Hiển thị các bài đăng có nhãn Windows 8. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Windows 8. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Cách tăng tốc máy tính Win 8, Win 8.1, Win 10

1. Bật Tính Năng Khởi Động Nhanh

Đây là tính năng mới của Windows 8 trở lên mà các hệ điều hành trước đó chưa được tích hợp. Bạn hãy bật tính năng khởi động nhanh theo cách sau:
Vào Control Panel, mở Power Options và nhấp vào Choose what the power button does



Sau đó di chuyển xuống phần Turn on fast startup bạn hãy đánh dấu để chọn tùy chọn này.


Chú ý Nếu bạn không thấy mục Turn on fast startup điều đó có nghĩa là bạn chưa bật chế độ ngủ đông (Hibernate). Bạn hãy bật chế độ ngủ đông cho máy bằng cách mở hộp thoại Run (Windows + R) gõ lệnh Powercfg /h ON rồi nhấn OK như hình dưới.



2. Vô Hiệu Hóa Chương Trình Không Sử Dụng.

Những chương trình không sử dụng làm máy của bạn chạy chậm như vậy rất lãng phí tài nguyên máy. Bạn hãy vô hiệu hóa chúng bằng cách dưới đây:
Nhấn Windows+R để bật hộp Run và gõ Msconfig => bấm OK.


Trong bảng System Configuration chọn Tab Services: Tích chọn Hide all Microsoft services, tiếp theo bạn chọn vào Disable all để vô hiệu tất cả các ứng dụng đang chạy trên hệ thống hoặc bạn cho tùy chọn từng ứng dụng 1 sau khi làm xong bấm OK.



3. Chống Phân Mảnh Ổ Đĩa bằng Disk Defragmenter.

Disk Defragmenter
được tích hợp sẵn bạn chỉ cần click chuột phải vào ổ muốn chống phân mảnh => chọn xuống Properties


Một hộp thoại xuất hiện bạn chọn thẻ Tool => bấm chọn Optimize



Tại đây bạn chọn ổ cần chống phân mảnh sau đó nhấn Analyze. Tùy theo vào dung lượng ổ mà quá trình này diễn ra nhanh hay chậm sau khi xong bạn chỉ cần nhấn Close.



4. Bỏ bớt phần Khởi Động

Có những phần mềm, chương trình vẫn cứ "âm thầm" chạy khi máy tính khởi động. Điều đáng nói là nó làm giảm đáng kể hiệu xuất hoạt động của máy tính nhất là khi khởi động. Bạn hãy lựa chọn những chương trình cần thiết với mình và tắt bỏ nếu chúng không cần thiết.
Nhấn Windows+R để bật hộp Run và gõ Msconfig => bấm OK. Chọn thẻ Startup, tại đây bạn chọn những chương trình không cần thiết và Disable chúng.


5. Gỡ Bỏ Các Phần Mềm Không Cần Thiết

Vào Contrl Panel => Program and Features, Chọn chương trình/phần mềm rồi chuột phải chọn Uninstall để gỡ chúng làm như vậy Windows sẽ không load chúng mỗi khi khởi động hay cập nhập phiên bản mới trong quá trình sử dụng.


6. Đóng Các Ứng Dụng Khi Không Sử Dụng.

Việc chạy một lúc nhiều ứng dụng sẽ làm máy tính của bạn chậm đi rất nhiều, Windows 8 sử dụng giao diện Metro bạn chỉ cần trỏ chuột về phía bên trái màn hình xem ứng dụng nào đang chạy sau đó tắt bỏ chúng.


 Bạn có thể xem hướng dẫn bằng video hướng dẫn sau:


Thứ Tư, 9 tháng 7, 2014

Kích hoạt God Mode trên Windows 7 và 8

Có lẽ bạn đã nghe nói về "God Mode", một cái gì đó cho phép bạn truy cập vào tất cả các loại thiết lập mà bạn thường không thể nhìn thấy hoặc tìm trong Windows 7 hoặc 8?

Bước 1: Nhấp chuột phải vào desktop và chọn New, Folder.

Nếu bạn không muốn có một biểu tượng máy tính để bàn, bạn có thể tạo một thư mục mới trong ổ đĩa C: bằng cách sử dụng Windows Explorer hoặc My Computer. Bạn có thể thực hiện bằng cách nhấp chuột phải vào ổC: chọnNew, Folder. Bây giờ bạn có thể truy cập bất cứ lúc nào.

Bước 2: Sao chép và dán vào tên cho thư mục mới:

Code GodMode:
                          {ED7BA470-8E54-465E-825C-99712043E01C}

Bước 3: Các thư mục trên máy tính để bàn của bạn bây giờ sẽ là một phím tắt để God Mode.

Kích hoạt God Mode trên Windows 7 và 8

Khi nhấp truy cập vào nó có thể tìm thấy tất cả các cài đặt ẩn và bạn có thể sửa đổi.

Lưu ý trên Windows 8: Nếu bạn nhận được chỉ là một thư mục mới với những con số và chữ cái trong nó, bạn có thể xóa thư mục mới đó và tạo lại trên Windows Explorer (phía dưới bên trái) và thay đổi các thiết lập dưới tab Viewcủa Windows Explorer. Sau đó kiểm tra lại các hộp, tập tin mở rộng, tên và các hidden.

Nếu bạn không muốn làm điều này bằng tay, bạn có thể tải một số chương trình dưới đây, nó sẽ làm cho bạn.

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Thêm tính năng của Windows 8 vào Windows 7

Nhờ sự trợ giúp của một vài ứng dụng, Windows 7 sẽ có những cải tiến đáng giá của Windows 8 như sao chép và di chuyển tập tin nhanh hơn, có giao diện Windows Explorer được Ribbon hóa, cũng như trình quản lý tác vụ mạnh mẽ.


Cải thiện việc sao chép và di chuyển tập tin

TeraCopy hỗ trợ sao chép, di chuyển dữ liệu khá tốt.


Hộp thoại sao chép tập tin là cải thiện lớn nhất của Windows 8. Tất cả các quá trình sao chép, di chuyển đều hiển thị trong một cửa sổ duy nhất. Tính năng này có nút tạm dừng, giải quyết các xung đột tập tin thông minh hơn và nhất là nhanh hơn so với các phiên bản hệ điều hành trước.

Tuy tính năng sao chép tập tin được tích hợp trong Windows 7 không tốt bằng nhưng bạn có thể cải thiện mà không cần nâng cấp lên Windows 8 bằng cách cài đặt ứng dung TeraCopy (tải về tại đây). Tiện ích này không chỉ tăng tốc độ truyền tập tin mà còn cho phép bạn tạm dừng - một cải tiến rất thuận lợi so với chức năng mặc định của Windows.

Khi lỗi xảy ra, TeraCopy không dừng hoàn toàn như Windows 7 mà nó bỏ qua dữ liệu có vấn đề, sau đó hiển thị các tập tin “dính” lỗi ở cuối quá trình di chuyển dữ liệu. Thậm chí TeraCopy còn cho phép thay thế hoàn toàn các chức năng sao chép (copy), dán (paste) và di chuyển (move) thông thường của Windows Explorer.

Windows Explorer tốt hơn

5 năm trước, giao diện Ribbon được ra mắt với Office 2007. Trong Windows 8 có File Explorer - phiên bản được Ribbon hóa của giao diện Windows Explorer truyền thống. Ribbon cho phép truy cập các chức năng ít được sử dụng dễ dàng hơn (chẳng hạn như chuyển đổi qua lại việc hiển thị các tập tin ẩn). File Explorer mới cũng khôi phục nút Up mà cả Windows Vista và Windows 7 đều thiếu. Nút Up giúp người dùng quay lại thư mục trước đơn giản hơn.

File Explorer mới còn cho phép bạn xem các tập tin ISO bằng cách nhấp đôi chuột vào chúng. Tính năng tuyệt vời này khiến bạn không cần đến phần mềm đọc file ISO của hãng thứ ba nữa.

Better Explorer và WinCDEmu, hai tiện ích giúp Windows 7 giống Windows 8 hơn.


Nếu bạn muốn Windows Explorer của Windows 7 có giao diện Ribbon và nút Up, lựa chọn tốt nhất là Better Explorer (tải về tại đây). Tiện ích này có nhiều chức năng hơn so với File Explorer của Windows 8, nhờ khả năng hiển thị nhiều thư mục mở trong các thẻ (tab) ở phía trên cùng của cửa sổ.

Để sử dụng kết hợp TeraCopy với Better Explorer, bạn sẽ cần vào các tùy chọn của Better Explorer, đánh dấu chọn trước “Allow third-party file operation replacements” trên mục Shell. Ngoài ra, người dùng có thể cài đặt ứng dụng WinCDEmu (tải về tại đây) nếu bạn muốn thêm tính năng đọc file ISO Windows 8.

Thêm trình quản lý tác vụ mạnh mẽ hơn

Process Explorer giao diện không đẹp, nhưng rất hữu ích.


Trình quản lý tác vụ (Task Manager) của Windows 8 là phiên bản mạnh mẽ nhất từng có trong Windows. Người dùng Windows 7 có thể bổ sung hệ điều hành của mình tiện ích Process Explorer của Microsoft (tải về tại đây) để có thể quản lý tác vụ theo cách của Windows 8.

Nếu cảm thấy thích Process Explorer, người dùng có thể chuyển tiện ích này thành trình quản lý tác vụ mặc định bằng cách mở menu Options và chọn Replace Task Manager.

Thẻ Startup của CCleaner giúp người dùng quản lý các ứng dụng chạy cùng Windows.


Để quản lý các chương trình khởi động cùng Windows, bạn có thể dùng ứng dụng CCleaner (tải về tại đây). Sau khi cài đặt CCleaner, hãy vào Tools và chọn thẻ Startup. Ngoài ra, công cụ Autoruns (tải về tại đây) của Microsoft cũng là cách toàn diện nhất để xem, quản lý các chương trình tự động chạy lúc khởi động Windows.

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Boot Windows 8 trực tiếp từ USB với Windows To Go

Vừa qua, Kingston Technology chính thức ra mắt USB Flash Kingston DataTraveler Workspace - 1 sản phẩm được Microsoft chứng thực tính năng Windows To Go. Tính năng này cho phép người dùng mang môi trường làm việc của mình đi bất cứ đâu bằng cách boot trực tiếp hệ điều hành Windows 8 từ USB. Hãy thử tưởng tượng: bạn không còn phải mang chiếc laptop nặng nề theo người nữa, thay vào đó là một chiếc USB nhỏ gọn, cắm vào máy bàn trên văn phòng, máy bàn ở nhà hay bất cứ máy tính nào. Tại bất kì đâu, trên bất kì máy tính nào bạn cũng có thể làm việc với môi trường quen thuộc, phần mềm tài liệu đầy đủ mà không phải copy hay cài đặt lại.


Kingston DataTraveler Workspace

Dung lượng: 32 GB, 64 GB, 128 GB
Giá (newegg): 89 USD, 145 USD
Tốc độ: Đọc 250 MB/s, ghi 250 MB/s
Giao tiếp: USB 3.0
Kích thước: 75,3 x 23 x 16,4 mm
Nhiệt độ hoạt động: 0 -> 60 độ C
Nhiệt độ lưu trữ: -20 -> 85 độ C


Giống như các sản phẩm cao cấp khác của Kingston, DataTraveler Workspace rất cứng cáp và chắc chắn. Sản phẩm sử dụng tông xám làm chủ đạo. Nắp của USB có thể cắm vào phần đuôi lúc đang sử dụng để tránh thất lạc.

Khi truy xuất dữ liệu, logo Kingston sẽ phát sáng nhờ đèn LED chìm bên dưới.

Bên trong chiếc USB là 2 bảng mạch in, gắn cầu Genesys USB 3 SATA Bridge, LSI Sandforce SF-2241 và 4 chip nhớ 25nm MLC 8 GB NAND tạo thành bộ nhớ 32 GB. Không ngạc nhiên khi Kingston tự tin công bố tốc độ lên tới 250 MB/s. Có lẽ nên gọi đây là một chiếc SSD thu nhỏ hơn là USB.

Cấu hình thử nghiệm

Bo mạch chủ: ASRock Z77 Extreme4
Bộ xử lý: Intel Core i7 3770K (3,4GHz)
Bộ nhớ trong: 2 x 4GB Kingston HyperX T1 1866
Card đồ họa: MSI GTX 560 Ti Twin Frozr II OC
Ổ cứng: SSD Kingston HyperX 240GB
Nguồn: Seasonic X660

Nội dung thử nghiệm bao gồm:

- Các phần mềm benchmark ổ cứng: Crystal DiskMark, ATTO Disk Benchmark, AS SSD.

Tôi tiến hành bench chiếc USB này bằng cả hệ điều hành Windows 7 cài trên ổ SSD Kingston HyperX của cấu hình thử nghiệm và Windows 8 Pro cài trên DataTraveler Workspace.

Đầu tiên là Crystal DiskMark – phần mềm đáng tin cậy để kiểm nghiệm tốc độ thiết bị lưu trữ. Điều thú vị là ở cả 2 chế độ dữ liệu ngẫu nhiên và dữ liệu tuần tự, Windows 8 Pro cài trên DataTraveler Workspace đều cho kết quả cao hơn nhiều. Tốc độ đọc/ghi tuần tự trên Windows 8 đạt tới 239/236 MB/s – gần với thông số Kingston công bố. Tốc độ ngẫu nhiên thì thấp hơn, chỉ đạt 189/34 MB/s. Điều quan trọng là tốc độ truy xuất dữ liệu nhỏ 4K rất cao nên chắc chắn các thao tác như boot hệ điều hành, đóng/mở ứng dụng, save file… nhanh hơn trên HDD nhiều.

ATTO Disk Benchmark là trình benchmark dữ liệu tuần tự, cũng cho kết quả tương tự: Windows 8 Pro trên DataTraveler Workspace cũng cho tốc độ cao hơn trên Windows 7.

Do kết cấu của DataTraveler giống như một chiếc SSD nên tôi dùng thêm phần mềm AS SSD để bench. Đáng tiếc AS SSD chưa chạy được trên Windows 8 nên không thể đưa ra so sánh.

Thực tế trải nghiệm Microsoft Windows To Go (WTG)

Cùng với Windows 8, Microsoft cũng cho ra mắt tính năng Windows To Go: Tạo một phiên bản Windows 8 boot trực tiếp từ USB. Thực chất tính năng này không phải mới mẻ gì, vì các hệ điều hành khác như Mac OS X hay Linux đã có từ rất lâu rồi. Có lẽ do vấn đề công nghệ (tốc độ và dung lượng USB) mà gần đây Microsoft mới đưa nó lên Windows 8.

Microsoft khuyến cáo người dùng nên trang bị một chiếc USB 3.0 tốc độ cao, dung lượng 32 GB trở lên và tốt nhất nên được chứng thực tính năng WTG. Trên thực tế có rất nhiều USB bị từ chối bởi không đáp ứng được tiêu chí kỹ thuật của WTG.

Khi thiết lập, WTG sẽ cài đặt hệ điều hành Windows 8 lên USB. Điều người dùng cần lưu ý là nếu bạn đang dùng hệ điều hành 32 bit hoặc 64 bit thì bộ cài Windows 8 cũng phải tương ứng.

Khi cắm vào máy tính và boot từ USB, hệ thống sẽ nhận dạng chiếc USB như một ổ cứng gắn trong cài hệ điều hành với dung lượng là 29,4 GB, trong đó Windows chiếm khoảng 13 GB, tức là người dùng có 16,5 GB để cài thêm ứng dụng, lưu trữ tài liệu. Các ổ cứng khác của máy được nhận diện là các ổ lưu trữ dữ liệu, ta có thể bật nội dung trên ổ này một cách bình thường. Đặc biệt chúng ta có thể ghi dữ liệu và cài phần mềm lên chiếc USB, sử dụng cho mọi lần boot sau. Tôi đã cắm chiếc USB này lên khá nhiều máy tính, từ máy tính xách tay, máy bàn ở nhà cho đến máy bàn ở công ty… Tất cả đều tương thích. Hiện tượng treo máy, giật, lag không hề xảy ra.

Trong quá trình sử dụng, nếu rút USB ra máy lập tức bị treo, nhưng khi cắm USB vào sau đó máy lại tiếp tục chạy bình thường từ thời điểm trước đó. Điều này rất có lợi khi bạn rời văn phòng để ăn trưa hay đi công chuyện, không muốn người khác xâm phạm vào tài liệu của mình.

Cách tạo USB boot Windows To Go

Chuẩn bị:


- Máy tính chạy hệ điều hành Windows 7 hoặc Windows 8.
- Nếu chạy Windows 7 thì cần cài thêm
- File iso của Windows 8. Lưu ý hệ điều hành của bạn là 32 bit hay 64 bit thì dùng file iso Windows 8 tương ứng.
- Một chiếc USB 3.0 hoặc HDD (lưu ý là dữ liệu sẽ bị format hết).

Thực hiện:

1. Cắm USB vào máy.
2. Vào All Programs -> Microsoft Windows AIK -> click chuột phải vào Launch the Deployment Tools Command Prompt, chọn Run as Administrator. Cửa sổ cmd sẽ hiện ra. Bây giờ bạn thực hiện các lệnh sau theo thứ tự từ trên xuống dưới (gõ lệnh và nhấn Enter).
3. Diskpart
4. List disk (Lệnh này liệt kê các ổ cứng trong máy, ở đây tôi giả sử USB của tôi là Disk 3)
5. Select disk 3 (Lệnh này chọn USB để thao tác. Lưu ý gõ đúng mã cho USB của bạn, của tôi là Disk 3)
6. Clean (Lệnh này xóa sạch USB)
7. create partition primary size=350 (Lệnh này tạo một phân vùng boot dung lượng 350 MB trên USB)
8. create partition primary (Tạo phân vùng hệ điều hành với phần trống còn lại)
9. Bây giờ chúng ta sẽ cần phải định dạng cho phân vùng boot. Thực hiện dãy lệnh sau:

select partition 1

format fs=fat32 quick
active
assign letter=b


(nếu trên máy tính của bạn đã có ổ B thì chọn chữ cái khác chưa được đặt tên cho ổ)

10. Tương tự chúng ta cũng cần định dạng cho phân vùng hệ điều hành:

select partition 2

format fs=ntfs quick
active
assign letter=o


(nếu trên máy tính của bạn đã có ổ O thì chọn chữ cái khác chưa được đặt tên cho ổ)

12. Exit (thoát khỏi Diskpart)

13. Mở file nén Windows 8 iso, vào thư mục /source/ bạn sẽ thấy file install.wim. Copy file này vào C:\wim\

Tiếp tục vào cửa sổ cmd gõ tiếp lệnh:

14. ImageX.exe /apply c:\wim\install.wim 1 o: (cài đặt hệ điều hành Windows 8 lên USB. Ở đây phân vùng của tôi được đặt tên là o)

15. o:\windows\system32\bcdboot o:\windows /f ALL /s b: (copy file boot sang phân vùng boot để có thể khởi động từ USB. Ở đây phân vùng boot của tôi được đặt tên là b)

Kết luận

Nếu như laptop đã là một sự phát triển vượt bậc về tính di động, thì Kingston DataTraveler Workspace và Windows To Go còn hơn thế! Đây là thời đại máy tính có mặt ở khắp mọi nơi: văn phòng, nhà riêng, quán net… Vậy tại sao chúng ta phải kè kè chiếc laptop nặng nề bên mình nữa? Với chiếc USB này, bạn sẽ có môi trường làm việc quen thuộc, ứng dụng cần thiết, dữ liệu đầy đủ trên bất kì máy tính nào mà không cần mất công cài đặt, copy rườm rà. Còn gì tiện hơn thế!

Kingston DataTraveler có các mức dung lượng 32 GB, 64 GB và 128 GB. Giá tương ứng trên newegg là 89 và 145 USD (không tìm thấy bản 128 GB).

Ưu:

- Kết cấu chắc chắn.
- Tương thích tốt với tính năng Windows To Go
- Tốc độ cực cao, boot hệ điều hành, sử dụng phần mềm, đọc/ghi dữ liệu nuột nà.
- Giá chấp nhận được.

Có thể bạn quan tâm

Theo Genk.VN

Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012

30 phím tắt "siêu hot" trong Windows 8

Windows 8 Consumer Preview với giao diện người dùng hoàn toàn mới mẻ và các phím tắt cũng sẽ hoàn toàn mới. Bài viết sau giới thiệu một số phím tắt hữu dụng cho người dùng tiết kiệm thời gian.

- Win + Print Screen: chụp ảnh màn hình, hình ảnh sẽ lưu tại thư mục Libraries\Pictures

- Win + C: Mở thanh Charms Bar



- Win + Tab : Mở danh sách Switch List

- Win + Q : Mở giao diện tìm kiếm Metro

- Win + W : Mở giao diện tìm kiếm System Settings

- Win + F : Mở tìm kiếm Files

- Win + Z : Mở tùy chọn tùy chỉnh Metro Apps

- Win + I : Mở Settings Menu

- Win + P : Mở tùy chọn màn hình và thiết lập máy chiếu

- Win + H : Mở giao diện Share

- Win + K : Mở giao diện Devices Settings

- Win + X : Mở giao diện System Utility Settings Menu

- Win + T : Xem 1 cửa sổ thu nhỏ trên Taskbar

- Win + U : Mở giao diện tùy chỉnh Ease of Access Center

- Win + E : Mở Windows Explorer

- Win + R : Mở Run Dialogue Box

- Win + Pause : Mở cửa sổ System Properties

- Win + Enter : Mở Windows Narrator

- Win + Shift + . : Thu hẹp cửa sổ sang phải

- Win + . : Thu hẹp cửa sổ sang trái

- Win + , : Mọi cửa sổ đều trở nên trong suốt

- Win + D : Truy cập nhanh đến màn hình Desktop

- Win + M : Thu nhỏ tất cả ứng dụng

- Win + B : Quay lại Desktop

- Win + J : Di chuyển giữa các ứng dụng Metro

- Win + L : Khóa màn hình

- Win + Page Up/ Page Down : Chuyển đổi giửa màn hình chính và phụ

- Ctrl + Mouse Scroll ( tại giao diện Start Screen) : Phóng lớn màn hình

- Ctrl + Mouse Scroll (tại Desktop) : Thay đổi kích thức icon

- Ctrl + Shift+ N : Tạo thư mục mới trong thư mục hiện tại



Nếu bạn phát hiện thêm các phím tắt mới trong phiên bản Windows 8 Consumer Preview thì hãy cho chúng tôi biết tại bài viết này nhé.

Theo Maskonline/Addictivetips

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Dọn dẹp bộ nhớ Cache trong Windows 8

Một trong những việc giúp bạn tăng tốc máy tính chính là dọn dẹp bộ nhớ cache. Trong Windows 8 tồn tại hai môi trường làm việc desktop và Modern UI. Do đó bạn cần phải biết cách dọn bộ nhớ cache trong cả hai môi trường này.

Dọn Cache cho Desktop


Cách đơn giản và hiệu quả nhất đó là sử dụng một tiện ích như Ccleaner để lau dọn cache của các trình duyệt, thumbnail, font, cache DNS..

Bạn có thể xóa bộ nhớ cache của tất cả các trình duyệt trên máy tính của mình một khi sử dụng Ccleaner một cách tự động (thay vì phải tự làm đối với từng trình duyệt một).

Ngoài việc sử dụng Ccleaner, bạn có thể thử một số cách để tự dọn dẹp cache khác. Ví dụ nếu bạn muốn lau dọn cache thumbnail, bạn có thể sử dụng Disk Cleanup. Tuy nhiên, bạn sẽ không tìm từ khóa “Disk Cleanup” trong trình đơn All Apps, mà phải gõ vào “cleanmgr” ở Start screen, nhấn Enter và chọn cleanmgr.exe từ các kết quả tìm kiếm. Disk Cleanup sẽ mở và quét các tệp tin.




Khi quét xong, bạn chọn “Thumbnail” và nhấn OK.





Đôi khi, bạn có một số vấn đề liên quan đến trình duyệt, bạn cũng có thể cần phải giải phóng cache DNS. Để làm điều này, bạn mở cmd và đánh vào dòng lệnh sau (chú ý: sau ipconfig là một dấu cách): Ipconfig /flushdns






Dọn Cache cho Modern UI

Dưới đây các thao tác mà bạn cần làm để dọn dẹp bộ nhớ cache cho hệ thống. Hãy bắt đầu với Internet Explorer, phiên bản Modern UI.

Bước 1: Bạn mở IE từ Start screen





Bước 2: Kéo thanh Charm lên (di chuyển chuột xuống góc dưới bên phải của màn hình, sau đó nhấn Setting và chọn “Internet Options” từ trình đơn như sau





Bước3: Nhấn nút Delete ở dưới dòng chữ “Delete Browsing History” để xóa




Windows Store

Tiếp theo chúng ta chuyển đến một ứng dụng Modern UI khác. Làm sao để thiết lập lại bộ nhớ cache của Store. Để làm việc đó, nhấn tổ hợp phím Win+R để hiện cửa sổ Run lên. Gõ “WSReset.exe” và nhấn Enter.





Sau đó Store sẽ được mở, bạn thấy thông điệp như sau




Search History

Nếu bạn sử dụng chức năng tìm kiếm của Charm bar thường xuyên, bạn nên xem xét đến việc xóa lịch sử tìm kiếm. Đầu tiên, bật Charms bar, sau đó chọn Setting>PC Settings.





Chọn Search từ khung bên trái, và nhấn nút “Delete history” ở dưới dòng chữ “Search history in Windows”.




Live Tile

Việc cuối cùng bạn cần lưu ý đó là dọn dẹp cache của live tile. Trên Start screen, nhấn tổ hợp phím Win+C hoặc từ Charm bar bạn chọn Settings>Tiles.





Dưới dòng chữ “Clear personal info from my files”, nhấn nút “Clear”





Chú ý rằng tất cả các Tile “sống” sẽ được thiết lập lại như mặc định



Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

15 phím tắt hữu ích cho người dùng Windows 8

Nếu bạn sử dụng Windows 8 trên máy tính bảng thì việc truy cập các ứng dụng là khá dễ dàng. Nhưng nếu thiết bị của bạn không có màn hình cảm ứng, và bạn cũng không thích dùng chuột để di chuyển lòng vòng trên giao diện, các phím tắt sau sẽ giúp bạn làm việc nhanh chóng và hiệu quả hơn.




1. Windows Key + C: Hiển thị thanh Charms.


2. Windows Key + X: Hiển thị thanh tùy chọn nâng cao, bao gồm Windows Control Panel, Command Prompt, Task manager and File Explorer.


3. Windows Key + I: Hiển thị cài đặt cho các ứng dụng đang chạy. Ví dụ, Nếu bạn đang chạy Internet Explorer 10 thì tổ hợp phím tắt này sẽ hiển thị cài đặt Internet.


4. Windows Key + Q: Cho phép bạn tìm kiếm các ứng dụng đã cài đặt.


5. Windows Key + D: Kích hoạt chế độ màn hình Desktop.


6. Windows Key + Tab: Khởi động thanh Task Switch.


7. Windows Key + H: Cho phép bạn chia sẻ các ứng dụng hiện tại. Ví dụ, khi ấn Windows Key +H trên Bring Maps thì bạn có thể gửi e-mail và chia sẻ thông in bản đồ lên các trang mạng xã hội.


8. Windows Key + M: Dùng máy ở chế độ Desktop và thu nhỏ tất cả các ứng dụng của Windows.


9. Windows Key + W: Mở thanh tìm kiếm và thiết lập tìm kiếm.


10. Windows Key +F: Mở thanh tìm kiếm và thiết lập tìm kiếm các tệp cụ thể


11. Windows Key + R: Mở của sổ Run, cho phép bạn khởi động nhanh các ứng dụng bằng cách gõ trực tiếp tên các file chạy (.exe).


12. Windows Key + E: Mở File Explorer để hiển thị My Computer với các ổ đĩa.


13. Windows Key + phím số (1-9): Chuyển về chế độ máy tính để bàn và cho phép bạn lưu chuyển giữa các thanh Task bất kì.


14. Windows Key + (Period key): Cho phép bạn chuyển đổi các thanh làm việc lần lượt từ trái qua phải.


15. Windows Key + Z: Truy cập menu các ứng dụng, hiển thị các tùy chọn đối với ứng dụng đang được kích hoạt.


Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

Key bản quyền cho Windows 8 Developer Preview

Mã Key bản quyền cho Windows 8 Developer Preview
Việc cài đặt hệ điều hành Windows 8 gần như không xảy ra bất kỳ vấn đề gì với đa số người dùng. Cài đặt Windows 8 khá đơn giản và người dùng không cần phải nhập mã giấy phép bản quyền rong quá trình cài đặt.

Tuy nhiên sẽ vô cùng khó khăn khi vì một lý do nào đấy mà người dùng cần phải cài đặt lại hệ điều hành Windows 8, bởi vì quá trình cài đặt lại Windows 8 sẽ yêu cầu người dùng phải nhập mã giấy phép bản quyền để cài đặt.


 Trong tình huống Windows 8 yêu cầu các bạn phải nhập mã giấy phép bản quyền để cài đặt, hãy sử dụng đoạn mã Product Key dưới đây:

Product Key Windows 8 Developer Preview FULL FREE: 6RH4V-HNTWC-JQKG8-RFR3R-36498

Nếu các bạn sử dụng phiên bản Windows 8 Server Developer Preview, hãy sử dụng đoạn mã Product Key dưới đây:

Product Key Windows 8 Server Developer Preview FULL FREE: 4Y8N3-H7MMW-C76VJ-YD3XV-MBDKV

Lưu ý: 2 đoạn mã product key trên chỉ sử dụng được cho phiên bản Windows 8 Developer Preview.
DBS M05479
Quang Cao