Hiển thị các bài đăng có nhãn Marketing. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Marketing. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Bức tranh toàn cảnh về quảng cáo online trên toàn cầu

Xu hướng Mobile marketing – biến tiềm năng thành hiện thực

Mobile marketing là sự phối hợp hoàn hảo của nhiều công cụ. Tuy nhiên, tại Việt Nam, khi nhắc đến mobile marketing, người ta thường hiểu nhầm là SMS marketing.

Trong khi đó, mobile marketing gồm tập hợp các công cụ hỗ trợ tiếp thị qua điện thoại bao gồm 7 công cụ : SMS, MMS, bluetooth, Internet, hồng ngoại, game/ app, location based service. Làm thế nào tối đa hóa hiệu quả khi kết hợp các công cụ này?

Mobile marketing, hình thức có vẻ mới mà không mới tại thị trường Việt Nam. Khi nhắc đến mobile marketing, người ta thường hiểu nhầm là SMS marketing. Trong khi đó, mobile marketing gồm tập hợp các công cụ hỗ trợ tiếp thị qua điện thoại bao gồm 7 công cụ : SMS, MMS, bluetooth, Internet, hồng ngoại, game/ app, location based service.

Mobile internet – mỏ vàng chưa khai thác.

Hiện nay, 03 xu hứng mới nổi, phát triển nhanh nhất trong tương lai bên cạnh công cụ mobile marketing phổ biến và lâu đời – SMS marketing – là Internet mobile marketing, Game/ Ứng dụng và Location based services (Dịch vụ trên nền tảng định vị )

SMS marketing


Nói đến SMS marketing, đây là hình thức khá phổ biến, đã được các doanh nghiệp Việt Nam đưa vào thực hiện các chiến dịch marketing của mình. SMS phổ biến vì khả năng phát huy tác dụng của nó trong môi trường mà điện thoại chỉ có những chức năng cơ bản, nó đảm bảo thông điệp có thể đến với người dùng dù họ sử dụng loại điện thoại nào đi nữa. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều hạn chế, hình ảnh thông điệp không được sinh động, và nếu thông điệp quảng cáo không liên quan đến nhu cầu của người dùng sẽ khiến họ dễ dàng bực bội.

Mobile internet marketing

Đối với hình thức Mobile Internet, theo dự báo, đây sẽ là hình thức phổ biến nhất trong tương lai. Bởi vì, Số lượng Smartphone tại Việt Nam còn chưa lớn, chỉ chiếm 30%, nhưng đang tăng rất nhanh. Thêm vào đó, các thiết bị di động ngày càng hiện đại, thuận tiện hơn cho người sử dụng mang đến việc truy cập Internet trở nên dễ dàng.Tất cả kết nối với thông điệp được truyền tải mang nhiều thông tin hơn, hình ảnh thu hút hơn thì hình thức quảng cáo này sẽ ngày càng phát triển hơn nữa.


Tuy nhiên, khi mà ngày càng nhiều người ưa chuộng sử dụng điện thoại thông minh để truy cập Internet thì ngày càng nhiều vấn đề nảy sinh. Thử một lần duyệt web mà không cài Flash Player, người dùng sẽ sớm nhận thấy sự cần thiết của phần mềm này. Ra đời để hỗ trợ nội dung hoạt họa, Flash đã rất thành công với 75% video trên web hiện nay được hiển thị thông qua Flash. Tuy nhiên, điều đáng thất vọng là phần lớn các thiết bị điện thoại thông minh, không hỗ trợ ứng dụng flash khiến người dùng không thể tận hưởng đầy đủ và trọn vẹn nội dung. Ngay cả đối với các sản phẩm đình đám khắp toàn cầu như iPhone hay iPad, Apple đã tuyên bố thẳng thừng việc không hỗ trợ phần mềm này.Dù được xem là thành công nhưng Flash vẫn không được coi là một phần mềm chuẩn vì đây là công nghệ độc quyền của một nhà cung cấp. Do đó, thế giới web cần một chương trình có thể tương thích được mọi trình duyệt và thiết bị, đó chính là lí do vì sao HTML 5 ra đời.

HTML5 là phiên bản phát triển nâng cao HTML, lợi thế của HTML5 là nó sẽ thành chuẩn web và ngày càng xuất hiện trong nhiều trình duyệt. HTML5 mang lại khả năng hỗ trợ video và audio “một cách tự nhiên”, tức người dùng có thể xem video trên trang web tương tự cách họ đọc nội dung dạng text (văn bản) mà không cần bận tâm hệ thống cài đặt Flash hay chương trình plug-in nào khác hay chưa. Và khi đó, việc iPad, iPhone và các thiết bị di động không có Flash cũng không còn vấn đề lớn. Đây chính là bước tiến lớn cho quảng cáo hiển thị trên web di động, người quảng cáo dễ dàng tiếp cận với những khách hàng tiềm năng của mình qua hình ảnh tích hợp sẵn, truyền tải mọi thông điệp và tương thích với mọi thiết bị của khách hàng.

Nghiên cứu những tính năng hữu ích của HTML 5, web dành cho di động m.24h.com.vn của 24h đã mang đến giải pháp hoàn hảo cho những khách hàng của mình. Các banner quảng cáo được kết hợp từ những file hình ảnh và HTML 5, tương thích và hiển thị trên mọi loại thiết bị, giúp khách hàng tiếp cận đến đối tượng mục tiêu rất hiệu quả.


Thêm vào đó, cùng với sự phát triển của các công cụ quảng cáo trực tuyến, ngày càng có nhiều công cụ giúp cho việc quản lí và nhắm chọn đối tượng mục tiêu tốt hơn, không loại trừ những quảng cáo trên Smartphone. Với Doubleclick for Publisher, công cụ được Google nghiên cứu và phát triển, doanh nghiệp có thể quản lí chiến dịch quảng cáo của mình đến từng nhóm đối tượng nhỏ nhất và tiết kiệm chi phí trên từng chiến dịch quảng cáo của mình.Ví dụ, bạn lên một chiến dịch quảng cáo trên trang m.24h.com.vn, tiếp cận những đối tượng sử dụng Iphone, thì chỉ có những người sở hữu Iphone mới có thể nhìn thấy quảng cáo của bạn, còn các loại di động thông minh khác thì không, cực kì tiết kiệm và hiệu quả.

Quảng cáo trong Game/ Ứng dụng

Tuy là hình thức quảng cáo khá mới mẻ đối với thị trường Việt Nam nhưng nó đã phổ biến ở thị trường của Mỹ. Hình thức quảng cáo dựa trên các mạng quảng cáo di động, cho phép các nhà phát triển phần mềm hay công ty quảng cáo có thể quảng cáo sản phẩm của mình trực tiếp trên ứng dụng của các sản phẩm với các hệ điều hành khác nhau.

Tiên phong trong lĩnh vực này là mạng quảng cáo di động iAd của Apple, ra đời tháng 7/2010. Mạng quảng cáo giúp công ty quảng cáo có thể quảng cáo sản phẩm của mình trực tiếp trên ứng dụng của các sản phẩm của mình như iPhone, iPod, iPad, hệ điều hành iOs.


Một ông lớn khác của lĩnh vực quảng cáo này chính là Google, việc thương vụ Google mua lại mạng quảng cáo Admob tháng 5/2010 đánh dấu bước chân chính thức của Google vào lĩnh vực này. Tương tự iAd của Apple, Google Admob cung cấp các dịch vụ quảng cáo qua các ứng dụng điện thoại di động nhưng với hệ điều hành Android.


Ngoài ra, còn có rất nhiều mạng quảng cáo khác cho ứng dụng di động như AdMarket của Ericsson, InMobi của một công ty ở Ấn Độ, Research In Motion của Blackberry,.. báo hiệu một thị trường quảng cáo ứng dụng trên di động nở rộ trong tương lai.

Location Based services (Dịch vụ trên nền tảng định vị )

Dự đoán đến 2013, đây sẽ là năm bùng nổ của hình thức thương mại điện tử, hình thức Location based Services sẽ đem đến những chiêu tiếp thị hay nhất cho doanh nghiệp.

Location Based Services cung cấp các dịch vụ các nhân cho những thuê bao dựa trên vị trí hiện tại của họ. Có 2 phương phát được dùng để xác định vị trí của các thuê bao di động: phương pháp cơ bản và nâng cao.

 

Phương pháp cơ bản là phương pháp dựa trên sự hiểu biết về mã pin của các thuê bao đang dùng (cell ID). Kỹ thuật này có thể dùng riêng hoặc kết hợp với thông tin có sẵn của nhà mạng hoặc những thông tin trong thiết bị di động đã có.

Phương pháp nâng cao là một số chứng năng được cung cấp sẵn trong di động như OTD, GPS để mạng có thể xác định vị trí người dùng. Nhờ các dịch vụ này, các thiết bị di động sẽ trở thành công cụ kết nối trực tiếp và nhanh nhất đến những khách hàng tiềm năng.

Thêm vào đó, trong một dịch vụ mới đây do Google cung cấp, “Google Mobile Ads”, dịch vụ này cung cấp ứng dụng được gọi là “click to call” rất hữu ích và tiện dụng. Bạn hãy tưởng tượng, bạn có 1 nhà hàng với tên, số điện thoại, địa chỉ, bạn sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin này khi đăng kí dịch vụ. Sau đó, những người dùng thiết bị di động, cần tìm thông tin, click thẳng vào những thông tin đó để gọi hoặc kết nối trực tiếp với ứng dụng Google Map tìm ra con đường nhanh nhất đến nhà hàng của bạn, đây một hình thức cực kì nhanh chóng và tiện lợi. Do đó, hình thức quảng cáo trực tuyến trên mobile sẽ ngày càng phát huy tác dụng to lớn của mình.


Như vậy, với sự phát triển vượt bậc và canh tranh không ngừng của các công ty công nghê hàng đầu trên thế giới, hứa hẹn đem đến những thiết bị thông minh nhất cho người dùng. Tất cả sẽ thúc đẩy quảng cáo trực tuyến trên điện thoại, cùng với những lợi ích của nó sẽ phát triển trên tầm cao mới. Làm thế nào để kết hợp hiệu quả những công cụ trong mobile marketing cho chiến dịch của bạn, hãy cùng theo dõi những bài viết tiếp theo.

Theo marketing.24h.com.vn

5 câu hỏi Marketing Mobile cần được giải đáp trước khi doanh nghiệp tham dự vào cuộc chơi

Trong xã hội hiện đại, tình trạng “dán mắt” vào điện thoại của người tiêu dùng đã là quá phổ biến. Với Smartphone, mọi người đã có thể làm nhiều các tác vụ cao cấp như lướt web hoặc dùng các ứng dụng. Chính điều này đã khiến những người tiêu dùng trở thành “mồi ngon” của các nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo.


Theo một báo cáo của International Communication Union( ICU) thì trên thế giới có đến 5,9 tỉ người dùng các thiết bị di động, chiếm 87% dân số thế giới. ICU còn cho biết thêm, có đến 1,5 tỷ người hiện đang dùng web trên nền tảng mobile. Đây thật sự là một cơ hội kinh doanh rất lớn. Nhưng đối với các doanh nghiệp hiện “chập chững” tham dự vào cuộc chơi. Đâu sẽ là điểm khởi đầu cho hành trình đầy gian truân này. Đây là một vài câu hỏi về Mobile Marketing mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải trả lời khi gia nhập vào thị trường này.

1. Xây dựng trang web phiên bản mobile hay xây dựng một ứng dụng?

Phần lớn các doanh nghiệp sẽ thiên về lựa chọn chỉnh sửa trang web của mình để phù hợp với khả năng truy cập của khách hàng trên các thiết bị di động. Để xây dựng được một website hiệu quả cho di động, Chúng ta hãy nghĩ kỹ về những lý do tại sao khách hàng sử dụng dịch vụ của bạn trên nền tảng nay. Từ đó chúng ta mới có thể xây dựng một giao diện hoàn thiện, có khả năng đáp ứng cao được các nhu cầu của người dùng khi họ sử dụng.

Điều quan trọng hơn cả, Giao diện web phải thật sự mượt mà, đơn giản và phải có tính tương thích cao với nhiều loại thiết bị di động. Một ví dụ điển hình cho một trang mobile tốt đó là PapaJohn.com. Giao diện chính của trang có 3 nút – Order Pizza cho giao hành, Order Pizza để khách đến lấy và tìm kiếm địa điểm. Sự đơn giản và hiệu quả này sẽ khiến cho người dùng dễ dàng tìm kiếm, đặt hàng sản phẩm và trên hết đó là tăng trưởng doanh thu.

2. Khi nào các ứng dụng có thể thay thế một trang web?

Các ứng dụng không thể thay thế những gì website có thể mang đến. Những gì hiển thị trên ứng dụng sẽ giới hạn trải nghiệm của người dùng. Những trang web hoặc dịch vụ có số lượng sản phẩm lớn như Blog hoặc các stream nội dung số thì thường thiên về việc phát triển các ứng dụng riêng, để khiến khách hàng khỏi lúng túng trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, ứng dụng di động riêng có thể mang lại cho người dùng nhiều tính năng hấp dẫn khác mà website không thể có được. Ví dụ dưới đây sẽ giải thích cho điều này

New York’s Mermaid là một nhà hàng chuyên về các món Hào. Khi người dùng đến đây dùng bữa, Họ có thể cài đặt ứng dụng Oysterpedia của nhà hàng. Oysterpedia là một ứng dụng khá hấp dẫn về thông tin các loại Hào. Người dùng có thể tra cứu thông tin, tìm kiếm các hình ảnh, món ăn và có thể đánh dấu rồi chia sẻ những thông tin mà mình thích lên các mạng xã hội.

Nhà hàng đã rất khéo léo khi không dùng các phương thức quảng cáo trực tiếp. Trái lại họ sử dụng lợi thế của di động và các mạng xã hội để có thể tăng cường sự hiện diện của mình.

3. Mã vạch QR Code là gì và áp dụng chúng như thế nào?

Các mã vạch QR code trở nên phổ biến hơn bao giờ hết với sự phát triển của Smartphone. Đã qua rồi thời điểm người dùng phải đánh các hàng dài địa chỉ trang web để có thể truy cập vào một dịch vụ nào đó. Người dùng có thể truy cập các trang web của doanh nghiệp dễ dàng hơn bằng cách Scan các doạn mã này.

Bên cạnh đó, QR code còn đóng vai trò là công cụ phát coupon, đăng ký dịch vụ cho người dùng, hoặc có thể giúp người dùng “like” dịch vụ của bạn trên các mạng xã hội. Tuy nhiên, với phương thức mới mẻ này, bạn cần phải tạo sự đơn giản và dễ dàng cho người dùng. Địa chỉ web có trong code nên tương thích tốt với giao diện mobile. Bên cạnh đó, chúng nên đi kèm một số hướng dẫn sử dụng cho những người dùng mới.

Theo một số thống kê, có hơn 6% người dùng Mỹ thường xuyên quét các QR code trong năm 2011. Tỉ lệ người dùng còn khá thấp, tuy nhiên xu hướng này đã và đang có sự tăng trưởng rất mạnh mẽ kể từ khi công nghệ QR code được giới thiệu vào năm 2000.

4. Nền tảng thiết kế nào chúng ta cần sử dụng?

Thiết kế tương tác là một sự lựa chọn tốt hơn cho các doanh nghiệp hiện nay. Bạn chỉ phải xây dựng một thực thể duy nhất để tối ưu với tất cả các thiết bị, thay vì phải xây dựng một lúc nhiều phiên bản website riêng biệt – 1 cho PC – 1 cho Tablet – 1 cho Smartphone.

Một vài hệ thống quản lý nội dung và blog như WordPress hiện giờ đã cung cấp tính năng như vậy. Với việc tích hợp tính năng mới nhất này, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí xây dựng và quản lý các dịch vụ của mình một cách dễ dàng và đỡ tốn kém nhất.



5. Chúng ta gần kỷ nguyên thương mại di động tới mức nào?

Hiện tại chúng ta đang có nhiều công nghệ cao cấp hộ trợ cho việc thương mại hóa trên di động. Square là một dịch vụ thành toán di động mà bạn phải thêm một phần cứng phụ trợ là thiết bị quẹt thẻ, từ đó bạn mới thể sử dụng thẻ tín dụng được. Một số dịch vụ khác còn ưu việt hơn như Flint Mobile, bạn hoàn toàn có thể thanh toán hóa đơn của mình bằng cách dùng điện thoại để scan thẻ tín dụng.

Một số dịch vụ khác như Google Wallet thì lại sử dụng công nghệ NFC có tính năng bảo mật hơn, đặc biệt tại các điểm POS( Point Of Purchase ). Tuy nhiên, hiện tai sự phổ biến của công nghệ này còn quá thấp. Bên cạnh đó, vẫn chưa có một thỏa thuận thống nhất nào về một biện pháp, nền tảng tiêu chuẩn cho sự bảo mật và riêng tư cho người dùng. Chính vì thế, Bạn sẽ chưa thể thấy ngay được sự bùng nổ trong lĩnh vực thanh toán di động. Sự phát triển của chúng chưa thể đạt đến độ “khủng khiếp” như những gì Smartphone đang thể hiện. Tuy nhiên, những dịch vụ như Google Wallet chắc chắn sẽ là tương lai cho thương mại di động.

Nguồn : Genk

Quảng cáo trên Mobile: Tiền đến từ đâu và như thế nào?

Quảng cáo CPC trên di động có hiệu quả tương đương hoặc lớn hơn so với trên PC: Quảng cáo CPM phù hợp với nhiều trang nội dung, tuy nhiên chưa có hướng đi phù hợp trên mobile; Ngoài ra, còn có quảng cáo qua tin nhắn. Tuy hiệu quả cao, nhưng lại dễ bị hạn chế bởi chính phủ và các nhà mạng.


Không còn nghi ngờ gì nữa về việc chúng ta đang bước vào kỷ nguyên hậu PC, hàng tỷ, hàng tỷ người đã, đang và sẽ tiếp tục sử dụng Internet, có khi lên tới 16 tiếng một ngày trên chiếc điện thoại hay tablet của họ. Mobile sẽ thay thế dần PC trong những hoạt động của cuộc sống hàng ngày và trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến nó lại càng hấp dẫn hơn.

Có khoảng 500 triệu người đang sử dụng Facebook thông qua các thiết bị di động và số lượng người còn tăng nhanh theo thời gian, nhanh hơn nhiều so với tốc độ phát triển người dùng của Facebook. Thị trường quảng cáo trên di động cũng vì thế mà nhanh chóng phình ra theo thời gian.

Với sự tiện dụng: di động và nhanh chóng, tiêu thụ thông tin trên di động thay thế rất nhanh trải nghiệm tương tự trên PC. Cá nhân tôi bây giờ gần như hoàn toàn đọc thông tin qua chiếc iPhone của mình thay vì dùng PC dù thời gian tôi ngồi PC khá nhiều. Và vì thế, tiềm năng của quảng cáo trên mobile bây giờ cũng màu mỡ và sẽ phát triển y như các quảng cáo online phát triển cách đây một thập kỷ.


Miếng bánh được chia như thế nào

3 “game thủ” chính trong cuộc chơi quảng cáo trên mobile là: Quảng cáo qua kết quả tìm kiếm (thường sử dụng CPC, tính tiền qua mỗi click), quảng cáo hiển thị (thường được tính bằng CPM, tính tiền qua lượt hiển thị, có thể là CPC) và quảng cáo thông qua tin nhắn. Hai loại hình đầu tiên khá phổ biến trong loại hình quảng cáo trên PC truyền thống.

Một điều đầu tiên chúng ta có thể nhận thấy: loại hình quảng cáo trả tiền qua click (CPC) làm nên tên tuổi và sức mạnh của Google vẫn tiếp tục thể hiện lợi thế và sức mạnh trên nền tảng mới: mobile. Nó chiếm tới hơn 3/5 tổng doanh thu của thị trường quảng cáo trên các thiết bị di động đến từ loại hình quảng cáo này. Cách thức quảng cáo này có thể tóm tắt như sau: bạn tìm kiếm một sản phẩm, Google sẽ trả về một vài kết quả, những ai trả tiền sẽ được nằm đầu danh sách này và họ sẽ trả tiền cho mỗi lần bạn click xem quảng cáo.

Rõ ràng, với người dùng di động cách quảng cáo này sẽ có hiệu quả tương đương thậm chí lớn hơn mô hình truyền thống PC vì khả năng người dùng di động sử dụng dịch vụ search để tìm kiếm và mua sản phẩm đó rất cao. Sự chênh lệch nằm ở số lượng người tìm quảng cáo đó cho vui hoặc phục vụ mục đích công việc so với nhu cầu khi sử dụng PC. Chắc chắn, trong tương lai gần đây vẫn là nguồn thu chính của các nhà quảng cáo trên mobile.

Vị trí thứ hai là quảng cáo hiển thị. Khác một chút quảng cáo loại này kiếm tiền bằng cách hiển thị quảng cáo ở cạnh nội dung mà người dùng quan tâm (như các banner bên phải bài viết bạn đang đọc chẳng hạn). Trên mobile, mọi việc có khó hơn một chút do không gian của màn hình điện thoại thường hẹp. Nếu bạn muốn biết cụ thể, hãy mở Facebook, vào News Feed kéo khoảng 5 pages gần như chắc chắn bạn sẽ thấy một quảng cáo kiểu này của Facebook. Khách hàng của dịch vụ này trả tiền dựa trên số lần bạn xem quảng cáo, và đôi khi trả thêm cho việc bạn click vào quảng cáo đó.

Cách thức này phù hợp với hầu hết các trang cung cấp nội dung hoặc dịch vụ miễn phí, trang bạn đang đọc là một ví dụ. Trong tương lai, chưa rõ loại hình này có cạnh tranh và tìm ra hướng đi phù hợp trên mobile hay không. Hiện giờ, nó đang gặp khá nhiều khó khăn.

Thứ 3, quảng cáo qua tin nhắn. Đó là cách mà 090 hay 199 đang làm. Ngoài việc quảng cáo cho các dịch vụ khuyến mãi của mình, các nhà mạng có thể bán các quảng cáo này cho đối tác. Do tin nhắn từ nhà mạng có “kèm” với các tin nhắn khuyến mãi, nên loại hình này có một tỷ lệ reach (tiếp cận người dùng) rất cao. Đó là lý do vì sao nó hiệu quả. Tuy nhiên, những sự bất tiện nó đem lại, đặc biệt khi sử dụng sai mục đích là rất lớn. Vì thế, nó sẽ bị kiềm chế bởi chính các nhà mạng, người dùng và chính phủ.

Thị trường quảng cáo trên di động vẫn đang trong giai đoạn phát triển và còn lâu mới ổn định. Cho dù định hình khá nhanh và phân chia thị trường gần giống với PC nhưng những cách thức quảng cáo trên mobile bây giờ vẫn đơn giản là port từ nền tảng PC sang. Cơ hội còn nhiều và biết đâu, trong tương lai một cách quảng cáo hoàn toàn mới trên di động sẽ vượt lên và thống trị?

Theo baomoi.com

Quảng cáo trên ĐTDĐ: Vì sao khó?

Trong các báo cáo gần đây nhất về thị trường quảng cáo ví như “The future of digital” theo Business Insider, người ta đều kết luận rằng di động là tương lai của quảng cáo. Nhưng hiện tại thì việc quảng cáo trên một cái màn hình bé tí tẹo vẫn đang gây khó khăn cho các nhà tiếp thị hơn bao giờ hết.


Theo các nhà tiếp thị, có một sự khác biệt lớn giữa quảng cáo di động và các loại máy tính để bàn. Di động dùng để chỉ một hệ sinh thái bao gồm điện thoại thông minh, máy tính bảng, các thiết bị di động khác… Họ nhận ra Di động là một môi trường mà trong đó các chuyên gia tiếp thị bị tước đoạt hầu hết các công cụ yêu thích, giúp họ thể hiện sự sáng tạo trong quảng cáo, tối ưu hiệu quả. Trong đó, bao gồm:

Không nhắm được mục tiêu hành vi

Với máy tính để bàn, các nhà quảng cáo có thể nhắm mục tiêu khách hàng tiềm năng bằng cách sử dụng cookie. Nhờ đó, các nhà quảng cáo có thể rút ra một phác họa tổng hợp về khách hàng. Tuy nhiên, việc này trên các thiết bị di động là khó khăn vì các thiết bị của Apple không cho phép theo dõi cookie của bên thứ ba trên iOS.

Còn đối với nền tảng Android của Google được mô hình hóa sau khi iOS, một số nhà quảng cáo cũng đã tìm cách triển khai việc theo dõi cookie của khách hàng nhưng chính Mahi de Silva, phó ban điều hành mảng người tiêu dùng di động tại Opera Software, cũng đã khẳng định rằng: “theo dõi Cookie của bên thứ ba trên Android là khó thực hiện.”

Phải từ bỏ quảng cáo đa phương tiện

Trên máy tính, kết nối Internet thường rất ổn định , nhưng trên một thiết bị di động, chất lượng của kết nối bị thay đổi. Điều đó có nghĩa là các quảng cáo đa phương tiện (Rich Media Ad) chắc chắn bị lỗi khi chạy trên các thiết bị di động.

Một thách thức khác cho các quảng cáo đa phương tiền này là không có hỗ trợ Flash trên di động. Mặc dù định dạng HTML 5 dường như đã là một thay thế tốt cho Flash, nhưng De Silva vẫn cho rằng màn hình nhỏ hơn là vẫn thực sự gây trở ngại cho các quảng cáo Media Rich và đã giảm 60% không gian quảng cáo.

Ít người đọc trực tiếp trên mobile

Đối với các báo và tạp chí, sự ra đời của máy tính bảng đã mang lại cho người đọc cơ hội, không gian và thời gian để tiếp cận với các tin tức, kiến thức chyên sâu hơn. Tuy nhiên,nhiều độc giả có thói quen tải về tạp chí hay tờ báo và sẽ đọc nó sau đó ở những nơi không có kết nối Wi-Fi, khi rảnh. Đây cũng chính là một hạn chế cho quảng cáo, khi mà người đọc thấy quảng cáo nhưng không thể tìm hiểu thêm thông tin, hay không thể click mua ngay.

Việc sử dụng các ứng dụng (Apps)

Một khác biệt lớn giữa các thiết bị di động và máy tính truyền thống là việc sử dụng các ứng dụng. Giữa năm 2011, thì người sử dụng di động bắt đầu sử quan tâm đến các ứng dụng di động nhiều hơn, vì nó truy cập các hoạt động trên đi động nhanh hơn nhưng việc quảng cáo trên các ứng dụng di động cho đến nay vẫn thực sự còn quá mới, quá khác với các quảng cáo trực tuyến trước kia và khá ít bên cung cấp trừ một số bên như Facebook, Twitter, …Tại Việt Nam thì cũng mới chỉ có vài đơn vị trong nước như Admicro, VTC online… khai thác quảng cáo trên ứng dụng.

Quá nhiều nền tảng

Cuối cùng, một trong những nguyên nhân góp phần gây khó khăn cho các doanh nghiệp chính là tính chất vô định hình của “di động”. Các doanh nghiệp phải lựa chọn giữa Điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng? Android hay iOS? iPhone 4S hoặc iPhone 5? iPad hoặc iPad Mini? Ví dụ giữa điện thoại thông minh và máy tính bảng, người tiêu dùng có hành vi và suy nghĩ rất khác nhau.

Ông Greg Stuart, giám đốc điều hành của Hiệp hội tiếp thị di động cho biết “Máy tính bảng đang trở thành thiết bị tiêu thụ nội dung”. Với điện thoại di động thì thiết bị này có xu hướng giúp người dùng định hướng nhiệm vụ nhiều hơn, ví dụ, “Tôi cần tìm một nhà hàng ngay bây giờ…”

Lên kế hoạch marketing phức tạp

Mặc dù có rất nhiều khó khăn cho nhà quảng cáo khi thực hiện chiến dịch quảng cáo trên di động như vậy nhưng các nhà quảng cáo vẫn không thể phủ nhận xu hướng tất yếu của phương tiện truyền thông mới này,cũng như những ưu điểm rõ rệt của quảng cáo di động.

Theo số liệu của tạp chí eMarketer, chi tiêu cho quảng cáo di động năm 2012 là khoảng 6,4 tỷ USD, đã tăng gấp đôi so với năm ngoái và sẽ tiếp tục tăng lên tới 23,6 tỷ trong năm 2013. Những con số này cho thấy sự chiếm lĩnh tất yếu của phương tiện quảng cáo này. Nhưng một câu hỏi lớn đặt ra là giải pháp nào để tận dụng được hết những ưu điểm vượt trội của phương tiện truyền thông mới nhưng vẫn không mất đi những ưu điểm của quảng cáo trực tuyến.

Nguồn: DĐDN

Lên mạng làm Marketing

Không khó để hiểu về tính thức thời và hiệu quả của tiếp thị trực tuyến, đặc biệt là trong điều kiện chi phí cho marketing hạn hẹp. Thế nhưng sau 10 năm, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam vẫn thờ ơ với công cụ này.



Hiện đang có 2 luồng dư luận khi nói về tiếp thị trực tuyến: nào là đã qua thời “dò đường”, rồi là “vẫn ì ạch tiến đến một cái đích rất mơ hồ”. Vậy là sau nhiều thập kỷ kể từ ngày “mỏ vàng Internet lộ thiên”, xem ra thị trường tiếp thị trực tuyến vẫn chưa thể cất cánh ở Việt Nam.

Mơ hồ, ảo tưởng

Kết quả báo cáo thị trường truyền Thông Việt Nam do TNS Media thực hiện cho thấy, năm 2011, tổng phí quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng tại Việt Nam đạt 16.357 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2010, trong đó Internet chiếm 4,89% (năm 2010 là khoảng 3%), đạt giá trị khoảng 8.000 tỷ đồng. Như vậy, so với các phương tiện truyền thông khác, tiếp thị trực tuyến vẫn chỉ chiếm một con số rất nhỏ trong tổng ngân sách truyền thông của các doanh nghiệp.

Điều gì đã khiến cho tiếp thị trực tuyến trên Internet vẫn phát triển ì ạch và chưa thực sự chiếm lĩnh thị trường như kỳ vọng? Câu trả lời, theo bà Denis Thi, Giám đốc Công ty Emeral Digital Marketing, nằm ở chỗ hiện nay thị trường marketing online mới bắt đầu ổn định, do đó vẫn còn nhiều khoảng mập mờ về mặt nhận thức cũng như các cách thức triển khai loại hình tiếp thị mới mẻ này của các doanh nghiệp. Bà Denis Thi dẫn giải, nhiều doanh nghiệp hiện nay có nhu cầu sử dụng marketing online, tuy nhiên họ lại đưa ra những mục tiêu “gần như không tưởng”, trong khi lại thiếu những nhân tố thực tế để có thể đạt được mục tiêu đó. Điều này khiến cho khoảng cách giữa những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ marketing online và khách hàng ngày càng xa, do nhà cung cấp dịch vụ khó có thể giải thích và thuyết phục để khách hàng nhận ra đâu là mục tiêu thực tế, phù hợp nhất với họ.

Nhận thức chưa đầy đủ cũng kéo theo sự phát triển mất cân đối giữa các lĩnh vực tiếp thị trực tuyến. Theo TNS Media, tại Việt Nam, quảng cáo hiển thị vẫn được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều hơn cả khi chiếm tới 70% ngân sách quảng cáo trực tuyến, 15% cho search marketing (bao gồm cả SEO, Google Adworks), 10% cho mạng xã hội và 5% cho email marketing. Ông Vũ Hoàng Tâm, Giám đốc Công ty chuyên về giáo dục và đào tạo marketing online VHT cho biết, hiện nay nhiều giám đốc doanh nghiệp đang tự lựa chọn các chương trình quảng cáo cho chính bản thân mình chứ không xuất phát từ góc độ vì khách hàng. “Đơn cử như việc mua banner quảng cáo trên mạng, phần lớn các giám đốc doanh nghiệp sẽ duyệt những trang mạng nổi tiếng như: VnExpress, Dantri… bất kể website đó có phù hợp với mục tiêu, đối tượng tiếp thị và hiệu quả hay không. Lý do được đưa ra hết sức đơn giản: “Sếp” thường xuyên dùng các trang đó nên mọi người cũng hay dùng, còn các trang khác “sếp” chẳng bao giờ xem và vì vậy cũng không nên quảng cáo trên những trang đó. Thậm chí, họ còn “sinh nghi” về hiệu quả của các hình thức quảng cáo mới như quảng cáo theo mạng lưới (Ad Network) vì cho rằng, khó kiểm soát được các quảng cáo của mình. Điều này thực sự rất nguy hiểm khi triển khai các chiến dịch tiếp thị trực tuyến”, ông Tâm cho biết.

Tự mở cửa sinh

Nói như vậy phải chăng các doanh nghiệp Việt đang tự mình khép lại cánh cửa hướng tới cơ hội phát triển kinh doanh dựa trên việc ứng dụng tiếp thị trực tuyến? Ông Vũ Hoàng Tâm đưa ra câu trả lời dứt khoát: “Không”. Thậm chí theo ông Tâm, cánh cửa sẽ ngày càng mở hơn với tất cả mọi doanh nghiệp. Điều quan trọng là doanh nghiệp có biết nắm bắt cơ hội hay không mà thôi.

Câu chuyện của Đệm Xinh là một minh chứng rõ rệt nhất. Tính đến trước thời điểm tháng 9/2010, Đệm Xinh là một cái tên hoàn toàn xa lạ trong lĩnh vực kinh doanh chăn ga gối đệm tại Việt Nam, cụ thể là Hà Nội. Trong câu chuyện bên lề một cuộc gặp, Giám đốc của Đệm Xinh đã quyết định đặt cược vào chuyên gia marketing của NetLink Ad với hi vọng sẽ phát triển được thương hiệu này trên Internet. Kết quả sau 3 tháng đầu tiên, thương hiệu Đệm Xinh xuất hiện thường xuyên trên các website nổi tiếng, các mạng xã hội. Mặc dù doanh thu từ bán hàng trực tuyến trong 3 tháng mà công ty này thu về chỉ đạt 200 triệu đồng, nhưng tổng doanh thu từ việc kết hợp bán hàng đơn thuần và bán hàng trực tuyến trong quý 4/2010 của công ty lại đạt tới 9 tỷ đồng (bằng cả năm 2009). Phần lớn các khách hàng của Đệm Xinh đều không tham gia mua hàng trực tuyến mà họ biết thông tin từ website rồi đến trực tiếp các showroom của công ty để mua hàng.

Nếu như cuộc “viếng thăm” Internet của Đệm Xinh chỉ là tình cờ, một sự liều lĩnh đặt cược vào hiệu quả từ Internet của ông giám đốc thì chương trình tiếp thị “Valentine – tỏa sáng giấc mơ tình yêu với PNJ Silver” mà Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ thực hiện lại hoàn toàn là theo chủ ý và được tính toán kỹ lưỡng. Nhân ngày lễ tình yêu 14/2/2012, PNJ đã giới thiệu chương trình khuyến mãi cho sản phẩm PNJ Silver tới người tiêu dùng qua kênh tiếp thị chủ đạo là Internet. Kết quả, khi gõ từ khóa “Vanlentine tỏa sáng giấc mơ tình yêu với PNJ Silver” trên Google đã cho ra 58.500 kết quả chỉ trong vòng 0,24 giây. Riêng tại diễn đàn chính của chương trình vào lúc 10h10 phút đêm ngày 13/2/2012 đã đạt kỷ lục 1.451 người ghé thăm. Liên tục trong các ngày từ 8-14/2, lượng khách hàng tại các hệ thống cửa hàng của PNJ tăng đột biến với hơn 1 triệu khách hàng mua sản phẩm đúng dịp Valentine và doanh thu tăng 200% so với mùa Valentine trước. Kết quả khảo sát mức độ thành công của chiến dịch trên mà nhóm sinh viên trường Đại học Ngoại Thương thực hiện cho thấy, có tới 70% số người khẳng định, họ biết tới chương trình Valentine của PNJ thông qua các website, diễn đàn trên mạng.

Trong kết quả báo cáo của Kantar Media có chỉ rõ 10 ngành dẫn đầu về chi phí đầu tư cho quảng cáo trong năm 2011. Viễn thông là đơn vị dẫn đầu toàn thị trường khi đóng góp 115 tỷ đồng cho các hoạt động tiếp thị trực tuyến (trong đó “đại gia” Vinaphone đã đóng góp hơn 1 triệu USD, MobiFone là 803 nghìn USD). Những cái tên tiếp theo được vinh danh như “những người hùng” góp phần phát triển ngành công nghiệp quảng cáo của nước nhà là Nokia, Honda, Unilever, May Nhà Bè, Trần Anh, Pico… Họ xuất hiện ở hầu khắp các báo cáo tổng kết về thị trường truyền thông Việt Nam năm qua và chắc hẳn là vẫn còn tiếp tục trong thời gian tới.

Tìm miền đất hứa

Mạng xã hội không còn là miền đất hứa mà đã thực sự trở thành mảnh đất phì nhiêu, màu mỡ để các doanh nghiệp tiếp thị hình ảnh công ty và sản phẩm tới cộng đồng. Vượt qua cả Đài Loan, Indonesia, Philippines, tính tới tháng 9/2012, Việt Nam đã có tới 13,1 triệu người dùng Youtube, trung bình mỗi người xem 137 video/ngày (Comscore). Số người dùng Facebook tại Việt Nam tính tới 24/10/2012 lên tới 9.117.480 người, tăng 5.479.000 người dùng trong vòng 6 tháng vừa qua. Trung bình 1 ngày, Facebook có thêm hơn 30 nghìn thành viên người Việt mới. Đây chính là nguồn khách hàng tiềm năng khổng lồ để các doanh nghiệp tiếp cận.

Kết quả khảo sát về hiệu quả truyền thông trên website Econsultancy cho thấy, nếu sử dụng Facebook như kênh truyền thông chính để tạo sự nhận biết thì doanh nghiệp có thể giảm được 25% chi phí so với các kênh khác. Đặc biệt, nhờ thông tin thật của người dùng, Facebook là kênh tối ưu nếu muốn nhắm vào nhóm đối tượng tập trung về độ tuổi, địa điểm hay giới tính. Ông Lâm Trần, Giám đốc marketing của Nhóm Mua cho biết, Facebook là kênh mang lại tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư cao thứ ba của công ty này sau kênh chăm sóc khách hàng cũ và quảng cáo trên Google. Vì lẽ đó, Nhóm Mua đã không ngần ngại dành ngân sách 100.000 USD/tháng để quảng cáo trên Facebook.

Các hình thức tiếp thị khác cũng được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Quảng cáo tìm kiếm dần sẽ trở thành nhu cầu thiết yếu của doanh nghiệp khi có tới 94% số người sử dụng Internet để truy cập mạng tìm kiếm Google (số liệu này năm 2011 là 92% – theo Cimigo). Đặc biệt, với việc hình thành các khái niệm quảng cáo CPC (tính giá quảng cáo trên mỗi click chuột), CPM (tính giá quảng cáo trên mỗi 1.000 lượt hiển thị quảng cáo) của Google, Facebook và sự ra đời các mạng quảng cáo tự động của các nhà cung cấp lớn là Admicro (thuộc VC Corp), FPTonline và gần đây nhất là mạng quảng cáo xuất hiện theo ngữ cảnh Novanet (thuộc NovaAds), năm 2013 thị trường sẽ chứng kiến việc thay thế dần khái niệm quảng cáo hiển thị trả tiền theo ngày, theo tuần hay theo tháng. Theo ông Nguyễn Minh Quý, Tổng giám đốc Công ty Quảng cáo trực tuyến NovaAds, mạng quảng cáo tự động cho phép doanh nghiệp đặt mua được đồng thời một lúc nhiều vị trí quảng cáo trên nhiều trang website khác nhau, đo lường hiệu quả quảng cáo chính xác hơn so với phương thức đặt quảng cáo hiển thị thủ công.

Tiềm năng đã nhìn thấy rõ, vậy doanh nghiệp sẽ phải làm gì để có thể đạt hiệu quả tiếp thị tốt nhất? Ông Nguyễn Minh Quý cho biết, không có một mẫu số chung cho bất cứ doanh nghiệp nào mà cần phải nhìn vào hoạt động cụ thể của từng doanh nghiệp, mục tiêu tiếp thị của từng chiến dịch để lựa chọn hình thức phù hợp nhất. Quay trở lại với câu chuyện “Tỏa sáng giấc mơ tình yêu cùng PNJ Silver” đã đề cập ở trên, yếu tố tạo nên thành công cho chiến dịch này không chỉ có một. Việc lựa chọn đúng thời điểm khuyến mại (Valentine), đúng đối tượng (giới trẻ) và đúng hình thức tiếp thị (trên các trang báo mạng, website được nhiều người trẻ yêu thích) đã giúp PNJ có một hướng đi chuẩn xác nhất. Ngoài việc đăng thông tin khuyến mại trên website công ty và bài PR cho chương trình trên khắp các báo online, PNJ còn cho đặt banner hình ảnh xinh đẹp và dịu dàng của hotgirl Midu tràn ngập các trang báo mạng, đặc biệt là những trang dành cho giới trẻ. Để tăng thêm tính hiệu quả cho chương trình, PNJ đã cho kết hợp cộng hưởng với chương trình “Yêu mãi với PNJ” và cuộc thi viết “Mối tình đầu” với PNJGold, viết kịch bản “Coffee Dream of Love” kể về một cô chủ quán xinh xắn đáng yêu luôn chờ đợi tình yêu đích thực của mình trong bộ trang sức Valentine “Dream of Love” của PNJSilver…

Các chuyên gia marketing cho rằng, trong thời gian tới, sẽ có nhiều hơn nữa sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào thị trường tiếp thị trực tuyến, tuy nhiên, đóng góp phần lớn vẫn là những tên tuổi lớn trong ngành viễn thông, phân phối, dệt may và thời trang… Nếu như những con số trong các báo cáo của các công ty nghiên cứu thị trường thể hiện rõ mức độ đóng góp cho thị trường tiếp thị trực tuyến về mặt doanh số của từng doanh nghiệp, thì sự liều lĩnh đặt cược toàn bộ niềm tin vào Internet của ông chủ Đệm Xinh – một ông già cả đời chỉ quen bán hàng trực tiếp – chính là một sự thay đổi lớn về nhận thức của những người làm kinh doanh. Chỉ một lần “chạm ngõ” marketing online, Đệm Xinh từ một thương hiệu ít người biết tới đến nay đã xuất hiện dày khắp các website (Google đã cho ra 2.340.000 kết quả chỉ trong vòng 0,33 giây khi gõ từ khóa “Đệm Xinh”). Có lẽ mỗi doanh nghiệp Việt, thay vì ngồi chờ hiệu quả tiếp thị trực tuyến của các doanh nghiệp khác rồi mới làm, hãy thử một lần “chạm ngõ” marketing online như vị giám đốc già kia. Biết đâu, cú “chạm” đó sẽ thay đổi và mang lại hiệu quả hơn cả sự mong đợi!

Theo Doanh Nhân

Quan điểm về Marketing 2013 của các CMO

Lắng nghe quan điểm của 15 CMO để có cái nhìn đa chiều hơn về xu hướng Marketing trong năm 2013.



“Một nữa ngân sách dành cho quảng cáo bị phí phạm. Vấn đề là tôi không biết đó là nửa nào” –1902, John Wanamaker – cha đẻ của quảng cáo hiện đại.

Câu nói trên vẫn còn phù hợp cho tới ngày này. Vì theo 2012 State of Marketing report của Chief Marketing Officer Council (hội đồng CMO), 27% nói rằng TV là kênh có ảnh hưởng mạnh nhất, 44% nói công cụ tìm kiếm là hiệu quả. Bản báo cáo cũng nói các nhà điều hành rất chú ý tới công cụ tìm kiếm và social meida nhưng không hài lòng với kết quả chúng đem lại. Khoảng 50% nói rằng chiến lượconline marketing sẽ là một thách thức lớn trong năm tới.

Họ còn nói những gì nữa? Liệu có đồng quan điểm với John Wanamaker không? Dưới đây là điều 15 CMO nói về digital marketing trong 2013:

1. Thuật toán đám mây, big data và công cụ dashboard sẽ kết hợp lại để cung cấp cho marketer cái nhìn toàn diện hơn về các điểm tiếp xúc với khách hàng (consumer touch point)– Lisa Archambault, Manager, Display Marketing, Zappos Development, Inc.

2. Ngày càng nhiều công ty sẽ bắt tay vào việc tích hợp các nền tảng online vào trải nghiệm toàn diện của người dùng. . – Mike Ashton, Managing Director ABCG.

3. B2B sẽ thành xu hướng của năm 2013 bởi vì người bán cho doanh nghiệp nhận ra có một cơ hội lớn để phản ứng phù hợp với sự nhạy cảm của cầu tiêu dùng (, đồng thời sử dụng được một số chiến lược từ thế giới B2C. Sean Cook, CEO, Shop Visible.

4. Rất ít doanh nghiệp biết sử dụng sức mạnh của video. Video đem đến sự quay trở lại của khách hàng nhiều hơn, và tạo ra sự nhắc nhở nhiều hơn gấp 5 lần so với quảng cáo in (theo TubeMogul) – Stacey Coopes, CEO, Ford Direct.

5. Tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy sự liên kết chặt hơn giữa sales và hệ thống marketing, điều sẽ tạo ra sự tập trung tốt hơn vào trải niệm được cá nhân hóa cho cả inbound và outbound marketing.– Eduardo Conrado, Chief Marketing Officer, Motorala.

6. Nhờ có digital marketing, marketer sẽ có rất rất nhiều dữ liệu về hành vi trên mạng. Dữ liệu về conversion (chuyển đổi) sẽ được ghi lại chính xác, sử dụng tốt cho việc tính ROI – Gabe Delporta, CMO, Lending Tree.

7. Tôi mong đợi nỗ lực “tạo ra một sự đo lường có ý nghĩa” sẽ cho ra sản phẩm là một GRP (Gross rating point) cho các công cụ quảng cáo online – – Patrick Dolan, EVP and COO, IAB.

8. Xu hướng là ít tập trung về công nghệ hơn và nghiêng về nội dung, sự chuyển tải thông điệp và sự phối hợp trong chiến dịch Marketing – truyền thông – Susan Helstab, VP-Marketing, Four Season.

9. CIO và CMO cần làm việc với nhau để tạo sự đổi mới như làm chủ chiến lược quản lý dữ liệu, social media, xây dựng hệ thống cho sự tương tác để chúng ta có thể tiếp cận được khách hàng thông qua kênh và thiết bị mà họ chọn. CIO và CMO sẽ trở thành nhà đồng thiết kế trải niệm khách hàng của công ty. – Jon Iwate, SVP, Marketing and Communication – IBM.

10. Sự phù hợp của thông điệp sẽ được cải thiện trên các kênh digital và social, và cả khả năng tạo sự tương tác… sẽ có phản hồi ngay lập tức dành cho bạn – Alfredo Martell, Senior VP, Marketing and Product Management, Caribou Coffee.

11. CMO đang lao đến Big Data. Khả năng phân tích dữ liệu và phân tích web sẽ trở thành xu hướng tuyển dụng cho các phòng marketing. “Đây là một chỉ thị từ trên, CEO nói với CMO: “sự ưu tiên của khách hàng là chìa khóa, vậy hãy đưa cho tôi những đo lường chuẩn xác, góc nhìn xác thực về chi tiêu marketing” – Liz Miller, VP of the CMO Council.

12. Trong năm tới, những CMO thành công sẽ biết cách tái kết hợp brand storytelling với xu hướng mới: marketing phân tích để cung cấp một kết nối tình cảm tạo ấn tượng với khách hàng – những người đang ngày càng miễn dịch với các thủ thuật marketing phân tích, như chọn mục tiêu và đưa coupon – – Deborah Op den Kamp, Executive Director, CMO, and Digital Consumer Practices, Russell Reynolds Associates.

13. Khái niệm SoLoMo – social, local, mobile – sẽ trở thành công cụ không chỉ cho chính chúng tôi mà cả các nhà cung cấp, đối tác của chúng tôi. – Stephen Quinn, CMO, Walmart.

14. Doanh thu sẽ đến từ lượt xem. IAB báo cáo rằng có sự tăng trưởng 23%/năm trong chi tiêu online vào quý một. Chúng tôi đang trải qua xu hướng dài hạn là khách hàng muốn sống online chứ không chỉ giao dịch online – Josh Shatkin-Margolis, CEO, Magnet.

15. Chúng tôi không tin vào digital marketing. Chúng tôi tin vào marketing trong thế giới số, và có một sự khác biệt rất lớn. – Clive Sirkin, Senior Vice President, Kimberly-Clark.

Vậy những vấn đề mà các giám đốc Marketing trên gặp phải có giống vấn đề ở công ty bạn không? Nhận xét của bạn về Marketing năm 2013 ra sao? Hãy chia sẻ với chúng tôi.

Gik theo Rob Petersen.
DBS M05479
Quang Cao