Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

Kính nhìn ban đêm quân đội nhân dân Việt Nam

Ống nhòm, ống ngắm bắn ban đêm - có lẽ nhiều người đã thấy... trên phim nước ngoài. Nhưng chắc ít người được biết, vừa qua nhóm nghiên cứu của Viện Vật lý và điện tử (Viện KH&CN Việt Nam) đã chế tạo thành công liền ba loại sản phẩm nhìn ban đêm: kính quan sát một mắt, kính quan sát hai mắt và kính ngắm bắn, giá thành rẻ hơn 35 - 50% so với sản phẩm tương đương nhập ngoại. Đây là những sản phẩm thành công của đề tài cấp nhà nước KC.05.04 "Nghiên cứu công nghệ chế tạo và lắp ráp các linh kiện quang học của thiết bị nhìn đêm dựa trên nguyên lý khuếch đại ánh sáng mờ".

Kính nhìn ban đêm quân đội Việt Nam

Do là sản phẩm công nghệ cao, chủ yếu dùng cho quân sự nên các loại kính ngắm và kính quan sát tầm xa ban đêm thường bị cấm xuất khẩu sang những nước ngoài khối NATO. Nếu có mua được thì giá thành cũng rất cao. Như loại thấp nhất là kính quan sát mini đã có giá 6.000USD, còn giá thành chuyển giao cho một loại kính ngắm thông thường cũng đã lên tới hàng triệu USD. Nếu chủ động nghiên cứu chế tạo kính nhìn ban đêm trong nước, không những giảm giá thành so với nhập nguyên chiếc mà còn có thể đa dạng hóa sản phẩm. Tuy nhiên việc nghiên cứu chế tạo kính nhìn đêm đòi hỏi sự phối hợp của nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ cao mà hiện chỉ có một số nước công nghiệp phát triển là có khả năng thực hiện được.

Kính quan sát

Việc nghiên cứu ban đầu gặp rất nhiều khó khăn do đây là công việc hoàn toàn mới mẻ, trong khi ta lại thiếu cả cơ sở vật chất lẫn tri thức công nghệ, thiếu hẳn những ngành bổ trợ như cơ khí chính xác, vật liệu quang học và hóa chất, thiếu đội ngũ thiết kế, kỹ sư công nghệ và công nhân lành nghề. Đến nay Việt Nam vẫn chưa có định hướng phát triển, chưa có mã ngành khoa học. Chính vì vậy mà nhóm nghiên cứu phải xây dựng một quy trình công nghệ, từ những việc rất nhỏ như tiện ren, gia công chế tạo các cụm chức năng cơ khí... cho đến những công việc đòi hỏi kỹ thuật cao như nghiên cứu lý thuyết và quy trình tạo ảnh các chùm tia theo phân bố Gauss, thiết kế tối ưu các cụm chức năng, nghiên cứu và thực nghiệm các quy trình tạo vạch khắc trên bề mặt thủy tinh quang học... Tổng cộng có tới bảy lĩnh vực cần nghiên cứu, thử nghiệm: quang điện tử - laser; công nghệ màng mỏng, quang học kỹ thuật, cơ khí chính xác, điện tử, điều khiển tự động và xử lý ảnh. "Chúng tôi phải chủ động giải quyết triệt để tất cả mọi khâu từ nghiên cứu, thiết kế cho đến công nghệ chế tạo và lắp ráp cho hầu hết các chủng loại ống kính thiết bị nhìn đêm sử dụng các đầu thu khuếch đại ảnh thế hệ hiện đại" - TS Minh, chủ nhiệm nhóm nghiên cứu cho biết.

Kính đeo trán

Ban đầu là tìm nhập những loại đầu thu khuếch đại ảnh cho ống kính nhìn đêm, đây là một việc không dễ dàng bởi mặt hàng này nhiều nước cấm mua bán. Cuối cùng, nhóm nghiên cứu đã chọn mua loại đầu thu thế hệ XD-4. Loại đầu thu này không những có tính năng tốt mà còn rất bền. "Chính nhờ có quyết định đúng trong việc nhập loại đầu thu trên mà chúng tôi mới tạo được những ống kính thiết bị nhìn đêm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đây còn là một định hướng chiến lược rất quan trọng cho các dự án đầu tư, nghiên cứu phát triển và sản xuất các ống kính thiết bị nhìn đêm ở trong nước, tránh mua phải dây chuyền lạc hậu" - TS Minh nói.
Những ai "chơi" máy ảnh đều biết, muốn nâng cao độ phân giải, độ nét sâu và độ sáng của các ống kính quang học thì phải tăng khẩu độ hay đường kính các thấu kính. Trong các thiết bị quang học cao cấp như ống kính cho camera chuyên dụng, ống kính chụp ảnh hàng không, telescope loại lớn... đường kính các chi tiết thấu kính và gương thường lớn hơn Ø100. Cho đến nay, các máy đánh bóng bề mặt quang học ở Việt Nam chỉ có khả năng gia công thấu kính có đường kính từ Ø 20 đến Ø 80. Muốn tạo được các chi tiết quang học có đường kính lớn hơn Ø 100, nhóm nghiên cứu phải đầu tư một thiết bị đo bán kính mặt cầu có độ chính xác nhất hiện nay, đồng thời thiết kế và chế tạo một máy mài và đánh bóng mặt cầu quang học lớn, một bộ gá tâm thấu kính và các dụng cụ đồ gá cho công đoạn mài rìa và khoan thấu kính với độ đồng trục cực chính xác.

Kính ngắm bắn đêm cho súng đại liên PKMSN

Để tăng độ nét và độ trung thực của màu sắc, một công đoạn khác rất công phu mà nhóm nghiên cứu phải tiến hành là chế tạo các hệ màng mỏng giao thoa nhiều lớp bằng phương pháp bốc hơi trong chân không. Lớp màng mỏng trông như lớp váng dầu trên thấu kính này có tác dụng giảm độ phản xạ, tăng độ truyền qua của mỗi mặt khúc xạ, ngoài ra nó còn có tác dụng bảo vệ bề mặt kính khỏi tác động của hơi ẩm, hơi nước biển hay nấm mốc phá hủy.
kính ngắm bắn đêm cho pháo Zu23-2, bắn mục tiêu mặt đất.

Cùng một loạt quy trình khác như thiết kế tối ưu các hệ thống ống kính đặc thù cho nhìn đêm, xây dựng bộ chương trình cải thiện chất lượng và xử lý hình ảnh, gia công chính xác cho các chi tiết cơ khí khó và phức tạp, đo đạc lắp ráp căn chỉnh ống kính và toàn bộ thiết bị, nhóm nghiên cứu đã chế tạo tương đối đầy đủ các chủng loại ống kính thiết bị nhìn đêm. Qua thử nghiệm trong một số cơ quan của Bộ Công an, sản phẩm kính quan sát một mắt của nhóm nghiên cứu có chất lượng ảnh tương đương với những mẫu tốt nhất cùng loại của nước ngoài. Loại kính nhìn đêm quan sát tầm xa mà nhóm nghiên cứu thiết kế chế tạo "vượt so với đăng ký" có độ phóng đại tới 45 lần. Ở chủng loại kính quan sát hai mắt, nhóm cũng chế tạo "vượt yêu cầu" mẫu kính gắn với mũ lái xe hoặc mũ phi công. Khi tháo kính ra khỏi mũ, nó được sử dụng như loại ống nhòm hai mắt, rất thuận tiện khi quan sát.


Riêng với chủng loại kính ngắm bắn, các chi tiết thấu kính và cơ khí phải có độ chính xác cao hơn hẳn so với loại dùng cho quan sát, chưa kể tất cả các cụm chức năng quang cơ điện tử laser của ống kính phải có kết cấu đặc biệt vững chắc để tránh xô lệch do lực rung rất mạnh khi bắn. Loại kính ngắm bắn mà nhóm nghiên cứu thiết kế chế tạo thành công có thể sử dụng cả ban ngày lẫn trong đêm, quan sát rõ mục tiêu ở tầm 350m.
Tất nhiên từ sản phẩm chế thử đến sản xuất hàng loạt lại là cả chặng đường dài. "Một việc tưởng như đơn giản nhưng lại phải đầu tư rất lớn là phòng sạch vô trùng lắp kính, hoặc buồng khử tĩnh điện khi lắp ráp các mạch điện tử, vật liệu phải tẩm sấy theo quy trình công nghệ để không bị chập mạch, kín khít nước và bảo ôn... chúng tôi vẫn chưa có. Nhưng quan trọng nhất, tất cả những gì thuộc chuyên môn, quy trình công nghệ thì chúng tôi đã nắm được" - Chủ nhiệm nhóm nghiên cứu nói.

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Khám phá sát thủ chống ngầm Việt Nam có thể mua

P-3C Orion là một trong những máy bay tuần tra hàng hải chống ngầm tốt nhất thế giới hiện nay mà Việt Nam đang tiến hành đàm phán mua từ Mỹ.



Tuần tra hàng hải đường không và tác chiến chống ngầm là một trong những nhiệm vụ khá nặng nề đối với những quốc gia có đường bờ biển dài và vùng biển rộng lớn như Việt Nam.

Để thực hiện nhiệm vụ này đòi hỏi máy bay phải có tầm hoạt động xa, trang bị nhiều thiết bị trinh sát đường không tiên tiến để phát hiện các tàu ngầm cùng hệ thống vũ khí đủ mạnh để tiêu diệt chúng.

Theo tạp chí quân sự Jane’s Defence Weekly, Việt Nam đang trong quá trình đàm phán với đối tác Mỹ để mua loại sát thủ chống tàu ngầm này trang bị cho Hải quân nhân dân Việt Nam nhằm đảm bảo công tác tuần tra giám sát hàng hải trên vùng biển rộng lớn.


P-3C Orion có chiều dài 35,6 mét, sải cánh 30,4 mét, cao 11,8 mét, trọng lượng rỗng 35 tấn, trọng lượng cất cánh 64,4 tấn, phi hành đoàn 11 người.


Một trong những máy bay hội tụ đủ các yếu tố nói trên là máy bay tuần tra hàng hải kiêm chống ngầm P-3 Orion của Hãng Lockheed Martin Mỹ. Máy bay được phát triển và đưa vào sử dụng trong Không quân Mỹ từ những năm 1960 và xuất khẩu cho nhiều quốc gia khác trên thế giới.

P-3 Orion rất dễ nhận biết bởi chiếc đuôi “quái dị” nơi chứa thiết bị phát hiện từ tính MAD do tàu ngầm di chuyển gây ra. MAD là một “từ kế” dùng để phát hiện sự xáo trội bất bình thường của từ trường trái đất do tàu ngầm di chuyển trong lòng biển gây ra.



P-3C Orion hội tụ nhiều công nghệ đỉnh cao của thế giới trong nhiệm vụ tuần tra hàng hải và chiến tranh chống tàu ngầm, trong ảnh P-3C Orion đang thả phao định vị tàu ngầm.


Tuy nhiên, để tăng khả năng và phạm vi phát hiện tàu ngầm bằng MAD, máy bay cần phải bay ở độ cao thấp. Ngoài ra, để phục vụ cho nhiệm vụ phát hiện tàu ngầmP-3C Orion còn được trang bị các thiết bị điện tử trinh sát tiên tiến khác như: Hệ thống chiến tranh chống ngầm AN/AAR-78 , radar giám sát đa năng AN/APS-137(V).

Đây là một radar khẩu độ tổng hợp với khả năng lập bản đồ mặt đất với độ phân giải cao, radar có thể phát hiện kính tiềm vọng của tàu ngầm ở cự ly khoảng 30km, phát hiện xuồng cứu sinh ở cự ly 60km. P-3C Orion phát hiện ra tàu ngầm bằng cách đo sự biến thiên của từ trường trái đất hoặc phát hiện kính tiềm vọng, thả phao định vị âm thanh AQA-7.

Ngoài ra, P-3C còn có thể phát hiện tàu ngầm qua hệ thống giám sát điện tử ALQ-78 treo ở cánh, hệ thống này sẽ tự động phát hiện các tín hiệu radar do tàu ngầm phát ra và định vị chúng. Nếu thương vụ này thành công sẽ mở ra một cơ hội mới trong hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Việt Nam và Mỹ.

Đặc biệt, năm 2005 Lockheed Martin đã giới thiệu gói nâng cấp P-3C Orion block IV với nhiều tính năng ưu việt như: Trang bị hệ thống chiến tranh chống ngầm IBM Proteus AN/UYS-1, radar quét mạng pha điện tử chủ động EL/M-2022 của Israel, bổ sung hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu hồng ngoại FLIR, hệ thống phát hiện từ trường AN/ASQ-81 nâng cấp.

Về vũ khí chống ngầm, P-3C Orion có thể mang theo ngư lôi Mark-50 hoặc Mark-46, bom sâu, mìn ở trong khoang chứa bên trong thân. Các giá treo hai bên cánh có thể trang bị tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon, tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick với tổng tải trọng vũ khí lên đến 9 tấn.

P-3C Orion được trang bị 4 động cơ phản lực cánh quạt Allison T56-A-14 với công suất 4.600 mã lực/chiếc. Hệ thống động cơ này giúp máy bay đạt tốc độ tối đa 750km/h, tốc độ hành trình 610km/h. Máy bay có 5 thùng nhiên liệu bên trong thân và 4 thùng nhiên liệu phụ ở 2 bên cánh với tổng dung tích 34.800 lít.

Lượng nhiên liệu này đủ cho máy bay hoạt động ở cự ly 4.400km ở độ cao 8,9km hoặc 2.490km ở độ cao 1,5km cách mặt nước biển. Thời gian hoạt động liên tục lên đến 14 giờ, như vậy với một lần bay, P-3C có thể thực hiện công việc tuần tra giám sát hàng hải suốt dọc chiều dài đường bờ biển Việt Nam.

Việc đàm phán mua máy bay tuần tra hàng hải chống ngầm P-3C Orion từ Mỹ có thể coi là một lựa chọn rất hợp lý trong việc đáp ứng nhiệm vụ tuần tra hàng hải và chống ngầm trong tình hình mới.

Tàu ngầm Kilo Hà Nội sẵn sàng về nước

Theo Itar-Tass, các thử nghiệm đối với tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên đóng cho Hải quân Việt Nam đã kết thúc thành công. Tàu chuẩn bị được bàn giao cho Việt Nam vào cuối năm nay.


Tàu ngầm Hà Nội, một trong 6 tàu ngầm mà Nga đóng cho Việt Nam, đã thực hiện hơn 100 lần thử nghiệm lặn ở nhiều độ sâu khác nhau. Các thử nghiệm đều đạt và vượt yêu cầu đề ra. Hiện nay tàu ngầm đang có mặt tại nhà máy đóng tàu Admiraltei Verfi. Theo kế hoạch, nhà máy sẽ bàn giao tàu ngầm Hà Nội cho Hải quân Việt Nam vào cuối năm nay.

Nhà máy Admiraltei Verfi sẽ đảm bảo bàn giao cho Hải quân Việt Nam 2 tàu ngầm xuất khẩu đầu tiên trong năm nay. Ngoài ra, lễ hạ thủy chiếc thứ 3 trong hợp đồng đã được lên kế hoạch vào tháng 8: “Nhà máy sẽ phải đảm bảo bàn giao cho Hải quân Việt Nam hai chiếc tàu ngầm xuất khẩu. Việc hạ thủy chiếc thứ 3 đã được lên kế hoạch vào tháng 8 năm nay. Chiếc thứ 4 trong hợp đồng cũng sẽ được khởi đóng trong năm nay”, nguồn tin cho hay.

Trước đó, một nguồn tin khác của Itar-Tass trong ngành công nghiệp quốc phòng nói rằng: “Các thử nghiệm nhà nước đối với tàu ngầm đầu tiên sẽ kết thúc trong mùa hè này. Đến tháng 9 năm nay sẽ diễn ra một số thử nghiệm tiếp nhận - bàn giao, sau đó chiếc tàu ngầm này sẽ được bàn giao cho bên đặt hàng”.

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Việt Nam sắp có UAV khủng hơn loại mua của Israel?

Nhà sản xuất máy bay chiến đấu Irkut của Nga vừa kí kết hợp đồng sản xuất máy bay không người lái (UAV) loại nhỏ với Việt Nam.

Trả lời nhật báo Nga Izvestia, Tổng giám đốc Irkut Engineering, một công ty con của tập đoàn Irkut, ông Yury Malov, nói bản hợp đồng trị giá 10 triệu đôla vừa được ký với Hội Hàng không vũ trụ Việt Nam (VASA) vào hôm thứ tư, 14/3.

Theo báo Nga, Irkut dự kiến sẽ chế tạo loại máy bay không người lái, kích cỡ mini, có kèm theo cả hệ thống anten truyền dữ liệu mặt đất và hệ thống điều khiển từ xa và máy phóng.

Tập đoàn Irkut đã sản xuất nhiều loại máy bay không người lái xuất khẩu nhiều nước trên thế giới

Bên cạnh đó, Irkut sẽ "giúp đào tạo phía Việt Nam sử dụng và bảo trì máy bay” cho đến khi VASA có kinh nghiệm tự chế tạo được máy bay không người lái này, ông Malov nói.

Trọng lượng của UAV trang bị hệ thống hạ cánh bằng dù là gần 100 kg. Máy bay sẽ có thể bay liên tục trên không đến 16 giờ. Ông Malov còn cho biết thêm, trước tiên, những chiếc UAV này sẽ được sử dụng vào mục đích dân sự, nhưng trong tương lai có thể sẽ được sử dụng cho mục đích quân sự.

Ngoài ra, Việt Nam quan tâm nhất đến các UAV không đòi hỏi sân bay trú đóng.Trước đó, Irkut đã chế tạo cho Bộ Quốc phòng Belarus loại UAV Irkut-10 có trọng lượng 8,5 kg, có thể bay liên tục trên không không quá hai giờ.


Những chiếc UAV trong tương lai của Việt Nam sẽ như thế này

Nga đã đóng vai trò chủ lực trong quá trình hiện đại hóa quân đội, đặc biệt là hải quân của Việt Nam. Việt Nam đang hy vọng sẽ tự sản xuất tàu chiến ở trong nước theo bản quyền của nước ngoài. Năm ngoái, nhà máy đóng tàu Hồng Hà cho biết đã lần đầu tiên đóng mới thành công tàu pháo có vũ khí điều khiển tự động dựa trên bản thiết kế và việc giúp đỡ về kĩ thuật của kĩ sư Nga.

Quân đội Việt Nam cũng đặt hàng sáu tàu ngầm hạng Kilo từ Nga với tổng trị giá 1.8 tỉ USD đồng thời có kế hoạch mua thêm hai hộ tống hạm Gepard của nước này.

Cách đây ít lâu một số tờ báo của Israel cho biết: “Ngành công nghiệp máy bay không người lái của Israel (CAP) đã có một số hợp đồng với doanh số trị giá hơn 1,1 tỷ USD cho các "khách hàng ở châu Á", theo đài phát thanh "Kol Yisrael".

Những "khách hàng" ở châu Á là ai - không được tiết lộ rõ ràng. "Chúng tôi có thể giả định một trong những nước sau đây - Ấn Độ, Hàn Quốc và ở mức độ ít hơn - Việt Nam và Đài Loan. CAP chỉ cho biết rằng giao dịch sẽ được thực hiện trong bốn năm tới".

UAV Việt Nam bay thử nghiệm

Hệ thống UAV TITAN do Công ty Đông Giang Việt Nam tự nghiên cứu, thiết kế sản xuất cho mục đích hoạt động dân sự và quân sự.

Dưới đây là một số hình ảnh thử nghiệm UAV TITAN do công ty Đông Giang cung cấp:

UAV TITAN thiết kế phục vụ cho mục đích dân sự và quân sự.


Cận cảnh "thiết bị quan sát" - máy ảnh số NIKON trên UAV TITAN.


Chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến bay, UAV thiết kế một chong chóng chính và chong chong đuôi ổn định. TITAN có khả năng cất hạ cánh hoàn toàn tự đông, bay theo lập trình định sẵn.


UAV TITAN đạt tầm bay 10km, tốc độ tối đa 80km/h.


Va li điều khiển (màu vàng trong cốp xe) gọn nhẹ, dễ mang vác. Bên trong vali chứa phần điều khiển với 3 màn hình quan sát hoạt động.


Hoặc UAV TITAN có thể điều khiển thông qua bộ điều khiển cầm tay.


UAV TITAN trưng bày tại Triển lãm - Hội nghị Quốc tế Mobile Vietnam 2012.


Cận cảnh giá điều khiển thiết bị camera quan sát, cảm biến trên UAV TITAN.


UAV TITAN trang bị động cơ xăng đốt trong và 2 bình xăng loại 3 lít.


Nhìn từ đuôi UAV TITAN, bố trí 2 ống xả khói động cơ.

Theo Đất Việt

Việt Nam có thể mua UAV của Israel?

Theo trang tin Kol Israel của Israel cho biết có thể trong 4 năm nữa Việt Nam sẽ là khách hàng mua máy bay không người lái của nước này.

4 năm tới Việt Nam sẽ có những chiếc máy bay không người lái của Israel.

Theo đó, tờ báo này nói rằng:“Ngành công nghiệp máy bay không người lái của Israel (CAP) đã có một số hợp đồng với doanh số trị giá hơn 1,1 tỷ USD cho các "khách hàng ở châu Á", theo đài phát thanh "Kol Yisrael".

Những "khách hàng" ở châu Á là ai - không được tiết lộ rõ ràng. "Chúng tôi có thể giả định một trong những nước sau đây - Ấn Độ, Hàn Quốc và ở mức độ ít hơn - Việt Nam và Đài Loan. CAP chỉ cho biết rằng giao dịch sẽ được thực hiện trong bốn năm tới.

"Theo tuần báo Quốc phòng Jane," công bố dữ liệu cho thấy công ty điện tử công nghiệp Elta của Israel đã làm việc với Việt Nam vào năm 2005, nhiều bộ thiết bị quân sự và vô tuyến điện tử đã được cung cấp. Trong thời gian 2004-2005, khá nhiều các cuộc đàm phán để ngành công nghiệp quan sự Israel cung cấp các sản phẩm cho Việt Nam.

Ngoài ra, phía Việt Nam quan tâm nhiều hơn đến các thiết bị pháo binh tầm xa và hệ thống thiết bị thông tin liên lạc, phía Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm mạnh mẽ. Cũng có ý kiến cho rằng Việt Nam hy vọng phía Israel sẽ hiện đại hóa các sản phẩm của Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam.

Bên cạnh đó tờ The Straits Times của Singapore cũng cho biết Việt Nam đã từng đàm phán để mua tên lửa Extra của Israel, theo cơ quan Công nghệ Hàng không Israel (IAI) cho biết loại tên lửa phòng thủ tầm ngắn này có tầm bắn hơn 150 km, mang đầu đạn 125 kg. Sai số trong bắn trúng mục tiêu vào khoảng 10 mét trọng lượng phóng 450 kg

Tên lửa tầm ngắn hiện đại EXTRA của Israel

Trong khi đó, đạn pháo 155 mm tiêu chuẩn của Mỹ được cho là có CEP là 200-300 m ở tầm bắn khiêm tốn hơn nhiều. Tên lửa EXTRA có đường kính 30 cm, chiều dài 3, 97m tương tự như đạn của hệ thống rocket phóng loạt M270 MLRS của Mỹ. EXTRA có thể mang đầu đạn nổ mạnh hoặc đầu đạn chùm. EXTRA có thể phóng từ hệ M270 MLRS có trong trang bị của Mỹ, Israel và nhiều nước khác.

Tên lửa được trang bị hệ dẫn quán tính dựa vào GPS của hãng IAI và sử dụng một động cơ phát khí để điều chỉnh quỹ đạo bay. Dữ liệu về mục tiêu được nạp vào tên lửa trước khi phóng đi, sau khi phóng tên lửa tự điều khiển và bay tới mục tiêu.

EXTRA có khả năng phóng từ nhiều loại phương tiện mang, được ghép thành cụm ống phóng 4 quả để phóng từ mặt đất. Cụm ống phóng có thể lắp lên xe tải cơ động cao hoặc tại trận địa cố định. Đạn EXTRA để trong contenơ kín nên có tuổi thọ dài và chi phí bảo dưỡng rất thấp.


Trong tương lai Việt Nam và Israel sẽ tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác về quốc phòng và sản xuất vũ khí

Với những vũ khí mới tối tân và hiện đại Việt Nam có thể mua được của Israel rõ ràng sức mạnh của quân đội nhân dân Việt Nam sẽ mạnh hơn bao giờ hết giúp quân và dân ta có đủ khả năng bảo vệ vùng trời, vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc mà cha ông đã giữ gìn hàng nghìn năm nay.

theo Israel, tuần báo Quốc phòng Jane, Straits Times

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

SÚNG NGỰA TRỜI

Là loại vũ khí thô sơ có hình con ngựa trời, dùng phóng các mảnh kim loại, thuỷ tinh, đá vụn để sát thương sinh lực địch. 


Cấu tạo gồm: Nòng bằng kim loại (ống nước, ống tôn) đường kính 35-70 mm, dài 0,4-0,8 mét, đáy nòng bịt kín (hàn hay đập dẹt) đặt trên hai chân chống, gần đáy nòng khoan một lỗ để lắp cơ cấu cò hay bộ phận phát hoả đơn giản. Trong nòng nhồi thuốc phóng (thường dùng thuốc đen), tấm đệm bằng gỗ và các mảnh gang, sắt, mảnh sành, thuỷ tinh, đá, bi xe đạp...có thể ngâm nọc rắn độc, nước tiểu).

Cự ly phóng mảnh tới 150 mét, sát thương sinh lực địch khoảng cách tới 100 mét.

Súng ngựa trời sản xuất tháng 1 năm 1960, sử dụng ở ba xã Đình Thuỷ, Bình Khánh, Phước Hiệp và một số trận chống càn ở Bến Tre. Sau đó súng được sử dụng phổ biến trong du kích đồng bằng sông Cửu Long và Nam Bộ đầu những năm 60 của thế kỷ XX.


Một model Súng Ngựa Trời khác

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Sát thủ diệt hạm “đáng sợ” nhất thế giới của Việt Nam

Đông Nam Á đang trở thành đích đến cho nhiều loại sát thủ diệt hạm thuộc loại hàng đầu thế giới hiện nay. Trong bối cảnh tác chiến hải quân đang trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển quân sự của thế giới, khu vực Đông Nam Á cũng không phải là ngoại lệ. Những năm gần đây, các nước Đông Nam Á đầu tư rất mạnh cho lực lượng hải quân. Chính vì thế rất nhiều sát thủ diệt hạm đẳng cấp thế giới đã xuất hiện trong biên chế hải quân các nước trong khu vực.

P-800 Yakhont - sát thủ đẳng cấp nhất khu vực

Với tốc độ nhanh gấp 2,5 lần tốc độ âm thanh (khoảng 2.750km/h) tầm bắn lên đến 300km, P-800 Yakhont là loại tên lửa chống tàu đáng sợ nhất thế giới hiện nay.

Chương trình phát triển được khởi xướng từ năm 1983, tên lửa được giới thiệu vào năm 1999, ngay khi tên lửa chống tàu P-800 Yakhont xuất hiện nó đã làm “lu mờ” các loại tên lửa chống tàu khác trên thế giới bởi khả năng tác chiến mạnh mẽ của nó.

Tên lửa có chiều dài 8,9m, đường kính 0,7m, sải cánh khi xòe 1,7m, trọng lượng 3 tấn. Tên lửa được trang bị một động cơ tăng cường nhiên liệu rắn, động cơ này sẽ đưa tên lửa vượt qua tốc độ âm thanh và động cơ ramjet nhiên liệu lỏng sẽ được kích hoạt đưa tên lửa đạt tốc độ gấp 2,5 lần tốc độ âm thanh.



Xe mang phóng tên lửa P-800 Yankhont của Việt Nam.

P-800 Yakhont được trang bị đầu tự dẫn radar thụ động có thể phát hiện mục tiêu tới 50km. Tên lửa có 2 chế độ bay, ở chế độ bay thấp tầm bắn đạt 120km, ở chế độ bay hỗn hợp tầm bắn tới 300km. P-800 được trang bị đầu đạn bán xuyên giáp nặng 250kg, bán kính lệch mục tiêu chỉ khoảng 5-10m.

Tên lửa được phóng từ các ống phóng thẳng đứng trên các tàu chiến hoặc từ bệ phóng di động trên đất liền, biến thể này được gọi là K-300P Bastion. Hệ thống này được trang bị cho lực lượng phòng thủ bờ biển.

Hải quân Việt Nam được Nga xuất khẩu hệ thống K-300P Bastion để trang bị cho lực lượng phòng thủ bờ biển, đưa Việt Nam trở thành khách hàng đầu tiên của hệ thống tên lửa chống tàu đẳng cấp này.

Ngoài ra, Indonesia cũng được xuất khẩu biến thể trang bị trên tàu chiến lớp Van Speijk. P-800 Yakhont không chỉ là loại tên lửa chống tàu mạnh nhất Đông Nam Á mà còn cả khu vực châu Á.

RGM-84 Harpoon

Là loại tên lửa chống tàu chủ lực của khối NATO, RGM-84 Harpoon chắc chắn là loại tên lửa chống tàu không thể thiếu trong hải quân các nước có mối quan hệ thân thiết với Washington. Đây là loại tên lửa chống tàu chủ lực của Hải quân Singapore, Thái Lan và Malaysia.

Điểm mạnh của loại tên lửa này là hệ thống điện tử tinh vi và quỹ đạo bay độc đáo để tăng khả năng tiêu diệt mục tiêu cũng như khả năng sống sót cao trong môi trường tác chiến điện tử mạnh và các biện pháp đánh chặn.


Tên lửa hành trình chống tàu RGM-84.

Tên lửa dài 4,6m, đường kính 0,34m, trọng lượng chỉ 691kg, RGM-84 Harpoon là một loại tên lửa chống tàu tốc độ dưới vận tốc âm thanh được dẫn hướng kết hợp dẫn hướng quán tính và radar chủ động. Điểm độc đáo nữa của loại tên lửa này là được trang bị radar đo độ cao để bay lướt mặt biển tránh sự phát hiện bằng radar.

Tầm bắn của RGM-84 Harpoon khoảng 124km tùy biến thể, loại tên lửa này đã có thành tích tham chiến khá ấn tượng. Vào năm 1986, tên lửa Harpoon đã bắn chím ít nhất 2 tàu tuần tra của Libya trên vịnh Sidra, đây là loại tên lửa chống tàu được sản xuất nhiều nhất trong khối NATO với hơn 7.000 quả.

Kh-35 Uran E

Loại tên lửa này được NATO đặt tên là SS-N-25 Switchblade, tên lửa này còn được biết đến với biệt danh Harpoonski vì có có vẻ bên ngoài rất giống biến thể phóng từ trên không AGM-84 Harpoon của Mỹ. Kh-35 được thiết kế để đánh chìm các chiến hạm có tải trọng lên đến 5.000 tấn.

Tên lửa có thiết kế khí động học khá “mi nhon”, đây được coi là một bước đột phá trong thiết kế tên lửa chống tàu vốn rất “hầm hố” của Nga trước đây. Tên lửa được trang bị động cơ tăng cường nhiên liệu rắn để khởi động và sử dụng động cơ phản lực cánh quạt để đẩy tên lửa đi.


Tàu tên lửa Việt Nam phóng tên lửa Kh-35.

Kh-35 được dẫn hướng kết hợp quán tính và radar thụ động cùng với một radar đo độ cao để tấn công mục tiêu, radar ARGS-35E của tên lửa có khả năng khóa mục tiêu ở cự ly 20km. Tên lửa có tầm bắn 130 km.

Biến thể xuất khẩu của nó là Kh-35 Uran E hiện là loại tên lửa chống tàu trên tàu chiến chủ lực của Hải quân nhân dân Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam đã được Nga chuyển giao công nghệ để sản xuất loại tên lửa này trong nước.

MM-40 Exocet

Exocet là một trong những sát thủ săn hạm đáng gờm trên thế giới. Tên lửa có thiết kế khí động học khá nhỏ gọn với khả năng cơ động cao, nó được thiết kế để tiêu diệt các tàu chiến từ nhỏ đến trung bình.

Tuy vậy, với chiến thuật bắn loạt số lượng lớn, loại tên lửa “mi nhon” này vẫn đủ sức đánh chìm cả những tuần dương hạm thậm chí là cả tàu sân bay. Tên lửa dài 4,7m, đường kính 0,34m, trọng lượng chỉ 670kg sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn.


Tên lửa chống tàu MM40 Exocet.

Tên lửa được dẫn đường kết hợp dẫn đường quán tính và radar chủ động, điểm mạnh của loại tên lửa này là nó có khả năng bay rất thấp cách mặt biển chỉ từ 1-2m nên rất khó bị phát hiện bằng radar trên các tàu chiến.

Tên lửa Exocet có thể phóng từ tàu chiến, tàu ngầm, máy bay tầm bắn tối đa với biến thể đầu tiên là 72km, biến thể nâng cấp gần đây có tầm bắn tới 180km.

Tên tuổi của tên lửa chống tàu Exocet được thế giới biết đến khi Hải quân Argentina sử dụng biến thể phóng trên không đánh trúng tàu khu trục HMS Sheffied (Hải quân Anh) gây thiệt hại không thể khắc phục cho con tàu này vào năm 1982.

Exocet hiện nay là loại tên lửa chống tàu chủ lực của hải quân Hoàng gia Brunei, Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Riêng Hải quân Hoàng gia Malaysia sử dụng biến thể phóng từ tàu ngầm trang bị cho tàu ngầm lớp Scorpene của nước này.

Tàu ngầm Kilo Việt Nam sẽ vượt trội Kilo Trung Quốc

Hai tàu ngầm Project 636 (lớp Kilo) đầu tiên, được đóng cho Hải quân Việt Nam, sẽ được gửi tới khách hàng trong năm 2013.

RIA Novosti trích dẫn lời phỏng vấn của ông Andrey Baranov, Phó tổng giám đốc phụ trách kinh tế đối ngoại và hợp tác kỹ thuật quân sự với nước ngoài của Viện thiết kế và đóng tàu Rubin cho biết hôm 16/2.

Ông Baranov nhắc lại rằng, trong tháng 12/2009, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã ký một hợp đồng đặt hàng 6 tàu ngầm Project 636 của Nga với số tiền khoảng 2 tỷ USD. Hợp đồng này sẽ được hoàn thành vào năm 2016.

Hai tàu ngầm Kilo đầu tiên sẽ được Nga bàn giao cho Việt Nam trong năm nay.


"Hai tàu ngầm Kilo đầu tiên đã được hạ thủy trong năm 2012, chiếc đầu tiên đang thử nghiệm gần Kaliningrad. Trong năm 2013, hai tàu ngầm này sẽ được chuyển giao cho khác hàng. Đây sẽ là một sự kiện rất quan trọng, thu hút sự chú ý của thế giới", ông Baranov nhấn mạnh.

Theo lời của ông này, trong năm 2013, sẽ có thêm 2 chiếc tàu ngầm Kilo (thứ ba và thứ tư) của Việt Nam cũng sẽ được hạ thủy.

Ông Baranov lưu ý rằng, tàu ngầm Project 636 được cung cấp cho một khách hàng nước ngoài, có sự khác biệt đáng kể so với tàu ngầm Project 877 EKM mà Nga đã rất thành công trong việc xuất khẩu ra nước ngoài từ những năm 1980. Biến thể cũ của Project 877 EKM đã được Trung Quốc mua và biên chế trong hải quân nước này. "Cấu trúc của tàu cũng như các đặc điểm kỹ thuật vẫn được giữ kín, nhưng "hạt nhân" là các thiết bị điện tử và hệ thống đảm bảo sự sống cho thủy thủ đoàn, nói chung là rất hiện đại", ông Baranov nói.

Tàu ngầm Kilo 636 có lượng giãn nước 3.100 tấn, tốc độ 20 hải lý/giờ, lặn sâu đến 300 m, thuỷ thủ đoàn gồm 52 người. Vũ khí của tàu gồm ngư lôi 533 mm với sáu ống phóng, mìn, tên lửa hành trình Kaliber.

Các sĩ quan cao cấp gốc Việt của quân đội Mỹ

Chưa có số liệu chính xác về quân nhân Mỹ gốc Việt trong quân đội hiện đại nhất thế giới hiện nay, nhưng theo thống kê sơ bộ, số sĩ quan người Việt khá đông, có thể lên đến 1.000 người, trong đó đại tá là quân hàm cao nhất, có trên 20 vị.

Điều kiện được thăng quân hàm cấp tướng của quân đội Mỹ: Phải mang quân hàm đại tá 3 năm; là Chỉ huy trưởng xuất sắc; giữ phương vị chỉ huy suốt thời gian ấn định; do Hội đồng thăng cấp chọn lọc; do Tư lệnh quân chủng đề nghị lên Bộ trưởng quốc phòng; được Thượng viện xét duyệt và do Tổng thống quyết định.

Theo hệ thống thăng quân hàm cấp tướng của quân đội Mỹ, sĩ quan đại tá Bộ binh, Không quân và Thuỷ quân lục chiến trước tiên sẽ được thăng chuẩn tướng, còn đại tá Lực lượng phòng vệ bờ biển và Hải quân thăng cấp phó đô đốc. Vậy, ai sẽ trở thành tướng gốc Việt đầu tiên trong quân đội Mỹ?

Đại tá Nguyen Hung là một trong những sĩ quan gốc Việt sáng giá, có thể được thăng quân hàm cấp tướng trong quân đội Mỹ. Ông hiện là Chỉ huy trưởng Phân khu Ohio Valley Loouisville thuộc Lực lượng phòng vệ bờ biển.

Đại tá Nguyen Hung: Chỉ huy trưởng Phân khu Ohio Valley Loouisville, Lực lượng phòng vệ bờ biển Mỹ.

Theo hồ sơ cá nhân, sĩ quan gốc Việt Nguyen Hung được thăng quân hàm đại tá vào năm 2007. Tháng 6/2010, ông là một trong số hơn 200 đại tá thuộc Lực lượng duyên phòng được chọn thăng cấp Phó đô đốc. Cùng năm, ông được đề cử vai trò đồng Chủ tịch (CO- Chair of the injury) phối hợp điều tra giữa Lực lượng phòng vệ bờ biển và Bộ Nội vụ Mỹ để tìm ra nguyên nhân đưa đến tử vong của 11 công nhân làm việc tại dàn khoan Deepwater Hirizon bị chìm và những hậu quả do dầu loang ảnh hưởng đến môi sinh vùng vịnh.

Luong Xuan Viet được phong quân hàm đại tá từ năm 2009. Ông từng nắm quyền chỉ huy nhiều đơn vị trong Không quân Mỹ, như: giữ chức Chỉ huy phó hành quân Quân đoàn Không vận 18 từ tháng 2/2008, rồi Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn 505 nhảy dù, Toán chiến đấu Lữ đoàn 3, Sư đoàn không vận 82 và hiện nay là Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3, Sư đoàn Không vận 101.

Đại tá Luong Xuan Viet: Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3, Sư đoàn Không vận 101.

Đại tá Luong Xuan Viet được mệnh danh là người hùng trở về từ chiến trường Afghanistan. Dưới tài lãnh đạo và chỉ huy của ông, Lữ đoàn 3 Nhảy dù với quân số 9.000 sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ đã hoàn thành xuất sắc bình định lãnh thổ khu vực trách nhiệm, được xem như là một chiến thắng lớn. Sau 13 tháng chiến đấu tại chiến trường nổi tiếng khắc nghiệt đầy nguy hiểm này, Lữ đoàn 3 Nhảy dù chỉ bị thiệt hạị nhẹ, với tổn thất 17 quân nhân.

Được biết, bên cạnh việc tốt nghiệp ĐH Southern California chuyên ngành sinh hóa, đại tá Viet còn có bằng cao học về khoa học quân sự. Ông từng được đào tạo tại các trường quân sự, như: Airborn school, Ranger school, The Infantry Officer Basic and Advanced Courses, Command and General Staff College, Joint Forces Staff College.

Bác Sĩ Mylene Tran Huynh (tên Việt Nam là Tran Thi Phuong Đai), 44 tuổi, Giám đốc cơ quan y khoa của Không quân Mỹ (Air Force Medical Service - AFMS) thuộc Chương trình chuyên viên y tế quốc tế (International Health Specialist - IHS), đã được thăng quân hàm đại tá vào ngày 14/5/2010.

Mylene Tran Huynh: Nữ đại tá Không quân Mỹ

Ở chức vụ Giám đốc AFMS, Tran Huynh có trách nhiệm thiết lập các qui định, hướng dẫn và giám sát cho 65 nhân viên thuộc quyền ở 15 địa điểm khác nhau trên thế giới và cho cả 150 nhân viên quân y của Không lực Mỹ thuộc chương trình IHS.

Sau khi tốt nghiệp văn bằng cử nhân và bác sĩ y khoa tại ĐH Virginia, Mylene Tran phục vụ trong Không lực Mỹ suốt 18 năm và hướng dẫn 25 cuộc trao đổi hợp tác về y tế ở 15 quốc gia, trong đó có hai lần ở Việt Nam. Cụ thể, nhóm công tác của bà đã thực hiện những cuộc giải phẫu và săn sóc y tế cho hơn 3.000 người tại Huế và vùng phụ cận, kể cả xây dựng lại hạ tầng cơ sở cho các trường học. Trong những ngày làm việc ở Việt Nam (mỗi ngày 10 giờ, còn ban đêm phải họp bàn để trao đổi về công việc trong ngày), nhóm đã mang lại ánh sáng cho 63 bệnh nhân nhờ mỗ cataract; giải phẫu tim cho một em bé bốn tháng; khám, cấp thuốc cho 2.000 bệnh nhân có bệnh tim và huyết áp cao; khám chữa răng cho 2.711 người; khám chữa mắt cho 1.000 người khác; cấp phát 900 kính đọc sách và biên toa thuốc cho hơn 10.000 bệnh nhân...

Ngoài ra, nhóm của đại tá Huynh còn trao đổi về những kỹ thuật lâm sàng cũng như giải phẫu với đối tác Việt Nam và thuyết trình kiến thức y khoa ở ĐH Huế. Ngược lại, họ cũng học được của đồng nghiệp Việt Nam một số phương cách chữa bệnh như chữa mồ hôi tay bằng phương thức đông y cổ truyền...

Có thể nói, thành tựu của nữ bác sĩ Mylene Tran không những là một niềm vinh dự của riêng bà, mà còn của cả cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Tuy nhiên, điều đáng ca ngợi nơi Mylene hơn nữa là trong khi đang sống một cuộc sống tự do và hạnh phúc nơi xứ người, bà vẫn không quên nguồn cội, đã nhiều lần trở về Việt Nam để cung cấp chăm sóc y tế cho người nghèo và thiếu may mắn...

Như vậy, bên cạnh 3 đại tá gốc Việt trên, trong quân đội Mỹ vẫn còn rất nhiều những sĩ quan gốc Việt tiềm năng. Tuy nhiên, dù là người Việt nào trở thành tướng đầu tiên thì cũng là niềm tự hào của cộng đồng cả trong và ngoài nước./.

Cục Thông tin Đối ngoại (AFIS) - Bộ Thông tin và Truyền thông

Vietnam Airlines vay 100 triệu USD mua siêu máy bay

Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa ký hợp đồng vay khoản tín dụng trị giá 100 triệu đôla Mỹ với Ngân hàng Eximbank để mua máy bay Boeing 787.

Đây là hợp đồng thứ 2 được Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) ký với Vietnam Airlines nhằm hỗ trợ hãng hàng không này phát triển đội bay mới.


Lễ ký hợp đồng tín dụng 100 triệu USD giữa Vietnam Airlines và Exinbank.


Vietnam Airlines cho biết khoản vay 100 triệu USD này sẽ được hãng dùng làm tiền đặt cọc cho dự án sắm mới 8 máy bay Boeing 787. Dự kiến, chiếc Boeing 787 đầu tiên sẽ được giao vào quý II năm 2015. Số còn lại sẽ được nhập về trong các năm tiếp theo.

Cũng theo Vietnam Airlines, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, hãng sẽ mua và thuê tổng số 19 chiếc Boeing 787 để thay thế cho loại máy bay Airbus A330 đang khai thác trên các chặng bay quốc tế.


Boeing 787 là dòng máy bay chở khách cỡ lớn đầu tiên trên thế giới, được gọi là “giấc mơ bay”, tận dụng triệt để công nghệ pin lithium - ion. Đây là công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường.

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

Bảo vệ chủ quyền bằng sức mạnh toàn dân

Luật biển Việt Nam gồm 7 chương, 55 điều, quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.


Tàu của ngư dân Quảng Ngãi bị sự cố tại vùng biển Hoàng Sa đã được tàu cảnh sát biển Vùng II đến cứu - 

Luật cũng quy định các hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo. Trong đó có quy định: Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển kinh tế biển.

Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Một trong những nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển được nêu trong Luật biển Việt Nam là: “Nhà nước giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế”.
Theo báo cáo giải trình, tiếp thu của Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự án Luật biển Việt Nam, việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia bằng biện pháp hòa bình là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời là một nguyên tắc đã được ghi nhận trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Hiến chương ASEAN, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển.
Báo cáo cũng cho biết biện pháp hòa bình đề cập trong các văn bản này bao gồm nhiều loại với các mức độ khác nhau từ thương lượng, đàm phán, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án quốc tế cho đến việc sử dụng những tổ chức hoặc những định chế khu vực hoặc các biện pháp hòa bình khác tùy theo sự lựa chọn của các bên.
Bên cạnh đó, việc ghi nhận nguyên tắc này hoàn toàn không loại trừ quyền phòng vệ chính đáng của nước ta, bởi vì ngay trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc cũng thừa nhận quyền tự vệ chính đáng của cá nhân hay tập thể khi thành viên của Liên Hiệp Quốc bị tấn công vũ trang cho đến khi Hội đồng Bảo an áp dụng những biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

Truy đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm

Luật biển Việt Nam dành trọn chương II để quy định về “vùng biển Việt Nam”, trong đó có các quy định về: xác định đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa... Cũng trong chương II Luật biển Việt Nam nêu rõ: “Đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam”.
Đảo thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì có nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Đảo đá không thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Theo Luật biển Việt Nam, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam nếu các tàu thuyền này đang ở trong nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam.
Quyền truy đuổi được tiến hành sau khi lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển đã phát tín hiệu yêu cầu tàu thuyền vi phạm hay có dấu hiệu vi phạm pháp luật dừng lại để tiến hành kiểm tra nhưng tàu thuyền đó không chấp hành.
Việc truy đuổi có thể được tiếp tục ở ngoài ranh giới của lãnh hải hay vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam nếu được tiến hành liên tục, không ngắt quãng. Quyền truy đuổi cũng được áp dụng đối với hành vi vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm trong phạm vi vành đai an toàn và trên các đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Việc truy đuổi của các lực lượng tuần tra, kiểm soát Việt Nam chấm dứt khi tàu thuyền bị truy đuổi đi vào lãnh hải của quốc gia khác.
Về phát triển kinh tế biển, Luật biển Việt Nam quy định Nhà nước ưu tiên tập trung phát triển các ngành kinh tế biển sau đây: tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu, khí và các loại tài nguyên, khoáng sản biển; vận tải biển, cảng biển, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, phương tiện đi biển và các dịch vụ hàng hải khác; du lịch biển và kinh tế đảo; khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản...

(báo Tuổi Trẻ)

Chuyên gia nước ngoài điểm quân số, vũ khí Việt Nam

Tháng 6 năm nay, Việt Nam đã yêu cầu Mỹ gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương để phục vụ việc nâng cấp quân sự đang diễn ra. Carlyle A. Thayer, Giáo sư Đại học New South Wales tại Học viện Quốc phòng Úc thảo luận về hiện đại hóa quân sự của Việt Nam.



Quân đội Nhân dân Việt Nam

Theo đó trên tờ Global Insider đã có bài phỏng vấn Giáo sư Carlyle A. Thayer, Đại học New South Wales tại Học viện Quốc phòng Úc về việc hiện đại hóa quân sự gần đây cũng như phương hướng trong tương lai trước tình hình tranh chấp ngày càng căng thẳng ở Châu Á Thái Bình Dương. Ông cho biết:
Quân đội nhân dân Việt Nam (VPA - Vietnam People's Army) có tổng số 482.000 lực lượng chính, bao gồm bộ binh khoảng 412 ngàn người, hải quân khoảng 42 ngàn người và phòng không không quân khoảng 30 ngàn người. Các lực lượng vũ trang cũng bao gồm 40 ngàn người. Lực lượng bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển vững mạnh, lực lượng bán quân sự và lực lượng dự bị ước tính khoảng 5 triệu người.

VPA vẫn còn là một lực lượng được đánh giá tốt trên quy mô bốn điểm (yếu, trung bình, tốt, rất tốt) trong khả năng để bảo vệ lãnh thổ và trong khả năng để thực hiện vai trò như cảnh sát khu vực.


Việt Nam đang nỗ lực hiện đại hóa quân đội bằng nhiều hợp đồng vũ khí lớn

Các nỗ lực hiện đại hóa VPA là không thay đổi so với những dự đoán tới năm 2015. VPA hiện đang được đánh giá là yếu trong hoạch định quốc phòng chiến lược, nhưng những nỗ lực hiện đại hóa đang diễn ra dự kiến sẽ nâng lên trung bình - khá vào năm 2015.

Việt Nam hiện đang tìm cách hiện đại hóa lực lượng hải quân, không quân và phát triển năng lực để tiến hành các hoạt động chung trong lĩnh vực hàng hải của mình.

Nga là nhà cung cấp các loại vũ khí hàng đầu cho Việt Nam. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã mua hai tiểu đoàn S-300PMU-1 (12 phương tiện phóng) phòng không, hai tiểu đoàn tên lửa Bastion phòng thủ ven biển, 24 chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2, sáu tàu tuần tra lớp Svetlyak, hai tàu khu trục tên lửa lớp Gepard và các loại tên lửa chống tàu của Uran của Nga. Việt Nam dự kiến sẽ được cung cấp 6 tàu ngầm lớp Kilo bắt đầu vào năm 2014.

Ukraine, Ấn Độ, Israel và Cộng hòa Séc là những nhà cung cấp vũ khí chính tiếp theo. Trong một diễn biến mới, Việt Nam giành được hợp đồng mua 4 tàu hộ tống lớp Sigma từ Hà Lan .


Hải quân Nhân dân Việt Nam
Trong năm 2007, chính quyền George W. Bush sửa đổi qui chế buôn bán vũ khí quốc tế (ITAR) cho phép bán vũ khí không sát thương cho Việt Nam trên cơ sở từng trường hợp cụ thể. Hạn chế về vũ khí và thiết bị có thể được sử dụng cho các lực lượng mặt đất trong kiểm soát đám đông. Tất cả vũ khí gây chết người và nhiều dịch vụ quân sự vẫn bị cấm.

Chính quyền Tổng thống Obama đã thể hiện rõ ràng đối với Việt Nam rằng, vấn đề nhân quyền vẫn còn là một trở ngại chính. Vào tháng Giêng, khi Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain và Joseph Lieberman đến thăm Hà Nội, Việt Nam đã tỏ ra rất quan tâm đến các thiết bị quân sự của Mỹ.

Việt Nam nói rõ ràng tại một cuộc họp báo rằng, họ phản đối việc bãi bỏ các hạn chế vũ khí kèm theo cải thiện nhân quyền. Khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đến thăm Hà Nội vào tháng 6 năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh yêu cầu Mỹ bãi bỏ tất cả các hạn chế, theo Hãng thông tấn ITAR cho biết. Panetta đã thông qua trong một thông điệp.


Biết đâu ngày nào đó Việt Nam sẽ có F-35 trong biên chế Không quân

Nếu lệnh cấm được dỡ bỏ, Việt Nam rất có thể sẽ tìm kiếm để có được radar ven biển, tên lửa phòng thủ bờ biển, máy bay tuần tra hàng hải và phụ tùng cho vũ khí tồn kho mà Việt Nam thu được trong chiến tranh.

Carlyle A. Thayer ( Giáo sư Đại học New South Wales tại Học viện Quốc phòng Úc), worldpoliticsreview.

Nghệ thuật bảo vệ Tổ quốc không có đối thủ của VN

Việt Nam, với vị trí địa chính trị, địa quân sự hiện nay, trước tình hình căng thẳng ở khu vực biển Đông, trước các phương thức tác chiến mới trong chiến tranh hiện đại thì phòng thủ BVTQ từ hướng biển bao gồm vùng trời, vùng biển và hải đảo là hướng chính, sống còn.

Một hệ thống phòng thủ BVTQ là tin cậy, vững chắc dựa trên ít nhất 3 yếu tố:

Một là: Cơ sở lý luận-Học thuyết quân sự mà hệ thống phòng thủ đó được xây dựng có tính thực tiễn và sức sống hay không?

Hai là: Việc tổ chức xây dựng lực lượng, bố trí và sử dụng lực lượng trong hệ thống đó như thế nào?

Ba là: Hệ thống phòng thủ đó được tồn tại trong một thế ra sao? Đây là yếu tố quyết định độ tin cậy, vững chắc của hệ thống phòng thủ..

Tư tưởng nghệ thuật quân sự Việt Nam xuất phát từ cơ sở BVTQ trước nạn xâm lược

Do “sách trời định sẵn”, Việt Nam ta nằm ở một vị trí mà thuật ngữ hiện đại gọi là “địa chính tri, địa quân sự” rất quan trọng trong khu vực châu Á-TBD. Chính vì thế mà từ xa xưa các thế lực luôn nhòm ngó, lăm le và đưa quân đến xâm chiếm hết lần này đến lần khác.

Không chỉ phương Bắc, từ nửa đầu thế kỷ 19, Việt Nam cũng không thoát khỏi sự nhòm ngó của phương Tây. Pháp xâm chiếm Việt Nam cai trị gần một thế kỷ. Và từ giữa thế kỷ 20, Việt Nam phải tiến hành liên tiếp 2 cuộc chiến tranh giải phóng ròng rã suốt hơn 30 năm trời.

Như vậy, lịch sử Việt Nam là lịch sử gồm nhiều cuộc chiến tranh và lịch sử chiến tranh đó đã ghi nhận một điều là bất kỳ kẻ xâm lược nào cũng đều bị đánh trả khốc liệt với một tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.

Quân xâm lược lúc nào cũng đông và hùng mạnh, Việt Nam thì nhỏ bé. Vậy làm thế nào để chống lại chúng? Làm sao để biến được ít thành nhiều, yếu thành mạnh?...

Trải qua hơn 4000 năm xây dựng và gìn giữ đất nước, đời cha truyền lại cho đời con…Từ “Binh thư yếu lược”, “Vạn kiếp bí tông truyền” của Trần Quốc Tuấn; từ tư tưởng quân sự trong “Đại cáo bình ngô” của Nguyễn Trãi…đã hình thành một kinh nghiệm chiến tranh chống giặc ngoại xâm, đó chính là nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Nghệ thuật QSVN được thăng hoa trong thời đại Hồ Chí Minh, nó tỏ rõ tính ưu việt, độc đáo, bản sắc Việt Nam trong 2 cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại.

Nghệ thuật QSVN hình thành và phát triển trước yêu cầu nhiệm vụ BVTQ chống xâm lược, cho nên, nghệ thuật QSVN không có tư tưởng tấn công xâm lược (hoạt động quân sự ngoài biên giới quốc gia) mà nó mang đậm tư tưởng phòng thủ tự vệ.

Vì vậy, tất cả mọi ý chí, hành động, tổ chức xây dựng lực lượng, bố trí, sử dụng lực lượng trong hệ thống phòng thủ BVTQ đều bắt nguồn từ học thuyết quân sự độc đáo này.

Chiến tranh hiện đại ngày nay bao giờ cũng được phát động từ một quốc gia tiềm lực quân sự, KHKT hùng mạnh. Phạm vi của cuộc chiến rộng lớn, bao gồm lãnh thổ, vùng trời, vùng biển và trong lòng biển. Thời gian chiến tranh phải hạn chế ngắn nhất có thể.

Và, cuối cùng, mục đích phải đạt được là: Hủy diệt khả năng phòng thủ phản công của đối phương, vô hiệu hóa lực lượng vũ trang và trang thiết bị kỹ thuật quân sự, tiềm lực quân sự, kinh tế của đối phương. Phá hoại tiềm lực công nghiệp và khả năng phát triển của đất nước đó. Từ đó làm thay đổi cục diện kinh tế chính trị, xã hội của đất nước đó, buộc đất nước đó thay đổi thể chế chính trị, kinh tế theo hướng có lợi cho nước tấn công.

Để đạt được điều đó bắt buộc các quốc gia này có một tư tưởng, học thuyết quân sự phù hợp cho hoạt động quân sự của lực lượng vũ trang mình.

Phòng thủ tự vệ và tấn công xâm lược là 2 phạm trù khác biệt. Biểu hiện rõ nét nhất là sự khác nhau giữa tổ chức xây dựng, bố trí và sử dụng lực lượng.

Chẳng hạn, một đơn vị chiến đấu (tàu ngầm, tàu chiến, máy bay) khi tấn công xâm lược phải đối phó với rất nhiều đòn đánh trả. Như máy bay, phải đối phó với 3 nguy cơ: Pháo cao xạ, tên lửa đất đối không và máy bay đối phương. Cho nên bắt buộc máy bay của họ phải có đủ khả năng đối phó 3 nguy cơ đó. Vì thế, xu hướng chế tạo và sử dụng vũ khí trang bị đa nhiệm là yêu cầu tất yếu, là kết quả hợp lí, phù hợp nhất, xuất phát từ tư tưởng, học thuyết quân sự của các cường quốc đi tấn công các quốc gia nhược tiểu.

Việt Nam thì khác. Mục tiêu của cuộc chiến là BVTQ cho nên thời gian không hạn chế, có thể kéo dài “5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa…”, miễn sao đánh bại quân xâm lược. Khu vực tác chiến lại nằm trong phạm vi bố trí phòng thủ nên sự cơ động lực lượng là nhanh nhất (lực lượng tại chỗ).


Máy bay chiến đấu Su-30 của Việt Nam
Do đó, tính đa nhiệm của vũ khí trở nên không quan trọng bằng tính chuyên môn hóa của vũ khí.

Chẳng hạn như SU-30 của Việt Nam không những không cần quan tâm đến tác chiến không đối đất mà còn được mặt đất hỗ trợ, do đó chỉ tập trung cho không đối không hay không đối hải để chiếm ưu thế khi tác chiến với SU-30 cùng loại trên không phận Việt Nam.

Như vậy, có thể nói: Hệ thống phòng thủ đất nước Việt Nam trước những nguy cơ, thách thức rình rập đe dọa, được hình thành từ cơ sở lý luận-nghệ thuật QSVN, nghệ thuật chiến tranh nhân dân BVTQ.

Đây là nghệ thuật QS siêu đẳng, không có đối thủ, đã tỏ rõ tính ưu việt, độc đáo, qua thử thách khốc liệt nhất trong 2 cuộc chiến tranh khốc liệt nhất trên thế giới.

Hệ thống phòng thủ BVTQ của Việt Nam ngày nay có chiều sâu, phạm vi rộng. Nếu như trước đây tổ tiên ta đã có trận tuyến Bạch Đằng, sông Như Nguyệt…thì ngày nay hệ thống phòng thủ bảo vệ Tổ quốc phải bao trùm toàn bộ vùng trời, vùng đất, vùng biển Việt Nam với sự tham gia của toàn dân, toàn quân với tất cả trang bị vũ khí Việt Nam có.

Hệ thống phòng thủ vô hình, biến hóa luôn mang tư tưởng tiến công, tiến công địch bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào khi chúng đặt chân đến…chỉ có thể tồn tại, phát huy trong cuộc chiến tranh nhân dân BVTQ thời đại Hồ Chí Minh.

Chiến lược bảo vệ Biển Đông độc của Việt Nam

Cách đây ít lâu Robert Karniol, một cây bút có uy tín về các đề tài quân sự Á châu, vừa có bài nhìn nhận 'Việt Nam đang chuẩn bị để bảo vệ tốt hơn chủ quyền của mình trên Biển Đông'.


Quân đội Việt Nam đang tăng cường khả năng phòng thủ

Theo đó, nhà phân tích hiện ở Singapore cho rằng Việt Nam đang học kinh nghiệm của chính nước láng giềng Trung Quốc trong chiến lược quân sự đối với Đài Loan.

Theo nhận định của giới quan sát, cán cân quân sự qua eo biển nay đang nghiêng dần về phía Trung Quốc, và qua đó Bắc Kinh thúc đẩy các quyền lợi an ninh rộng lớn hơn là chỉ để đối phó với Đài Loan.

Nói thẳng ra, thì tham vọng chiến lược của Trung Quốc là có đủ năng lực quân sự để đương đầu với bất cứ thách thức nào từ phía Hoa Kỳ.

Để làm việc này, bên cạnh quá trình hiện đại hóa quân đội và tăng cường khả năng hạt nhân, Trung Quốc phát triển một chiến thuật riêng để đối trọng với Hoa Kỳ. Chiến thuật này có tên là 'sát thủ giản' và đã được nhiều nhà phân tích phương Tây chú ý tìm hiểu.

'Sát thủ giản' có thể diễn giải một cách đơn giản là thay vì tăng cường chạy đua vũ trang, Bắc Kinh tìm cách giảm thiểu công dụng và hiệu quả của vũ khí Mỹ, thí dụ qua việc phát triển các thiết bị chống vệ tinh.

Trong hải quân, Trung Quốc ứng dụng 'sát thủ giản' bằng phương thức chống tiếp cận mà giới quân sự gọi là anti-access/area denial (A2/AD). Đó là thiết lập các vùng trên biển đặc biệt nhằm mục tiêu chống lại các cuộc tấn công của đối thủ. Với cách thức này, Trung Quốc có thể đối phó ngay trong trường hợp hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ được huy động tham gia xung đột nhằm bảo vệ Đài Loan.


Giải phóng quân Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo hỏa tiễn đạn đạo chống tàu chiến DF-21D với tầm che phủ trên 1.500 km.

Giải phóng quân Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo hỏa tiễn đạn đạo chống tàu chiến DF-21D với tầm che phủ trên 1.500 km. Có loại tên lửa này trong tay, Trung Quốc có thể kìm chân bất cứ hoạt động hải quân nào của Hoa Kỳ hay một quốc gia nào khác trong khu vực.

Bên cạnh hỏa tiễn tầm xa, Trung Quốc cũng đang tập trung phát triển hệ thống phòng không nhằm phát hiện và tiêu diệt các loại chiến đấu cơ của địch. Tiếp đó là đội ngũ tàu ngầm đang ngày càng được đầu tư để đối phó với các đe dọa trên mặt biển.

Giới chuyên gia được dẫn lời nhận định các nỗ lực nói trên đang giúp Trung Quốc tạo dựng các 'khu vực chống tiếp cận' càng ngày càng rộng, khiến quân đội Hoa Kỳ hoạt động càng lúc càng khó khăn.

Theo ông Robert Karniol, Việt Nam đã phát hiện và ứng dụng chiến thuật của Trung Quốc.'Giống như Trung Quốc, Việt Nam đối diện với vấn đề nan giải là phải tìm cách đối phó một đối thủ tiềm tàng có sức mạnh quân sự vượt trội.'


Nhà phân tích hiện ở Singapore cho rằng Việt Nam đang học kinh nghiệm của chính nước láng giềng Trung Quốc trong chiến lược quân sự đối với Đài Loan

Nhà phân tích này cho rằng việc Hà Nội mua các chiến đấu cơ đa năng Su-30MK và chiến hạm lớp Gepard của Nga chính là để tăng khả năng chống tiếp cận (A2/AD) với chủ trương không chạy theo số lượng mà chú ý tính năng.

Loại chiến đấu cơ Su-30MK đời mới mà Việt Nam mua có gắn hỏa tiễn chống tàu chiến Kh-59MK với tầm bắn 115 km, trong khi chiến hạm Gepard có kèm tên lửa chống tàu chiến Kh-35E với tầm xa 130 km và có thể tấn công tàu trọng tải lớn tới 5.000 tấn.

Hà Nội cũng đã ký hợp đồng mua sáu tàu ngầm hạng Kilo, được trang bị thêm hỏa tiễn 3M-54 Klub chống tàu trên mặt biển với tầm bắn 300 km.


Việt Nam cần hiện đại hóa quân đội ở mức cao nhất

Song song, Việt Nam cũng mua thêm một số hệ thống phòng thủ bờ biển của Israel, với tầm che phủ khoảng 150 km. Về phòng không thì có ba đài radar vi sóng hết sức tối tân Vera của Cộng hòa Czech. Được biết, Washington thoạt tiên chặn việc mua bán radar này, nhưng sau lại chấp thuận.Tất cả các sáng kiến trên, theo ông Karniol, là để bảo đảm Việt Nam không bị yếm thế trong trường hợp kẻ thù muốn tìm cách độc chiếm Biển Đông.

Phân tích gia quân sự từ Singapore cũng nhấn mạnh: chính các nhà hoạch định chính sách quân đội Việt Nam, với kinh nghiệm qua nhiều thập niên tác chiến, đã tự đưa ra được chiến thuật này. 

Tác giả Robert Karniol ( Strail times,Vibay.Blogpost, BBC)

Thế thời, thế nước, thế trận giữ chủ quyền Biển Đông

Thế lấy lực làm cơ sở, do lực quyết định, nhưng thế lợi, thế hiểm thì biến lực nhỏ thành lớn và ngược lại một lực lớn nhưng ở vào thế bất lợi, mất thế thì bị suy yếu.

Lịch sử trong các lần dân tộc ta phải đối đầu với quân xâm lược thì lực lượng của chúng ta lúc đầu bao giờ cũng nhỏ và yếu hơn địch. Quy luật khắc nghiệt của chiến tranh là mạnh thì thắng mà yếu thì thua, nhưng ta thắng, chứng tỏ dân tộc ta rất giỏi trong nghệ thuật tạo thế.

Chúng ta luôn luôn có thế lợi, thế hiểm nên lực lượng nhỏ biến thành lớn, đặc biệt biết dùng mưu, trí để đưa địch vào chỗ bất lợi, thế ta cài sẵn làm cho địch càng suy yếu thêm. Chúng ta đã biến yếu thành mạnh để thắng trong chiến tranh.

Thế, có ý nghĩa quan trọng quyết định thành bại của chiến tranh như vậy nên tạo thế không phải dễ dàng, không chỉ đơn thuần là công việc của các nhà quân sự mà là cả một hệ thống chính trị, bao gồm đối nội, đối ngoại trên các lĩnh vực chính trị tư tưởng, quân sự, ngoại giao, kinh tế…



Trường Sa-Hòn đảo tiền tiêu nơi ngàn trùng sóng gió, vẫn hiên ngang bất khuất, là phên dậu vững chắc của Tổ quốc Việt Nam
Như vậy, hệ thống phòng thủ bảo vệ Tổ quốc (BVTQ) của Việt Nam, nói cách khác là công cuộc BVTQ Việt Nam trong tình hình hiện nay có bảo đảm chắc chắn hay không phụ thuộc vào tình thế (khu vực, thế giới), thế nước, thế trận và thế bố trí lực lượng phòng thủ. Trong đó, thế nước là yếu tố quyết định thành bại của công cuộc phòng thủ BVTQ.

Trước hết, hệ thống phòng thủ BVTQ chúng ta tồn tại trong một tình thế (khu vực, thế giới) thuận lợi mà ta đã nắm bắt kịp thời, khai thác tối đa.

Tình hình khu vực hiện nay, dễ nhận thấy nguy cơ thách thức an ninh chủ quyền, quyền chủ quyền đến biển đảo Việt Nam trên biển Đông là hiện hữu và đang trở thành một điểm nóng khiến thế giới quan tâm.

Tranh chấp chủ quyền các đảo, quyền chủ quyền vùng biển trên biển Đông với một bên cậy thế nước lớn, không theo luật pháp quốc tế và một bên là những nước nhỏ trong đó có Việt Nam kiên quyết bảo vệ quyền của mình theo luật pháp quốc tế.

Đương nhiên khi biển Đông còn tồn tại đan xen quyền lợi, lợi ích của nhiều quốc gia về kinh tế cũng như quốc phòng thì không ai có thể chiếm đoạt toàn bộ biển Đông mà không có cơ sở pháp lý nào.

Tuân thủ luật quốc tế về biển, Việt Nam được sự ủng hộ, giúp đỡ và trở thành đối tác chiến lược của các quốc gia có mối quan tâm ở biển Đông như khối ASEAN, Nga, Ấn Độ…

Đặc biệt, Nga một siêu cường quân sự đã giúp Việt Nam về VKTB cho phòng thủ, có những loại vũ khí hiện đại vào loại bậc nhất trên thế giới như Bastion-P mà ngoài Nga ra chỉ có ở Việt Nam. Đó chính là những thành tựu nổi bật nhất trong công tác đối ngoại của Việt Nam ghi đậm dấu ấn trong năm 2010 và 2011.

Ngoài ra sự trở lại của Mỹ ở châu Á-TBD cũng khiến cho khả năng hoạt động quân sự ở khu vực biển Đông trở nên đa phương, ràng buộc nhau hơn.

Đây là tình thế có lợi cho Việt Nam. Trong cuộc chiến ở biển Đông nếu xảy ra, Việt Nam không chỉ có riêng mình.

Thứ hai là thế nước.
Một hệ thống phòng thủ đất nước với vũ khí trang bị tối tân hiện đại đến mấy, thậm chí có bom hạt nhân mà thế nước suy, có nghĩa là nội bộ lãnh đạo mất đoàn kết, bạc nhược, tham sống sợ chết, lòng dân oán hận, căm ghét chế độ…thì ngay như Liên Xô trước đây chưa đánh đã tan.

Gần đây có I-Rắc, Li Bi…là một bài học nhãn tiền. Họ không thiếu vũ khí hiện đại, không thiếu tiền…nhưng bạc nhược, người lính không lý tưởng…dù chế độ này có mất đi chả ảnh hưởng gì đến họ thì thất bại là đương nhiên.

Việt Nam khác họ, dân tộc ta, lịch sử ghi nhận dù ở bất kỳ chế độ nào mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì đều đặt đất nước là trên hết.

Đó chính là truyền thông yêu nước mà chúng ta có quyền kiêu hãnh, không thua kém với bất cứ dân tộc nào trên thế giới.

Huống chi ngày nay, đất nước dù còn nghèo nhưng đang trên đà phát triển, chính trị ổn định, yên lành, toàn dân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng CSVN-một tổ chức đầy bản lĩnh, kinh nghiệm dày dạn trong chiến tranh thì có thể nói thế nước đã vững vàng.

Toàn Đảng, toàn dân tộc và các lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Đây chính là sức mạnh dân tộc, sức mạnh vô địch.

Cuối cùng, thế trận, thế địa lý mà hệ thống phòng thủ tồn tại.

Thế trận chiến tranh nhân dân, từ xưa cho tới nay là một thế trận mà không một kẻ xâm lược nào phá vỡ nổi.

Một đất nước mà “sáng trong bão giông, chiều trong mưa lũ”; một đất nước mà có nhiều địa danh quen thuộc, nhắc tên khiến ta tự hào như: Ải Chi Lăng, Bạch Đằng, Rạch Gầm-Xoài Mút, đường Hồ Chí Minh trên biển, đường Trường Sơn…khiến quân xâm lược chẳng mấy thích thú và tự tin khi nghĩ đến.

Hệ thống phòng thủ BVTQ tồn tại trong một thế như này chắc chắn một người bi quan đến mấy vẫn có thể tự tin.

Diệu kế bảo vệ Tổ quốc của Quân đội Việt Nam

Đối tượng có âm mưu tấn công xâm lược Việt Nam, đương nhiên bao giờ cũng hùng mạnh hơn khi so sánh lực lượng mới dám hành động. Nhưng khi xảy ra chiến tranh thì sự so sánh đó chỉ mang tính tương đối.

Để dành thắng lợi trong chiến tranh còn phụ thuộc nhiều yếu tố như: Bố trí lực lượng như nào trên cơ sở địa lý để biến lực lượng ít thành nhiều, yếu thắng mạnh.

Bố trí lực lượng ra sao để phục vụ cho lối sở trường hay như lối đánh đánh tập kích nhiều hướng, nhiều tầng, dồn dập, vân vân và vân vân. Đó thuộc về nghệ thuật quân sự chỉ huy, mưu kế nhà binh của các tướng lĩnh, sỹ quan QĐND Việt Nam.

Bởi vậy, muốn thực thi nghệ thật quân sự, phải tiến hành tổ chức xây dựng lực lượng phù hợp đáp ứng với cách thức bố trí và sử dụng lực lượng. Đây vừa là nội dung, vừa là tiền đề cho nghệ thuật tác chiến đánh thắng kẻ thù. Không xây dựng phát triển lực lượng, thậm chí xây dựng thiếu khoa học, không phù hợp với tình hình thực tế đất nước thì thất bại là không tránh khỏi.

Có thể nói chưa bao giờ trong lịch sử, Việt Nam ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chuẩn bị cho nhiệm vụ phòng thủ bảo vệ tổ quốc (BVTQ) một cách bình tĩnh, tự tin, sáng suốt, nhạy bén đến thế.

Việt Nam bình tĩnh bởi trước những nguy cơ, thách thức và sức ép cực lớn của các thế lực thù địch hùng mạnh đe dọa sử dụng vũ lực mà không rối trí. Nhân dân Việt Nam vẫn không sợ, không nao núng hay mắc mưu trước những âm mưu hiểm độc của địch.

Việt Nam tự tin bởi trong những lúc đất nước “như ngàn cân treo sợi tóc” khi phải đối đầu với một kẻ thù hùng mạnh nhất thế giới, máy chém lê khắp miền Nam, miền Bắc thì bầu trời, vùng biển không quân và hải quân địch làm chủ, khống chế.

Hải quân, không quân Việt Nam còn lạc hậu hơn địch hàng trăm lần mà chúng ta vẫn có những trận đánh để đời… và rồi chúng ta đã vượt qua thì ngày nay chúng ta có thuận lợi hơn rất nhiều.

Trước hết là sự sáng suốt, nhạy bén trong công tác tổ chức xây dựng lực lượng, hiện đại hóa Quân đội.

Thay vì xây dựng quân đội chính quy từng bước hiện đại, thì trước tình hình an ninh quốc gia đang bị nhiều nguy cơ thách thức, Việt Nam quyết định đưa “Hải quân, Phòng không –Không quân, Tác chiến điện tử và Thông tin liên lạc tiến thẳng lên hiện đại”.

Trong chiến tranh hiện đại, một quốc gia hùng mạnh có nền quân sự hiện đại gây ra với một quốc gia nhỏ, năng lực quốc phòng hạn chế gần như có chung một phương thức tiến hành.



Bastion-P là một trong những hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển cơ động hiện đại nhất trên thế giới hiện nay. Đến nay, chỉ có Hải quân Nga và Việt Nam sở hữu hệ thống tên lửa khủng khiếp này. Với phần chiến đấu 200 kg, Yakhont có thể tiêu diệt hầu hết tàu chiến trên thế giới hiện nay chỉ với một quả đạn. Và với một loạt phóng 8 quả (2,5s/1 quả) nó có thể buộc một hạm đội đối phương phải từ bỏ nhiệm vụ.

Chẳng hạn như ở 3 cuộc chiến tranh gần đây mà Mỹ và NATO tiến hành với Nam Tư, I-Rắc, và Ly Bi thì phương thức tấn công đó là:

Đầu tiên (tác chiến điện tử), tên lửa hành trình từ các tàu ngầm, tàu nổi mở màn, tấn công vào lãnh thổ nhằm làm cho hệ thống radar phòng không, hệ thống thông tin chỉ huy liên lạc tê liệt hoặc thiệt hại nặng khiến đối phương như “mù” và “điếc”.

Ở Nam Tư năm 1999, 218 tên lửa Tomahawk được phóng đi từ tàu ngầm Anh và tàu chiến Mỹ. Cuộc chiến Iraq 2003, 725 Tomahawk được bắn vào các mục tiêu ở Iraq.

Còn tại cuộc chiến Libya 2011, chỉ trong ngày đầu 19/3 Mỹ - Anh phóng tới 124 quả, ngày 22/3 phóng tiếp 159 quả.

Tiếp theo, không quân xuất kích chiếm lĩnh, thống trị bầu trời săn diệt những mục tiêu quân sự còn lại một cách dễ dàng và đánh phá các trung tâm kinh tế, chính trị, quốc phòng…mà không hề gặp sức kháng cự.

Giai đoạn này được coi là then chốt, quyết định kết quả chiến tranh. Mục đích chiến tranh đạt được hay không tùy thuộc có thống trị được bầu trời đối phương hay không.

Cuối cùng là lực lượng đổ bộ xuất kích hoặc không cần thiết khi đối phương đã đầu hàng không điều kiện.

Việt Nam cũng rơi vào một hoàn cảnh gần tương tự: kinh tế chưa phát triển, khoa học công nghệ còn hạn chế, bờ biển dài…thì phương thức tấn công với 3 bước trên trở nên hết sức nguy hiểm.

Vì vậy, muốn chiến thắng kẻ thù không cách nào khác là phải xây dựng Hải quân, PK-KQ, Tác chiến điện tử và lực lượng thông tin liên lạc hiện đại, tinh nhuệ thiện chiến, cùng với toàn quân, toàn dân giáng trả, phá tan từng giai đoạn tiến hành chiến tranh của địch.

Với tinh thần đó, trong một thời gian chưa dài, nhưng Việt Nam đã tích cực xây dựng Hải quân, Phòng không-Không quân - lực lượng nòng cốt bảo vệ vùng trời, vùng biển và lực lượng tác chiến điện tử, thông tin liên lạc thực sự hiện đại, có trang bị vũ khí tối tân đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Việc các chuyên gia quân sự nước ngoài coi Việt Nam là quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh nhất ĐNA, chúng ta không hề muốn như thế.

Nhưng ở giác độ nào đó cho chúng ta thấy sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và toàn dân tộc trong việc bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc.

Dù còn nghèo nhưng dân tộc Việt Nam vẫn sẵn sàng “thắt lưng buộc bụng” để tăng cường sức mạnh cho quân đội đủ sức răn đe và giáng trả đích đáng nếu chúng liều lĩnh xâm phạm bờ cõi.

Sức mạnh răn đe ngăn ngừa chiến tranh của VN ở đâu?

  • Một vấn đề đặt ra là, chúng ta có sức mạnh nào để răn đe ngăn ngừa chiến tranh không?
  • Chúng ta không thể làm theo cách của Triều Tiên hay Iran. Chúng ta cũng không thể liên minh quân sự với ai.
  • Vậy, sức mạnh răn đe ngăn ngừa chiến tranh của Việt Nam ở đâu?

Chuẩn bị sức mạnh quân sự theo “kiểu Việt Nam”.

Với Việt Nam, trong tình thế hiện nay, nếu nói rằng chúng ta đang tập trung nhân lực, vật lực để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh chống xâm lược đang gần kề là không thực tế và xác đáng.

Tuy nhiên, xây dựng đi đôi với phòng thủ bảo vệ đất nước, chúng ta đầu tư, tổ chức xây dựng lực lượng, bố trí, sử dụng lực lượng để phòng thủ là nhiệm vụ thường xuyên và càng ngày càng phải được tăng cường, trong đó phòng thủ Tổ quốc từ hướng biển – hướng chính, hướng sống còn là nhiệm vụ cấp bách, ưu tiên hàng đầu mà hải quân là lực lượng nòng cốt.


Lực lượng của Hải quân Việt Nam

Một đất nước có đường bờ biển dài hơn 3 ngàn km và hơn 3 ngàn hòn đảo lớn nhỏ, với “tư duy biển” như hiện nay thì xây dựng một lực lượng hải quân và một lực lượng phòng thủ bờ biển hùng mạnh là mơ ước của Việt Nam.
Nói là mơ ước, bởi hiện tại, đó là điều chưa thể, nền kinh tế, KHKT đất nước chưa cho phép.

Chúng ta càng không thể kiếm tìm, chuẩn bị một lực lượng tương xứng, cân bằng sức mạnh quân sự với đối thủ tiềm tàng để sẵn sàng “đôi công”.

Vì vậy, chuẩn bị phòng thủ bảo vệ Tổ quốc từ hướng biển của Việt Nam cũng theo cách của Việt Nam.

Giới quan sát đã thấy rất nhiều vấn đề ở đây. Chẳng hạn: Lực lượng phòng thủ bờ biển và hải quân đã trở nên tinh gọn, hiện đại và thiện chiến. Tinh gọn để hiện đại.

Sự hiện đại có trọng tâm, trọng điểm, mang tính đột phá để chiếm ưu thế so với đối thủ.

Chúng ta chỉ để ý một chút vào lực lượng phòng thủ bờ là rõ: Hệ thống tên lửa Bastion-P (Việt Nam mới chỉ có 2 đơn vị TL này). Bastion-P là một trong những hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển cơ động hiện đại nhất trên thế giới hiện nay.

Đến nay, chỉ có Hải quân Nga và Việt Nam sở hữu hệ thống tên lửa khủng khiếp này. Về lý thuyết, với phần chiến đấu 200 kg, Yakhont có thể tiêu diệt hầu hết tàu chiến trên thế giới hiện nay chỉ với một quả đạn.

Và một đơn vị, với một loạt phóng 8 quả (2,5s/1 quả) nó có thể buộc một hạm đội đối phương phải từ bỏ nhiệm vụ.

Rõ ràng, ít nhất đây cũng là một tình huống “đáng ngại” để Bộ Tham mưu đối phương phải suy xét “nên hay không nên” trước khi gây chiến. Đó cũng chính là một trong những sức mạnh răn đe của tuyến phòng thủ bờ biển của chúng ta bởi tính hiện đại của vũ khí trang bị.

Tuy nhiên, cái quan tâm nhất là, sự chuẩn bị sức mạnh đó nó mang tính Việt Nam như thế nào, mới thấy hết được bản lĩnh, trí tuệ và sự tự tin của Việt Nam trước đối thủ xâm lược. Chẳng hạn như về xây dựng và sử dụng lực lượng theo tư tưởng, học thuyết quân sự Việt Nam:

Trong chiến tranh hiện đại, tên lửa là loại vũ khí có vai trò quan trọng quyết định như thế nào ai cũng rõ. Vì thế, các quốc gia ưu tiên nghiên cứu phát triển những thứ mang nó như tàu chiến, máy bay, các hệ thống phóng…ngày càng hiện đại. Trên biển, tàu phóng tên lửa (mặt nước, ngầm) luôn được coi là lực lượng “át chủ bài”.

Tư tưởng, học thuyết quân sự Việt Nam không phủ nhận điều này.

Nhưng nếu như các quốc gia nhỏ, yếu ven biển ít quan tâm đến lực lượng tàu phóng lôi hơn trong phòng thủ thì Việt Nam không như thế.

Lực lượng tàu phóng lôi của Hải quân Việt Nam đặc biệt là tàu phóng lôi cánh ngầm vẫn củng cố và phát triển.

Từ năm 1989 lực lượng tàu phóng lôi cánh ngầm đã xuất hiện đủ để cùng với các tàu tên lửa làm “nguội” những cái đầu hung hăng muốn đánh chiếm Trường Sa lúc bấy giờ.

Điều khiến cho tàu phóng lôi ít được quan tâm hơn có lẽ bởi từ vũ khí của nó: Ngư lôi. Ngư lôi do “bay” dưới nước nên tốc độ chậm hơn nhiều so với tên lửa cho nên không thể tác chiến từ xa được.

Vì thế bắt buộc tàu phóng lôi phải vận động tiếp cận mục tiêu phóng mới hiệu quả. Và đương nhiên tàu phóng lôi luôn bị phơi mình trong tầm mọi hỏa lực của đối phương, không khác chi con thiêu thân.

Có thể nói, đây là hình thức tác chiến rất “đặc biệt” của tàu PL mà không phải quốc gia nào cũng thi thố được.

Tuy nhiên, khi tàu phóng lôi tiếp cận được mục tiêu mà không bị tiêu diệt thì mục tiêu coi như bị định đoạt, làm mồi cho ngư lôi mà vô phương chống đỡ vì quá gần. Đây là ưu điểm tuyệt vời nhất, “quyến rũ” nhất của tàu phóng lôi (PL).

Khác với tàu tên lửa, do tấn công từ khoảng cách rất xa nên phụ thuộc nhiều yếu tố không chắc chắn và vì thế xác suất không cao, trong khi đó nếu đối phương không ngăn cản được tàu PL tiếp cận, để cho tàu PL “bám thắt lưng” thì khi ngư lôi, không cần hiện đại như Shkval VA-111 được phóng ra, coi như chỉ còn cách ôm phao cứu sinh lo cho mình, còn cho tàu thì không thể.

Làm sao để tàu PL “bám được thắt lưng”? Nếu như đây là bài toán đau đầu cho đối phương thì ngược lại rất hưng phấn cho giới quân sự Việt Nam vì có nhiều cách giải.

Nhưng cách lợi dụng địa hình, địa vật tập kích bất ngờ và cách như của 3 tàu PL Việt Nam, bất chấp hòn tên mũi đạn, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh dạy cho tàu khu trục Ma-đốc Hoa Kỳ một bài học thì giới quân sự đối phương thừa biết và luôn luôn nghĩ đến dù biết rằng sẽ mất ý chí chiến đấu.

Lực lượng tàu PL, đặc biệt là tàu phóng lôi cánh ngầm, trong tay Hải quân Việt Nam là lực lượng được sử dụng đòn “đánh gần” “bám thắt lưng địch mà đánh” cực kỳ nguy hiểm, hiệu quả. Cái giá mà đối phương phải trả ngoài khả năng chịu đựng tất nhiên không loại trừ từ lực lượng này.

Sức mạnh răn đe ngăn ngừa chiến tranh của VN

“Muốn có hòa bình phải chuẩn bị cho chiến tranh”. Tư tưởng này đã trở thành phương châm sống còn cho bất kỳ quốc gia nào bị các nước lớn đe dọa dùng vũ lực tấn công xâm lược.

Vậy, chuẩn bị cho chiến tranh như thế nào để ngăn ngừa được chiến tranh, giữ vững hòa bình? Đó là phải chuẩn bị một sức mạnh đủ để giáng trả, buộc đối phương phải trả giá cực đắt hoặc giá đắt không thể chịu đựng nổi nếu gây chiến.

Sức mạnh đó chính là sức mạnh răn đe ngăn ngừa chiến tranh.

Trong công cuộc phòng thủ bảo vệ Tổ quốc chống chiến tranh xâm lược, hệ thống phòng thủ được coi là tin cậy, vững chắc thể hiện đầu tiên bởi khả năng ngăn ngừa chiến tranh. Muốn vậy phải có một sức mạnh đủ để răn đe đối phương.

Nếu đối phương gây chiến thì đương nhiên sẽ bị giáng trả quyết liệt. Dù thắng hay bại họ đều phải trả giá. Nếu xét thấy giá phải trả khiến họ không thể chịu đựng nổi thì chiến tranh chưa thể xảy ra hoặc sẽ phải kết thúc khi đã lỡ tiến hành.

Tuy mục đích là như nhau song tùy theo tình hình cụ thể, mỗi quốc gia có cách lựa chọn cho mình để tạo nên sức mạnh răn đe khác nhau.

Có quốc gia tìm kiếm chủ yếu là từ sức mạnh quân sự như Triều Tiên hay Iran, có quốc gia thì xây dựng các mối liên minh quân sự như Philippines …

Chúng ta chia sẻ, thông cảm và không có gì ngạc nhiên khi Triều Tiên hay Iran đang chịu rất nhiều áp lực mà vẫn tìm cách sở hữu vũ khí hạt nhân. Có thể nói 2 quốc gia này đang bên bờ vực của một cuộc chiến tranh.

Triều Tiên đã kêu gọi Mỹ và Hàn Quốc nối lại các đàm phán hòa bình để tiến tới ký kết Hiệp định hòa bình nhằm chấm dứt vĩnh viễn chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên.

Triều Tiên cũng khẳng định lại lập trường của mình là chỉ quay trở lại bàn đàm phán hạt nhân nếu Mỹ và đồng minh chấm dứt chính sách thù địch và LHQ chấm dứt các lệnh trừng phạt bất hợp lý của mình.

Trong điều kiện thứ nhất, đàm phán hòa bình để tiến tới ký kết một hiệp định hòa bình là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất.

Về nguyên tắc, 2 miền Triều Tiên vẫn trong tình trạng chiến tranh vì cuộc chiến năm 1950-1953 chỉ chấm dứt bằng một lệnh ngừng bắn không có giá trị như một hiệp định hòa bình.

Vì vậy, việc ký kết một hiệp định hòa bình như thế về mặt chính thức giúp cho quan hệ giữa CHDCND Triều Tiên với Hàn Quốc và Mỹ không còn thù địch nữa.

Tuy nhiên, lời kêu gọi của Triều Tiên đã ngay lập tức bị Mỹ và Hàn Quốc bác bỏ. Và đương nhiên, không còn con đường nào khác, Triều Tiên phải chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh mà Hàn Quốc và Mỹ có thể gây ra.


Máy bay ném bom chiến lược B-52.

Cộng hòa Hồi giáo Iran cũng đang nghẹt thở bởi đòn trừng phạt cấm vận phi lý và các động thái chuẩn bị chiến tranh giáng vào Iran của Mỹ, NATO và Israel.

Gần Việt Nam có Philippines đang rất căng với Trung Quốc. Báo chí Trung Quốc không ngớt đe dọa tấn công Philippines, nhưng Philippines vẫn cứng rắn trong việc bảo vệ chủ quyền.

Điểm chung của Triều Tiên và Iran là bị đe dọa, bị chèn ép, bị gây chiến, là nước có thế lực yếu hơn. Vì vậy, vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa… là lực lượng răn đe hữu hiệu nhất mà họ cố đeo đuổi để tự bảo vệ mình.

Mỹ-Hàn có thể thắng Triều Tiên, Mỹ-NATO và Israel có thể thắng Iran nhưng chịu đựng được cái giá phải trả hay không là một vấn đề, một suy nghĩ khi đặt lên bàn cân tính toán thiệt hơn.

Với Philippines, so với Trung Quốc chỉ là “con muỗi”, nhưng Trung Quốc không thể muốn làm gì thì làm, bởi sau lưng Philippines là Mỹ-một sức mạnh đáng giá mà Trung Quốc cần đắn đo.
Kinh nghiệm của cuộc chiến tranh tại Việt Nam là một bài học tươi nguyên.

Trong trận “Điện Biên Phủ trên không”, lực lượng giữa Việt Nam và Mỹ thì không cần dùng từ “so sánh”, nhưng tại sao Mỹ vẫn phải tuyên bố ngừng chiến dịch vô điều kiện?

Mỹ tung vào chiến dịch này 193 pháo đài bay chiến lược B-52. BTL PK-KQ cùng các chuyên gia Liên Xô sau một tuần nghiên cứu, tính toán đã trả lời câu hỏi của Đại tướng TTL về tỷ lệ rơi B-52 như sau:

- B-52 rơi 1%-2% (2-4 chiếc). Mỹ chịu đựng được.
- B-52 rơi 6%-7% (12-14 chiếc). Nhà Trắng sẽ rung chuyển (BQP Mỹ)
- B-52 rơi trên 10%(trên 20 chiếc) Mỹ sẽ bỏ cuộc, chấp nhận thua.

Thực tế chứng minh là pháo đài bay B-52-Thần tượng của không lực Hoa Kỳ tan xác trên bầu trời Hà Nội với một con số 17% (34 chiếc).

Mặc dù “Tốc độ 34 chiếc bị bắn rơi trong 10 ngày qua thì 3 tháng sau B-52 của Mỹ sẽ tuyệt chủng” (Hãng Roi-tơ ngày 29 /12/1972). Nhưng 34 B-52 là con số khủng khiếp khiến Hoa Kỳ không thể chịu đựng nổi.

Vậy, giả sử không có Mỹ hậu thuẫn, Trung Quốc sẽ tấn công Philippines để chiếm bãi đá ngầm hiện đang tranh chấp, tỷ lệ bao nhiêu tàu ngầm, khu trục hạm, máy bay của Trung Quốc “mất sức chiến đấu” thì Trung Quốc sẽ chịu đựng không nổi, dù cho sau đó chiếm được bãi đá ngầm kia?

Không khó để phán đoán, bởi, người, thì Trung Quốc có thừa, chi vô tư, nhưng tàu ngầm… thì không nhiều bằng Mỹ.

Một trung đoàn hoặc sư đoàn bộ binh bị tiêu diệt không là gì, trong phút chốc thành lập lại ngay quân số và phiên hiệu. Nhưng khi một tàu ngầm hoặc khu trục bị đánh chìm thì chấn động rất lớn và phải tốn hàng năm mới khôi phục lại được.

Bởi thế, “tỷ lệ chung cuộc và hệ quả” trong các chiến dịch quân sự chắc Trung Quốc và Philippines đã chi li tính toán, cân nhắc.

Suy cho cùng, mọi cuộc chiến tranh đều bắt nguồn, xuất phát từ lợi ích. Nếu quốc gia nào đó có một sức mạnh đủ để giáng trả gây cho đối phương một giá đắt không chịu đựng nổi thì sẽ ngăn ngừa được chiến tranh.
DBS M05479
Quang Cao