Hiển thị các bài đăng có nhãn Microsft. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Microsft. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Cách tăng tốc máy tính Win 8, Win 8.1, Win 10

1. Bật Tính Năng Khởi Động Nhanh

Đây là tính năng mới của Windows 8 trở lên mà các hệ điều hành trước đó chưa được tích hợp. Bạn hãy bật tính năng khởi động nhanh theo cách sau:
Vào Control Panel, mở Power Options và nhấp vào Choose what the power button does



Sau đó di chuyển xuống phần Turn on fast startup bạn hãy đánh dấu để chọn tùy chọn này.


Chú ý Nếu bạn không thấy mục Turn on fast startup điều đó có nghĩa là bạn chưa bật chế độ ngủ đông (Hibernate). Bạn hãy bật chế độ ngủ đông cho máy bằng cách mở hộp thoại Run (Windows + R) gõ lệnh Powercfg /h ON rồi nhấn OK như hình dưới.



2. Vô Hiệu Hóa Chương Trình Không Sử Dụng.

Những chương trình không sử dụng làm máy của bạn chạy chậm như vậy rất lãng phí tài nguyên máy. Bạn hãy vô hiệu hóa chúng bằng cách dưới đây:
Nhấn Windows+R để bật hộp Run và gõ Msconfig => bấm OK.


Trong bảng System Configuration chọn Tab Services: Tích chọn Hide all Microsoft services, tiếp theo bạn chọn vào Disable all để vô hiệu tất cả các ứng dụng đang chạy trên hệ thống hoặc bạn cho tùy chọn từng ứng dụng 1 sau khi làm xong bấm OK.



3. Chống Phân Mảnh Ổ Đĩa bằng Disk Defragmenter.

Disk Defragmenter
được tích hợp sẵn bạn chỉ cần click chuột phải vào ổ muốn chống phân mảnh => chọn xuống Properties


Một hộp thoại xuất hiện bạn chọn thẻ Tool => bấm chọn Optimize



Tại đây bạn chọn ổ cần chống phân mảnh sau đó nhấn Analyze. Tùy theo vào dung lượng ổ mà quá trình này diễn ra nhanh hay chậm sau khi xong bạn chỉ cần nhấn Close.



4. Bỏ bớt phần Khởi Động

Có những phần mềm, chương trình vẫn cứ "âm thầm" chạy khi máy tính khởi động. Điều đáng nói là nó làm giảm đáng kể hiệu xuất hoạt động của máy tính nhất là khi khởi động. Bạn hãy lựa chọn những chương trình cần thiết với mình và tắt bỏ nếu chúng không cần thiết.
Nhấn Windows+R để bật hộp Run và gõ Msconfig => bấm OK. Chọn thẻ Startup, tại đây bạn chọn những chương trình không cần thiết và Disable chúng.


5. Gỡ Bỏ Các Phần Mềm Không Cần Thiết

Vào Contrl Panel => Program and Features, Chọn chương trình/phần mềm rồi chuột phải chọn Uninstall để gỡ chúng làm như vậy Windows sẽ không load chúng mỗi khi khởi động hay cập nhập phiên bản mới trong quá trình sử dụng.


6. Đóng Các Ứng Dụng Khi Không Sử Dụng.

Việc chạy một lúc nhiều ứng dụng sẽ làm máy tính của bạn chậm đi rất nhiều, Windows 8 sử dụng giao diện Metro bạn chỉ cần trỏ chuột về phía bên trái màn hình xem ứng dụng nào đang chạy sau đó tắt bỏ chúng.


 Bạn có thể xem hướng dẫn bằng video hướng dẫn sau:


Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Khắc phục lỗi Consider replacing your battery

Cách khắc phục lỗi Consider replacing your battery:


Bước 1:

- Right-click Computer, chọn Manage hiện lên bảng Computer Management, chọn Device Manager, chọn Batteries, Disable cái Microsoft ACPI-Compliant Control Method Battery. Sau khi disable xong biểu tượng pin sẽ biến mất. Thao tác này để ta xài pin sẽ cạn hết.

Bước 2:

- Bạn Khởi động lại máy (" Quang trọng "). Khi bạn khởi động song bạn thấy biểu tượng pin không còn nữa. Lúc này bạn chỉ cần sử dụng hết bin cho đến khi máy bạn tự tắt máy.

Bước 3:

- Khi máy bạn đã tắt bạn tháo pin ra để pin nguội khoảng 15 phúc.
- Gắn cục sạt máy tính vào, nhớ lúc này máy bạn đã tháo pin ra rồi và khởi động trong tình trạng máy tính không pin. khi khởi động bạn vào bios --> load defaund --> F10 và vào windows.
- Khi vào windows bạn tắt hết chương trình đi sao đó tắt máy.

Bước 4:

- Bạn gắn pin vào và sạc pin cho đầy, nhớ là khi sạc pin không khởi động máy.

Bước 5:

- Khi bin đã đầy, bạn tháo pin ra nhớ lúc này máy bạn đã tháo pin ra rồi và khởi động trong tình trạng máy tính không pin. khi khởi động bạn vào bios --> load defaund --> F10 và vào windows.

Bước 6:

- Bạn gắn pin vào và khởi động lại máy tính, khi khởi động bạn vào bios --> load defaund --> F10 và vào windows. khi vào windows bạn thấy pin đã hết lỗi. và cài đặt lại các thông số của bin.

- Right-click Computer, chọn Manage hiện lên bảng Computer Management, chọn Device Manager, chọn Batteries, enable cái Microsoft ACPI-Compliant Control Method Battery.

Bước 7 :

- Bạn khởi động lại máy tính .

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Hướng dẫn cài windows 7

Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt hệ điều hành Win7.
1. Yêu cầu cấu hình máy cài Win7
- CPU 1GHZ hoặc cao hơn với 32bit và 64bit.
- 1Gb RAM cho phiên bản 32bit và 2 Gb cho 64bit.
- 16 Gb cho dung lượng trống trên ổ đĩa cho 32bit và 20 Gb cho 64bit.
- Card đồ họa hỗ trợ DirectX 9 với WDDM 1.0 hoặc cao hơn.
- Ổ đĩa DVD (nếu bạn cài đặt từ DVD).
2. Các bước cài đặt
Có rất nhiều phương pháp cài đặt win7 nhưng trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cài đặt win7 một cách đơn giản nhất là từ ổ đĩa DVD.
- Để cài được win7 từ DVD thì trước hết bạn cần phải thiết lập cho máy của bạn khởi động từ CD hoặc DVD từ BIOS.
- Để thiết lập cho máy tính khởi động từ CD/DVD bạn khởi động máy tính nhấn Del hoặc F2 tùy theo mainboard máy tính của bạn.
- Sau khi vào BIOS bạn di chuyển đến thẻ Boot và chọn boot từ CD/DVD như hình 1.

Hình 1: Thiết lập máy tính khởi động từ ổ đĩa CD/DVD.- Sau khi hoàn tất bạn nhấn F10 để lưu cấu hình và thoát khỏi màn hình BIOS sau đó khởi động lại máy tính.

Hình 2: Lưu cấu hình BIOS- Bạn chèn đĩa DVD Win7 vào ổ đĩa DVD và khởi động máy tính, màn hình máy tính sẽ load file đầu tiên của Win7 khá giống với Windows Vista.

Hình 3: Load file- Sau khi load xong, màn hình start windows sẽ hiện ra.

Hình 4: Start Windows- Tiếp đến màn hình cài đặt đầu tiên sẽ xuất hiện, ở đây bạn sẽ có 3 phần để lựa chọn:
+ Language to install: Ngôn ngữ cài đặt
+ Time and currency format: Định dạng ngày giờ và tiền tệ
+ Keyboard of input method: Kiểu bàn phím bạn sử dụng
- Sau khi bạn lựa chọn hoàn tất, click Next (tôi để các lựa chọn mặc định và click next).

Hình 5: Lựa chọn ngôn ngữ, múi giờ, kiểu bàn phím- Ở màn hình tiếp theo, nếu bạn đang cài đặt một hệ điều hành mới thì bạn nhấn nút Install Now, nhưng nếu bạn muốn Repair lại windows của bạn thì bạn click Repair your computer. Ở đây chúng ta đang cài đặt một hệ điều hành mới nên tôi nhấn Install Now.

Hình 6: Lựa chọn Repair hoặc Install- Sau khi click Install now thì màn hình setup is starting sẽ xuất hiện trong vòng vài giây.

Hình 7: Màn hình setup is starting- Trang Select the operating system you want to install thì bạn sẽ lựa chọn phiên bản win7 bạn muốn cài đặt. Ở đây tôi chọn Windows Ultimate và click next (bước này có thể không có tùy vào đĩa win của bạn).

Hình 8: Lựa chọn phiên bản hệ điều hành- Trang Please read the license terms, bạn click vào I accept the license terms và click next.

Hình 9: Click "I accept the license terms"- Trang Which type of installation do you want? ở đây có 2 tùy chọn để cài đặt win7.
+ Upgrade: Đây là lựa chọn khi bạn nâng cấp windows cũ hơn lên windows7.
+ Custom (advanced): Đây là lựa chọn để bạn cài đặt một hệ điều hành hoàn toàn mới.
- Ở đây chúng ta đang cài đặt một hệ điều hành mới do đó các bạn chọn Custom (advanced).

Hình 10: Lựa chọn kiểu cài đặt- Sau khi lựa chọn kiểu Custom (advanced) bạn sẽ được chuyển đến màn hình tiếp theo. Tại đây, bạn cần phải lựa chọn Partition để cài đặt, nếu máy tính của bạn có một ổ cứng thì bạn khá dễ dàng cho việc lựa chọn, nhưng nếu trên máy tính bạn có khá nhiều Partition thì bạn phải cân nhắc cho việc lựa chọn Partition nào. Khi bạn lựa chọn xong Partition bạn muốn cài đặt hệ điều hành lên đó thì có một vài tùy chọn như: Delete, New, Format.
+ Nếu bạn không muốn format lại partition thì sau khi chọn xong click next.
+ Nếu bạn chọn Delete thì sau đó bạn phải chọn New để khởi tạo lại partition bạn vừa delete không thì partition đó sẽ không dùng được, sau đó chọn partition và click next.
+ Nếu không hiện ra tùy chọn Delete, New hoặc format thì bạn click vào dòng Disk option (advanced) để hiện ra.

Hình 11: Lựa chọn partition- Sau khi bạn click next thì màn hình cài đặt windows sẽ bắt đầu, nó có thể mất một ít thời gian điều này tùy thuộc vào cấu hình máy của bạn.

Hình 12: Quá trình cài đặt windows bắt đầu- Toàn bộ quá trình cài đặt hoàn toàn giống như quá trình cài Windows Vista, trong quá trình cài có thể Windows sẽ restart lại máy để apply các file cũng như thư viện cần thiết, và người dùng không phải thao tác nhiều vì Windows hoàn toàn tự động thực hiện gần như hết các tác vụ thay cho người dùng.
3. Khởi động Windows 7 lần đầu tiên
Quá trình khởi động màn hình với 4 trái cầu 4 màu chạy theo từng quỹ đạo riêng và cuối cùng chúng hội tụ lại một điểm để tạo nên biểu tượng truyền thống của Microsoft.

Hình 13: Màn hình biểu tượng Microsoft- Sau khi quá trình thực hiện ở bước đầu khởi động, qua bước này chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng thực sự những gì mà Windows 7 đã thay đổi và mang lại cho chúng ta so với Windows Vista. Trước hết là màn hình reparing mà những ai đã sử dụng Windows Vista đều đã quen thuộc, nhưng ở Windows 7 màn hình này thực sự đã thay đổi và lột xác hoàn toàn. Ngay bên dưới là một thanh ngang với một vệt sáng chạy từ trái sang phải ngay bên dưới dòng chữ Setup is reparing your computer for first use.

Hình 14: Màn hình reparing.- Sau màn hình này là màn hình yêu cầu chúng ta điền tên của tài khoản quản trị và tên máy tính sau đó click next.

Hình 15: Nhập tài khoản người quản trị và tên máy- Tiếp theo bạn cận nhập mật khẩu cho tài khoản quản trị, ở đây bạn có thể nhập vào ô gợi nhớ (required) khi bạn quên mật khẩu và click next.

Hình 16: Nhập mật khẩu và ô gợi nhớ mật khẩu.Lưu ý thêm: Bạn có thể bỏ qua bước nhập mật khẩu quản trị.
- Hộp thoại activation, nếu có activation code hoặc key mà bạn mua bản quyền, thì bạn điền vào ô Product key và cuối cùng nhấn next để qua tiếp bước sau.

Hình 17: Điền key của windows- Màn hình kế tiếp bạn có thể lựa chọn kiểu để bảo vệ hệ điều hành của bạn, ở đây tôi lựa chọn tùy chọn khuyến cáo: Use recommended settings.

Hình 18: Lựa chọn kiểu bảo vệ hệ điều hành- Tiếp theo là bạn cần phải thiết lập Time Zone, lựa chọn khu vực phù hợp với bạn rồi click next.

Hình 19: Thiết lập Time Zone- Sau khi click next bạn sẽ được chuyển đến màn hình cấu hình mạng nếu như bạn có kết nối Internet. Ở đây có 3 lựa chọn sau:
+ Public Network: Sử dụng chế độ này nếu bạn đang ở nơi công cộng như tiệm Internet, quán bar, cafe....
+ Work Network: Bạn nên sử dụng tùy chọn này nếu bạn đang sử dụng mạng tại nơi bạn làm việc.
+ Home Network: Đây là lựa chọn tốt nhất nếu bạn đang sử dụng mạng tại gia đình.
Hình 20: Lựa chọn cấu hình mạng

Hình 21: Windows tiến hành cài đặt kết nối mạng- Sau khi kết nối mạng được cài đặt xong thì màn hình welcom của windows 7 sẽ xuất hiện.

Hình 22: Màn hình Welcom- Sau khi đăng nhập xong bạn sẽ có màn hình như sau:

Hình 23: Màn hình sau khi đăng nhập windows thành côngTrên đây là các bước chi tiết hướng dẫn cài đặt Windows 7, hy vọng sau khi đọc xong bài viết này bạn có thể tự cài cho mình một hệ điều hành Windows 7 và tự khám phá những tiện ích tốt nhất mà Win7 mang lại.
Một số lỗi khi cài Win7:
- Cài xong Win7 không vào được mạng thì bạn kiểm tra các bước sau:
Đảm bảo dây mạng và model đang hoạt động tốt và đầu kết nối không lỏng.
Kiểm tra driver mạng (kiểm tra cho chắc vì thường Win7 tự nhận driver
Thiết lập ip cho Windows khi model không tự phân giải ip cho máy (tìm trên mạng để biết cách thiết lập ip).
- Một số thiết bị không hoạt động như: USB 3.0, Bluetooth, Webcam... thì các bạn kiểm tra lại driver xem đã cài đủ chưa.
DBS M05479
Quang Cao