề mặt bo mạch, các chân cắm xem có gì bất thường không. Tiếp đó cũng là bật thử máy xem có lên không, nhớ thay đổi RAM qua các khe cắm khác nhau đề phòng trường hợp chết một khe nào đó. Đối với cổng sata, usb, vga, PCI, quạt, LAN, audio... cũng tương tự như vậy, cắm qua từng cổng để thử.

RAM: Đầu tiên chắc chắn là cắm vào bật lên vào hệ điều hành được, tiếp đến bạn nên dùng phần mềm CPUZ để kiểm tra xem các thông số có chính xác hay không, cuối cùng là dùng một phần mềm như Memtest86 để kiểm tra hoạt động. Tuy nhiên RAM là linh kiện khá bất thường, nó có thể vượt qua mọi bài test nhưng lại bất ngờ "tử ẹo" vào một ngày đẹp trời, vì thế tốt nhất bạn nên chọn theo thương hiệu và tốt nhất là còn bảo hành.

VGA: Hãy bật máy, chơi thử một game 3D nào đó vừa tầm để xem có xuất hiện các sọc không, khung hình có ổn định không và nhiệt độ GPU có cao bất thường không. Tuyệt đối tránh xa những chiếc bị sọc màn hình và nhiệt độ khi chưa tải gì đã cao quá 70 độ.

HDD: Cũng là xem có boot được không, nghe tiếng ổ cứng quay xem có tiếng cọc cạch ồn một cách lạ thường không, nếu có thì bỏ ngay lập tức bởi rất có thể là cơ đã bị lỗi và sắp sửa hỏng. Tiếp đó là kiểm tra xem ổ đĩa có bị bad không bằng phần mềm HDD tune hoặc phần mềm trong đĩa Hirenboot.

Ổ đĩa quang: Khá đơn giản, chỉ cần kiểm tra các chức năng đọc, ghi đĩa (nếu có).

PSU: Rất khó để test kỹ điện áp đầu ra của nguồn nên chỉ có thể kiểm tra xem có dùng được hay không bằng cách bật thử máy.

Sound Card: Bước đầu cũng là bật thử máy, sau đó yêu cầu nghe thử âm thanh, nên bật thử các loại nhạc khác nhau với chất lượng cao, tăng âm lượng xem có bị rè hay xuất hiện tiếng lèo xèo không. Nếu có thì chắc chắn là thôi không mua. Đối với card âm thanh, bạn nên xin cop driver cho phiên bản hệ điều hành đang dùng bởi nó sẽ trở thành đồ bỏ khi không tương thích với OS.

Trên đây là những bước kiểm tra cơ bản bạn nên nắm vững trước khi đi mua linh kiện máy tính cũ. Chúc các bạn may mắn và thành công trong việc chọn mua đồ để dựng case PC phục vụ cho học tập cũng như công việc.

Theo Genk.vn

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

So sánh ổ cứng SSD và HDD


Ổ cứng SSD là gì? 


SSD( Ổ cứng thể rắn) là một dạng ổ cứng dùng để lưu trữ dữ liệu, với công nghệ lưu trữ được sử dụng là Chip NAND FLASH, ổ cứng SSD khác với các ổ cứng truyền thống là ổ cứng cơ, có động cơ và lưu trữ với đơn vị lưu trữ là phiến đĩa và công nghệ từ tính dựa trên các phiến đĩa từ tính. Về cơ bản, SSD đã xuất hiện từ thời kì sơ khai của máy tính, tồn tại ở rất nhiều dạng khác nhau mà điển hình là RAM máy tính. Nhưng vì giá thành cho mỗi GB dung lượng quá cao, và tốc độ đọc ghi dữ liệu trên đĩa cứng vẫn chưa bị giới hạn bởi tốc độ động cơ nên nó không được quan tâm tới việc thay thế cho ổ cứng cơ học thông thường.

 Ổ cứng HDD Ổ cứng SSD 


Với công nghệ và cấu tạo như trên, SSD có khá nhiều ưu điểm so với HDD truyền thống, trong đó có thể tổng kết qua 5 ưu điểm chính sau:
* Tốc độ cao : SSD có tốc độ cao hơn nhiều lần so với HDD
* Chống va đạp và rung lắc tốt: SSD vì không có động cơ quay, nên chịu được va đập và rung lắc rất tốt. Nhất là khả năng chịu đựng va đạp, rung lắc khi di chuyển.
* Tiết kiệm điện : SSD tiết kiệm điện hơn HDD rất nhiều, nhất là với các SSD được sản xuất dựa trên chip quy trình sản xuất thấp như 25 nm, 20nm...
* Độ bền cao: Nếu một HDD lưu trữ và được cất giữ trong môi trường tốt nhất thì khoảng 10 000 h, HDD đó sẽ bị mất từ tính trên các phiến đĩa và ổ đĩa sẽ hỏng. SSD có khả năng lưu trữ được gấp đôi thời gian so với HDD bởi công nghệ Chip NAND FLASH độ bền cao.
* Độ ổn khi vận hành: SSD hoàn toàn yên lặng khi vận hành, trong khi HDD có động cơ quay khá ồn khi vận hành.

So sánh giữa ổ HDD và SSD.

Để có thể hiểu sâu hơn về SSD, chúng ta hãy tiến hành so sánh nó với các ổ cứng truyền thống sử dụng động cơ quay đĩa.

Thời gian khởi động ổ đĩa:

Ổ đĩa cơ truyền thống sử dụng các động cơ cơ học để quay các đĩa từ. Vì thế, khi có lệnh khởi động, ổ đĩa cơ sẽ phải mất từ 1 – 3 giây để khởi động động cơ này. Khi khởi động, bạn sẽ nghe tiếng lạch cạch nhỏ phát ra từ ổ đĩa. Trong khi đó, ổ đĩa thể rắn hoàn toàn sử dụng các chip nhớ, không có thành phần chuyển động nên sẽ không có khoảng thời gian khởi động ổ đĩa. Chỉ cần cấp điện là bạn lập tức có thể truy cập dữ liệu trên các chip nhớ.

Thời gian truy cập dữ liệu và độ trễ: 

Ổ SSD có tốc độ đọc ghi nhanh hơn từ 80 -100 lần so với HDD thông thường (trên lý thuyết), bởi đơn giản ổ SSD không bị giới hạn cơ chế quay đĩa và nhặt dữ liệu bằng cơ khí như ổ HDD. Vì thế, SSD có thể truy cập đến bất cứ vị trí nào trên ổ mà không có độ trễ. Ổ cứng truyền thống sẽ phải mất một chút thời gian để đầu đọc di chuyển để nhặt dữ liệu trên mặt đĩa.

Độ ồn:

Các ổ cứng thể rắn hoàn toàn im lặng do không hề có chuyển động nào bên trong.

Độ tin cậy:

Các lỗi gây hỏng đĩa cứng ở HDD chủ yếu do các đĩa từ quay với tốc độ quá cao nên khi có tác động bên ngoài, như rung động máy tính, đầu đọc sẽ va chạm với mặt đĩa gây ra 1 vết xước trên bề mặt, từ đó sinh ra 1 bad sector. Cũng vì SSD không có chuyển động, nên vấn đề mất dữ liệu khi ổ đĩa bị rung động là không có, nhưng đổi lại chip nhớ Flash lại có nhược điểm cố hữu riêng.

Giống như 1 chiếc USB, nếu để ý kĩ vào thông số kĩ thuật khi mua, bạn sẽ thấy có một mục là số lần ghi dữ liệu. Mỗi chip nhớ Flash có số lần ghi dữ liệu xác định gọi là Write cycles (tạm dịch là chu kỳ ghi). Mỗi khi dữ liệu được chép vào và xóa đi khỏi chip nhớ là bạn đã mất 1 chu kì. Số chu kỳ ghi này trên mỗi chip nhớ là xác định nên bạn cũng có thể coi thông số này chính là tuổi thọ của ổ cứng thể rắn (các ổ SSD ngày nay thường có số chu kỳ ghi đủ để đảm bảo dữ liệu của bạn không bị hư hại gì trong vòng 5 năm).

Sau khi sử dụng hết chu kì ghi dữ liệu của mình, dữ liệu nằm trên Chip nhớ này sẽ chuyển sang dạng Read – only (chỉ đọc) giống như với đĩa CD thông thường, nghĩa là bạn sẽ không thể thay đổi dữ liệu trên Chip nhớ này chứ dữ liệu không mất đi hay hỏng giống như ổ HDD gặp Bad sector. Khi đó, máy tính sẽ tiến hành sao chép phần dữ liệu này sang các chip nhớ khác còn hoạt động tốt và vô hiệu hóa chip nhớ đã “hết hạn” và bạn lại có thể sử dụng dữ liệu bình thường, nhưng dung lượng ổ cứng của bạn sẽ bị giảm đi. Vì thế, độ tin cậy của SSD rõ ràng cao hơn hẳn HDD truyền thống.

Điện năng tiêu thụ:

SSD tiêu thụ điện ít hơn ổ HDD từ 30 – 60 % năng lượng, tiết kiệm từ 6 – 10 Watts cho bạn.

Giá thành:

Tất nhiên, với rất nhiều lợi thế ở trên thì rõ ràng giá thành của 1 ổ SSD không thể rẻ hơn 1 ổ HDD được. Giá thành của 1 ổ SSD có thể gấp từ 5 – 10 lần 1 ổ cứng HDD truyền thống. Vì vậy, hãy cân nhắc về nhu cầu trước khi có ý định mua SSD.

Dung lượng:

 Hiện tại dung lượng lớn nhất đã đạt 832 GB, hỗ trợ kết nối thông qua cổng SATA, ACSI, hay Fibre Channel. BitMicro tuyên cho biết rằng họ đang nghiên cứu sản phẩm ổ cứng SSD siêu dung lượng 6,5 TB.

Tổng hợp (voz, genk)

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

Bạn sẽ làm gì khi Windows thông báo không thể gỡ bỏ bút nhớ USB hay đĩa cứng gắn ngoài một cách an toàn? Bài viết giới thiệu hai ứng dụng giúp xử lý vấn đề này.Thỉnh thoảng, khi bạn cần gỡ bỏ an toàn bút nhớ hay thiết bị lưu trữ gắn ngoài qua cổng USB trong Windows thì gặp một thông báo lỗi của HĐH: “Đóng các chương trình hay cửa sổ đang truy xuất thiết bị này, và sau đó thử lại”. ( " This device is currently in use. Close any Programs or Windows that might be using the device, and then try again. ")


Khi gặp thông báo này, nếu đã thử làm theo lời cảnh báo vài lần mà vẫn không khắc phục được, thì bạn chỉ còn cách hoặc tắt máy sau đó rút thiết bị ra, hoặc “rút nóng” thiết bị. Nhưng hai cách này đều có khuyết điểm là cách thứ nhất làm mất nhiều thời gian của bạn, trong khi cách thứ hai dễ làm hỏng thiết bị dẫn đến mất dữ liệu lưu trên đó.
Nếu hiện tượng này thường xuyên xảy ra trên máy tính của bạn, hãy thử cài đặt và dùng thử hai ứng dụng sau:

1. Unlocker: chương trình miễn phí này có cả phiên bản 32-bit lẫn 64-bit. Trong quá trình cài đặt, bạn nên cân nhắc kỹ có nên chọn các phần mềm đi kèm không cần thiết (chẳng hạn như Bing Bar).

Nếu Windows thông báo bạn không thể gỡ bỏ thiết bị an toàn, hãy vào Windows Explorer, nhấn chuột phải lên tên thiết bị và chọn Unlocker. Sau khi khởi chạy, chương trình sẽ liệt kê các ứng dụng và quá trình đang chạy và có can thiệp vào thiết bị USB.


Unlocker có nút Kill Process hay Unlock, và bạn có thể chọn chúng để xóa các tập tin này rồi gỡ bỏ thiết bị USB an toàn.


2. USB Safely Remove: chương trình này giá khoảng 20 USD, nhưng bù lại dễ sử dụng hơn. Sau khi cài đặt, chương trình sẽ thay thế biểu tượng Safely Remove của Windows bằng biểu tượng riêng.


Nếu khi nhấn vào biểu tượng này mà không thể gỡ bỏ thiết bị, thì chương trình sẽ hiện lên hộp thoại thông báo cho bạn biết các quá trình đang gặp vấn đề. Bằng nút nhấn Stop Again trong chương trình, bạn có thể dễ dàng nhấn để thử gỡ bỏ thiết bị lại.

(Diễn Đàn Tin Học Việt Nam Tổng Hợp từ Internet)
DBS M05479
Quang Cao