Hiển thị các bài đăng có nhãn Information. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Information. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Khắc phục khi mở laptop không lên

Máy tính xách tay của bạn bỗng nhiên không thể nào khởi động được hoặc trong lúc khởi động lại gặp sự cố và “chết đơ”. Không cần mang đến cửa hàng sửa chữa, bạn có thể tham khảo các mẹo sau đây để khắc phục tình trạng này.



Tình huống 1:
Mặc dù đã cắm vào ổ cắm AC nhưng đèn LED (đèn nguồn, đèn ổ cứng và đèn pin...) vẫn không sáng. Máy tính không “nhúc nhích, đả động” khi bạn bấm nút khởi động.
Trước tiên, bạn nên kiểm tra lại ổ cắm điện AC. Hãy kiểm tra nguồn điện, hoặc dùng một bộ AC khác để kiểm tra thử xem có phải bộ nạp điện của máy bị hỏng không. Nếu AC không bị hỏng thì rất có khả năng nguồn điện trên bo mạch chủ của máy tính có vấn đề. Vì thế, bạn nên đưa ra trung tâm sửa chữa để thay thế.

Tình huống 2:
Khi cắm AC, đèn LED và đèn của pin đều sáng nhưng máy tính vẫn không khởi động được. Ổ cứng không chút “nhúc nhích”, quạt cũng không quay và ổ DVD không chạy được. Nếu đèn LED sáng thì có nghĩa là laptop đã vào điện, lúc này bạn nên kiểm tra lại đã cắm đúng nguồn điện cho ổ cắm chưa.
Tiếp tục, đèn LED sáng nhưng máy vẫn “ngủm”? Bạn thử tháo phích cắm ra, tháo pin laptop và chờ 1-2 phút. Sau đó, cắm lại ổ cắm và thử khởi động thêm lần nữa. Đôi khi mẹo “củ chuối” này lại hữu dụng đấy.
Cũng có thể rắc rối này liên quan đến bộ nhớ. Thử tháo ra và cắm lại thanh RAM hoặc cắm sang khe cắm khác. Nếu bạn đang dùng hai thanh RAM thì thử tháo từng chiếc một và restart lại máy. Có khả năng một trong hai thanh RAM của bạn đã bị hỏng đấy, bạn nên thay cái mới.
Tuy nhiên, nếu cả hai RAM đều chạy được trên một khe cắm A, nhưng lại không khởi động được trên khe cắm B thì chắc chắn khe cắm B bị lỗi. Lúc này, bạn sẽ phải thay thế toàn bộ bo mạch chủ hoặc chỉ dùng 1 khe cắm.

Tình huống 3:
Khi bấm khởi động máy, laptop phát ra một loạt tiếng kêu bíp bíp và không khởi động được. Màn hình không hiện. Trong tình huống này, bạn nên kiểm tra lại RAM như trong tình huống 2. Thử lắp một thanh RAM khác. Hầu hết khi laptop kêu bíp bíp như thế đều do lỗi của RAM - RAM đã bị hỏng.

Tình huống 4:
Bật khởi động máy và có vẻ như laptop khởi động bình thường (đèn LED của ổ cứng nhấp nháy) nhưng lại không xuất hiện hình ảnh trên màn hình. Trong trường hợp này, bạn nên kiểm tra lại laptop bằng cách cắm máy với màn hình ngoài. Nếu màn hình ngoại chạy tốt nhưng vẫn không hiện hình ảnh trên màn LCD của laptop thì rất có thể do một vấn đề nào đó bên trong màn hình.

Tình huống 5:
Bật khởi động máy nhưng laptop lại phát ra tiếng kêu ken két, rít rít. Có thể ổ cứng của bạn bị lỗi gì đó. Bạn nên tháo hard drive và khởi động lại laptop. Lúc này, nếu laptop chạy ngon lành thì đã đến lúc bạn phải thay ổ cứng.
Nếu laptop vẫn kêu ken két và màn hình vẫn hiện lên thì bạn nên dùng tiện ích kiểm tra ổ cứng.

Tình huống 6:
Laptop đã khởi động Windows và chạy được một lúc, nhưng sau đó bỗng nhiên “tắt rụp”. Bạn restart lại máy tính và vẫn cứ bị như thế. Rắc rối này có thể do máy đã quá nóng. Bạn nên nghe xem quạt gió có quay không. Tuy nhiên, vấn đề này đôi khi cũng do RAM bị hỏng, tham khảo thêm Tình huống 2.

Tình huống 7:
Laptop khởi động bình thường nhưng màn hình xuất hiện nhiều vạch ngang, hay các ký tự lạ. Đây có thể là do màn hình LCD bị hỏng hoặc cáp video, card đồ họa hay bo mạch chủ có vấn đề.

Phương án cuối cùng vẫn là mang máy đến trung tâm bảo hành nhưng nó cũng chưa hẳn là phương án tối ưu vì còn tùy thuộc vào tình trạng còn bảo hành còn hay không. Nếu còn bảo hành bạn nên đến các trung tâm để bảo hành hoặc hết thì bạn đừng vội vì có thể những trung tâm bảo hành này sẽ mài dao sẵn để cắt cổ bạn bất cứ lúc nào nếu bạn là gà mờ về tin học có thể đẩy bệnh từ hỏng màn hình qua hỏng main và cái giá bỏ ra sẽ gấp nhiều lần mà bạn cần phải chi cho việc sữa chiếc lap của mình.

 Và bạn nên cẩn thận với những anh chàng kỹ thuật tay ngang có thể biến máy bạn thành con chuột bạch để khám và phá từ chỗ tiếp xúc kém đến việc hỏng main. Bạn nên quan sát khi các anh chàng kỹ thuật không chuyên này hành nghề. Nếu muốn chắc chắn nhất thì hãy liên hệ chúng tôi sẽ trợ giúp cho bạn về thông tin.

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Tết Đoan ngọ

Tết Đoan ngọ hay Tết Đoan dương, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại một số nước Đông Á và Việt Nam. Tết Đoan ngọ tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian Phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hoá. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ trưa, ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí. Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương. Thời gian này cũng là khi khí dương đang thịnh nhất trong năm. Ở Việt Nam, dân gian còn gọi là Tết giết sâu bọ.



Tết Đoan ngọ ở Việt Nam cũng còn gọi là "ngày giết sâu bọ" là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết. Truyền thuyết về lịch sử ngày mùng 5 tháng năm được lưu truyền khác nhau ở Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Truyền thuyết tại Việt Nam

Vào một ngày sau vụ mùa nông dân chúng đang ăn mừng vì trúng mùa, nhưng sâu bọ năm ấy kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Nhân dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản gồm có bánh gio, trái cây sau đó ra trước nhà mình mà vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau đó sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượt. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng. Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ

Trong văn hoá Việt thì ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch lại là ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ. Trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao:

Tháng Năm ngày tết Đoan Dương.
Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang.

Ở vùng đồng bằng Nam Bộ Việt Nam thì ngày mùng 5 tháng 5 còn được gọi là ngày "Vía Bà", thờ Linh sơn Thánh mẫu trên núi Bà Đen.

Ở Đồng Tháp nói riêng và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch còn gọi là ngày "nước quay", vì cứ theo lệ hàng năm, nước ở thượng nguồn đổ về đến nước ta làm nước sông trở thành đỏ đục và có nhiều xoáy nước. Và năm nào cũng vậy, ngày này được coi là ngày bắt đầu của những mùa lũ hàng năm.

Ngày này đúng là ngày Tết Việt Nam con Nguyên Đán là Tết Trung Quốc, mùng 5/5 cũng là ngày phô trương tình dân tộc bà con láng giềng không phân biệt tuổi tác, phẩm trật, vua tôi (ở Làng Phú lương chợ cầu, Quảng Điền, Thừa Thiên, Huế thời vua Quang Trung, lễ hôi, 5/5 có cho tài năng thanh niên, đấu võ, nấu cơm tre, nhảy sào, đua ghe. Và có Công nương làng đôi ném chiếc bông tai, nhẫn hay 1 trang sức xuống sông cho các chàng trai tìm, ai tìm được sẽ được thưởng hay lấy công nương đó làm vợ ! Tết này rất trân trọng dưới thời Tây Sơn vì "Thiên hạ đại tín" và "Huynh đệ chi Binh" bắt đầu từ đó! Tết Đoan Dương là của Tàu? Khác nghĩa nhưng trùng ngày vậy thôi ...

Chuẩn Bị

Trước ngày Tết, người ta mua rất nhiều trái cây để cúng và ăn. Hầu hết mọi gia đình cũng mua hoặc làm rươu nếp, bánh tro.

Các hoạt động chính vào Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ là dịp người ta thường ăn tết ở nhà với gia đình. Buổi sáng sớm ngày Tết Đoan Ngọ người ta ăn bánh tro, trái cây, và rượu nếp để giết sâu bọ, bệnh tật trong người. Thường lệ người ta ăn rượu nếp tức thì sâu khi họ ngủ dậy. Người ta cúng lễ cho một tiết mới, mừng sự trong sáng và quang đãng.

Nhiều người tắm nước lá mùi để phòng bệnh và tẩy trừ “sâu bọ”. Nhiều địa phương ở ven biển đúng giờ ngọ họ đi tắm biển. Tại vì ngày này, theo quan niệm dân gian khí dương mạnh nhất trong năm, người ta cúng lễ để cầu an. Cũng theo quan niệm đó, các lọai cây lá hái trong thời gian này có tác dụng chữa bệnh tốt nhất nên các thày thuốc thường lên núi hái thuốc.
Vào dịp Tết Đoan Ngọ, ai bị cảm cúm nên dùng 5 loại lá: bạch đàn, xương rồng, ngũ trảo, dâu tằm ăn, và sả nấu nước xông để bớt bệnh. Người ta cũng tìm mua cành xương rồng bỏ trong nhà để đuổi tà ma.

Nét ẩm thực đặc biệt

Bánh tro đã trở thành món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở Nam Trung Bộ và Miền Nam Việt Nam. Bánh tro có nhiều tên khác nhau như banh ú, bánh gio và bánh âm và có vài biến thể khác nhau theo điệu phương. Người ta làm bánh bằng gạo đã ngâm từ nước tro được đốt bằng củi các loại cây khô hay rơm, gói trong lá chuối. Bánh tro dễ ăn, dễ tiêu làm mát ruột, thường ăn với đường hoặc mật.
Ở miền Bắc, ngày này các gia đình thường làm các món từ vịt, đặc biệt là tiết canh vịt (nhưng những năm gần đây, sau khi có dịch cúm gia cầm thì người ta hạn chế ăn.) Nhưng dường như các chợ ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ những ngày trước và trong Tết Đoan Ngọ thường rất rộn rã việc mua bán vịt sống.
Rượu nếp hay cái rượu cũng là món ăn được nhiều người ưa thích trong tết Đoan Ngọ. Uống rượu hoặc ăn rượu nếp giết sâu bọ.

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

Chiến thuật bóng chuyền

Các vị trí trên sân

Có 5 vị trí trên sân đối với các đội ở cấp độ ưu tú. Chuyền 2, Outside Hitter/Left Side Hitter, Middle Hitter, Opposite Hitter/Right Side Hitter (Tay đập ngoài/Tay đập bên trái, Tay đập giữa, Tay đập đối diện/Tay đập phải và Libero/Chuyên gia phòng thủ). Mỗi vị trí đều có một vai trò riêng đặc biệt trong việc chiến thắng trận đấu.



Chuyền 2 có nhiệm vụ điều phối cho đợt tấn công của toàn đội. Họ phải là người chạm bóng lần thứ 2 và trách nhiệm chính trong việc đưa bóng đến đúng vị trí của các tay đập để ghi điểm. Họ phải có khả năng làm việc với các tay đập, sắp sếp để giữ nhịp cho toàn đội và chọn tây đập phù hợp cho đợt tấn công để chuyền banh. Chuyền 2 phải người nhanh nhẹn, có kinh nghiệm, chiến thuật đúng đắn và có tốc độ trong việc di chuyển khắp mặt sân.

Libero là chuyên gia phòng thủ, người có trách nhiệm đỡ bước 1/ cứu bóng cho toàn đội và giao banh. Họ thường là người có phản ứng nhanh nhất trên sân và khả năng bắt bước 1 cực tốt. Libero có nghĩa là “tự do” đồng nghĩa với việc họ có thể thay thế cho bất kì ai trên sân trong trận đấu. Họ không cần phải cao, vì họ không cần chơi bóng trên lưới, điều này cho phép những vận động viên thấp với khả năng bắt bước 1 tốt và kĩ năng phòng thủ siêu hạng có được một vị trí quan trọng trong thành công của toàn đội. Người được chọn là libero trong đội có thể chỉ được quyền thay thế cho một vị trí duy nhất trong đội. Libero phải trang phục khác màu so với các thành viên còn lại trong đội.

Middle blockers (tay chắn giữa) hay Middle hitters (tay đập giữa) là những vị trí có thể triển khai các đợt tấn công chớp nhoáng thường ở gần vị trí của chuyền 2. Họ còn là những chuyên gia phòng thủ, bởi họ vừa phải cố gắng chặn đợt tấn công nhanh của đối vừa phải ngay lập tức lập một hàng chắn kép tại biên. Ở các đội không phải mới tập chơi, mỗi đội đều có 2 middle hitter.

Outside hitters (tay đập ngoài/tay đập biên) hay Left side hitters (tay đập biên bên trái) tấn công từ phía biên trái cọc biên (antenna). Outside hitter thường là tay đập chủ yếu trong đội và nhận hầu hết các đường chuyền từ chuyền 2. Những trái bắt bước 1 không tốt thường được chuyền cho outside hitter hơn là middle hay opposite hitter. Bởi hầu hết các đường bóng chuyền cho outside hitter đều cao, outside hitter có thể mất một khoảng thời gian để tiếp cận bóng, thường là bắt đầu lấy đà từ ngoài vạch biên sân. Trong các trận đấu từ nghiệp dư trở lên, thường có 2 outside hitter ở mỗi đội trong trận đấu.
Opposite hitters hay Right side hitters (tay đập biên bên phải) đảm nhận việc phòng thủ ở khu vực dưới lưới. Nhiệm vụ chính của họ là tạo ra một hàng chắn tốt để chặn cú đập từ outside hitter của đối phương và đóng vài trò là một chuyền 2 phụ. Chuyền 2 của đối phương thường đưa về phía bên phải của antenna.
Đội hình



Có 3 đội hình thi đấu tiêu chuẩn trong bóng chuyền được biết đến dưới tên “4-2”, “6-2” và “5-1”, điều này phụ thuộc số lượng các tay đập và chuyền 2 ở trên sân. 4-2 là đội hình cơ bản được sử dụng bởi những người mới chơi, trong khi đội đội hình 5-1 lại là đội hình phổ biến ở bóng chuyền đẳng cấp cao.
4-2

Đội hình 4-2 có đến 4 tay đập và 2 chuyền 2. Chuyền 2 thường chuyền banh từ giữa hoặc bên phải của hàng trên. Đội sẽ có 2 tay đập ở vị trí tương ứng. Trong đội hình quốc tế 4-2, chuyền 2 thường chuyền banh từ vị trí bên phải. Đội hình 4-2 quốc tế có thể dễ dàng chuyển thành các đội hình tấn công khác. Các chuyền 2 sẽ xếp hàng đối diện nhau trong các lần quay vòng đội hình. Hàng tiêu biểu thường có 2 outside hitter. Bằng cách xếp như vậy, các thành viên đều sẽ đứng đúng vị trí ở hàng trước hoặc sau. Sau khi giao banh, người đứng ở trí hàng trước đều thay đổi vị trí của mình để chuyền 2 luôn được đứng ở giữa lưới. Mặt khác, một chuyền 2 sẽ di chuyển vào vị trí bên phải lưới và có cả tay đập giữa và tay đập biên; điểm bất tiện ở đây là thiếu offside hitter, điều này cho phép một trong các tay chắn của đối phương “chơi ăn gian” ở hàng chắn giữa.

Điểm bất tiện của đội hình tấn công này là chỉ có 2 tay đập, đẩy đội vào tình thế có ít các vũ khí tấn công.

Một điểm rõ ràng nữa là có thể thấy chuyền 2 chính là động lực cho đợt tấn công, mặc dù điều đó làm suy yếu đợt tấn công, bởi khi chuyền 2 đứng ở giữa sân, họ có thể 'tip' hay 'dump'. Điều đó đồng nghĩa với việc hàng chắn của đối phương phải đề phòng với cả chuyền 2 nên trong một vài trường hợp sẽ để lộ sơ hở và giúp cho tay đập của đội mình có thể tấn công dễ dàng hơn.
6-2

Đội hình 6-2, người chơi thường từ hàng sau lao về phía trước để chuyền 2. 3 người chơi đứng ở hàng trước đều ở vị trí sẵn sàng tấn công. Cùng lúc, toàn bộ 6 người trên sân đều có thể là tay đập, trong khi có 2 người hoạt động như là một chuyền 2. Vậy nên đội hình 6-2 thực ra là đội hình 4-2 , nhưng chuyền 2 ở hàng sau là người thực hiện chạm bóng lần 2. Độ hình 6-2 mở rộng đòi hỏi có tới 2 chuyền 2, người mà sẽ chuyển lên hàng trên lẫn nhau sau mỗi lần quay vòng đội hình. Như là một sự hỗ trợ cho chuyền 2, việc nâng hàng sẽ có 2 tay đập giữa và 2 tay đập biên, luôn luôn sẽ có 1 trong các vị trí này nằm ở hàng trước hoặc hàng sau. Sau khi gia banh, người chơi ở hàng trước sẽ di chuyển đến vị trí đúng của mình.

Lợi điểm của đội hình này là luôn có 3 tay đập ở tư thế sẵn sàng, nhiều nhất trong các khả năng tấn công. Tuy nhiên, không chỉ đội hình 6-2 đòi hỏi đội phải có 2 chuyền 2 tốt, mà còn phải là những người chắn bóng hiệu quả không chỉ ở vị trí chuyền 2. Ở đẳng cấp quốc tế, chỉ có đội tuyển nữ quốc gia Cuba mới sử dụng đội hình này. Nó cũng được dùng trong đội nữ NCAA, một phần của các bộ luật khác nhau cho phép tới 12  lần thay người trong 1 set (khác với việc cho phép thay người 6 lần trong bộ luật chuẩn).
5-1

Đội hình 5-1 chỉ có một vị trí làm nhiệm vụ chuyền 2 duy nhất ngay cả khi đội quay vòng đội hình. Vì vậy đội sẽ có 3 tay đập ở hàng trên chỉ khi chuyền 2 ở hàng dưới, và chỉ có 2 khi chuyền 2 ở hàng trên, vậy nên ta có thể có tới 5 tay đập. Người đứng đối diện với chuyền 2 trong vòng quay 5-1 được gọi là opposite hitter. Nhìn chung, opposite hitter không đỡ bước 1; họ đứng sau đồng đội khi đối phương phát bóng. Opposite hitter có thể được sử dụng như là phương án tấn công thứ 3 (back-row attack) khi chuyền 2 đang ở hàng trên: đây là phương án thường được sử dụng để tăng sức tấn công trong các đội hình hiện đại. Bình thường opposite hitter là người có nhiều kĩ năng tấn công nhất trong đội. Back-row attack thường đến từ vị trí bên phải của hàng dưới, vị trí số 1, nhưng lại gia tăng khả năng của vị trí số 6 trong bóng chuyền đỉnh cao.

Lợi điểm lớn nhất của đội hình này là chuyền 2 luôn có 3 tay đập để chuyền bóng. Nếu chuyền 2 làm tốt nhiệm vụ của mình thì hàng chắn giữa của đối phương sẽ không có đủ thời gian để chắn bóng cùng với tay chắn biên, tăng khả năng thành công khi tấn công.

Còn có một vài lợi điểm khác như, giống như đội hình 4-2: khi chuyền 2 ở hàng trên, người đó có quyền nhảy lên và thực hiện "dump" bóng sang bên kia. Điều này cũng góp phần làm rối loạn hàng thủ của đối phương: chuyền 2 cũng có thể nhảy và dump hoặc chuyền bóng cho tay đập đang chờ sẵn. Một chuyền 2 tốt sẽ nhận biết được này để chọn thời điểm thích hợp và phương án tấn công thích hợp để dump hay chỉ cần chuyền là đủ để làm rối loạn hàng thủ đối phương.

Đội hình tấn công 5-1 thực chất là sự kết hợp của 6-2 và 4-2: khi chuyền 2 ở giữa hàng trên, đợt tấn công trông như của 4-2; khi chuyền 2 ở hàng dưới, đợt tấn công trong như của 6-2.

Kỷ năng bóng chuyền

Các đội tham gia phải nắm vững các kĩ thuật sau: giao bóng, bắt bước 1, chuyền 2, tấn công/đập bóng, chắn bóng và cứu bóng. Các kĩ thuật này còn chứa đựng nhiều kĩ năng cao cấp, chuyên biệt hơn sau nhiều năm phát triển, hoàn thiện và giờ đây đã trở thành tiêu chuẩn cơ bản của bóng chuyền chuyên nghiệp.

Giao bóng


Người phát bóng đứng từ ngoài vạch cuối sân để giao bóng, cố gắng đưa bóng sang phần sân đối phương. Người phát bóng phải làm cho bóng có đường bay thật khó và nhanh xuống mặt đất phần sân đối phương để đối phương ko thể đỡ hay kiểm soát được bóng. Qủa giao banh được gọi là “ace” (giao bóng ăn điểm trực tiếp) khi đối phương không thể đón được cú giao banh (để banh chạm đất) hay không kiểm soát được và để banh đi ra ngoài sân.

Trong bóng chuyền hiện đại, có rất nhiều cách giao banh được chấp nhận:
Underhand (giao banh thấp): là cú giao banh mà người giao banh đánh banh bằng cánh tay từ dưới lên thay vì ném lên và đập banh. Giao banh thấp rất ít thấy ở các giải bóng chuyền chuyên nghiệp vì trái bóng được giao rất dễ dàng kiểm soát được.
Sky Ball Serve: một dạng của giao banh thấp nhưng ở đây trái banh được đánh sao cho bay cao hết mức có thể lên trên không trung để nó rớt xuống thành một đường thẳng. Cách giao banh này được tạo và sử dụng bởi rất nhiều đội bóng chuyền ở Brazil nhưng bây giờ đã lỗi thời. Ở Brazil, cú giao banh này còn được gọi là Jornada nas Estrelas (Du hành giữa các vì sao).

Topspin: là cú giao banh mà người giao banh ném bóng cao lên không trung và đánh bóng bằng cổ tay , tạo cho nó độ xoáy lớn đủ để làm trái banh lao cắm xuống mặt đất ngay khi bay qua lưới. Kĩ thuật này cần phải đánh thật mạnh vào bóng và nhằm thẳng vào một vị trí xác định bên phía đối phương (có thể là sân hoặc người). Đây cũng là kĩ thuật ít được sử dụng trong bóng chuyền chuyên nghiệp.
Float: là kĩ thuật giao banh cao nhưng không cung cấp cho nó độ xoáy nên rất khó xác định hướng bay cho bóng, giống như knuckleball trong bóng chày.

Jump Serve: là kĩ thuật giao banh cao mà ném bóng thật xoáy lên không trung, sau đó người giao banh lấy đà dậm nhảy để đánh thật mạnh và xoáy vào trái banh. Đây là cách giao phổ biến trong bóng chuyền ở các trường trung học và các giải chuyên nghiệp.
Jump Float: kĩ thuật giao banh cao mà trái banh được ném cao vừa đủ để người giao banh có thể nhảy lên trước khi đánh được trái banh gần giống như float serve. Trái bóng được ném thấp hơn topspin jump serve, nhưng vị trí chạm banh vẫn là ở trên không trung. Cú giao banh này trở nên phổ biến trong các trường trung học và người chơi chuyên nghiệp vì nó rất khó để có thể đoán được hướng đi của bóng.

Bắt bước 1


Còn được gọi nhận bóng, bắt bước 1 là kĩ thuật để khống chế bóng của đối phương đánh sang. Việc khống chế bóng không những ngăn không cho bóng chạm phần sân đội mình mà còn để thực hiện việc chuyền bóng cho chuyền 2 kiến tạo đợt tấn công.

Kĩ thuật bắt bước 1 gồm 2 kĩ thuật cơ bản: đỡ bước 1 bằng cánh tay, hoặc búng bóng, vị trí chạm bóng là ở trên 2 cánh tay, gần với mặt phẳng thắt lưng; đối với búng bóng thì kĩ thuật đó, giống như chuyền 2, dùng để khống chế bóng trên đầu bằng ngón tay. Cả hai phương pháp đều được chấp nhận trong bóng chuyền chuyên nghiệp, tuy nhiên đối với bóng chuyền bãi biển lại có một chút thay đổi.
Chuyền 2


Chuyền 2 thường là lần chạm bóng thứ hai của đội nhận bóng. Mục đích chính là điều chỉnh bóng sao cho đồng đội có thể dễ dàng tấn công đối phương. Vị trí chuyền 2 đứng ngang hàng với hàng chắn của đội, và đây cũng vị trí tối quan trọng quyết định ai sẽ là người tấn công trong đội.

Cũng như bắt bước 1, chuyền 2 có thể sử dụng kĩ thuật bắt bước 1 (đỡ bóng hoặc búng bóng). Nhưng vị trí này cho phép người chơi có nhiều khả năng điều khiển bóng hơn; đỡ bóng được sử dụng khi bóng quá thấp, không thể búng bóng được hay như trong bóng chuyền bãi biển, việc búng bóng bị luật chơi hạn chế rất nhiều. Ở vị trí chuyền 2, người chơi có thể chuyền bóng ra trước mặt hoặc sau đầu. Người thực hiện chuyền 2 cũng được phép thực hiện việc khống chế bóng trên không trung nếu bóng rơi vào vị trí quá gần lưới (không thể khống chế bóng khi đứng dưới đất). Chuyền 2 thường đứng ở vị trí cách mép trái sân khoảng ⅔, và hướng mặt về bên trái (vùng rộng của lưới mà người chơi có thể thấy được).

Đôi lúc chuyền 2 có thể thực hiện việc đánh bóng trực tiếp sang sân đối phương mà không cần phải chuyền bóng cho đồng đội. Kĩ thuật này được gọi “dump” .Dump phổ biến nhất là đẩy bóng ra sau hoặc phía trước của chuyền 2 của đối phương đến vị trí số 2 và 4. Chuyền 2 nhiều kinh nghiệm có thể búng bóng cao và sâu về cạch cuối sân của đối phương hoặc thực hiện việc đập banh ngay từ lần chạm banh thứ 2.
Tấn công / đập bóng




Tấn công, còn gọi là “spike” (đập bóng), thường là lần chạm bóng thứ 3 của đội. Mục tiêu của việc này là làm cho trái banh lao xuống mặt đất đối phương mà không thể bị ngăn chặn. Chủ công thực hiện các bước chạy nhằm tạo đà tiếp cận bóng (“approach”), nhảy và đập bóng.

Lí tưởng nhất là vị trí chạm bóng đạt được khi cú nhảy đạt độ cao cực đại. Tại thời điểm tiếp xúc bóng, cánh tay đập bóng giơ cao hết mức trên đầu, dồn hết sức đập thẳng vào trái banh, tạo vị trí tiếp xúc banh cao nhất có thể để tạo được lực đánh mạnh nhất. Người đập bóng quạt mạnh cánh tay xuống, gập cổ tay, và đồng thời gập toàn bộ cơ thể một cách nhanh chóng để “lái” banh. “Bounce” (nhồi bóng) là từ thông tục để chỉ cú đập mạnh (gây tiếng động lớn) làm trái bóng đập vuông góc mặt đất và nảy cao lên không trung. “Kill” (giết chết) là từ thông tục để chỉ đợt tấn công mà đối phương không thể trả được bóng đồng nghĩa với việc ghi được điểm.

Bóng chuyền hiện đại có nhiều kĩ thuật tấn công khác nhau:
Backcourt (hay backrow)/pipe attack: là đợt tấn công do hàng sau thực hiện. Người thực hiện bắt buộc phải nhảy từ sau vạch 3 mét trước khi chạm bóng, nhưng được quyền đáp xuống phần sân trước vạch 3 mét sau khi đập bóng.

Line and Cross-court Shot (đập dãn biên): khi bóng bay thẳng theo một đường cong song song với vạch biên, hoặc chéo sân tạo thành một góc. Cú đập dãn biên (đập chéo sân) với một góc rõ rệt thường cho kết quả là một đường banh sắc và chạm xuống phần sân trước vạch 3 mét, còn được gọi là cut shot.
Dip/Dink/Tip/Cheat/Dump: người chơi không cố gắng đập banh, chỉ chạm nhẹ vào banh để banh rơi vào phần sân nằm ngoài tầm với của hàng thủ.

Tool/Wipe/Block-abuse: người chơi không cố tạo ra đợt tấn công gây khó khăn cho đối thủ, mà chỉ đập bóng chạm hàng chắn đối phương bay ra ngoài.

Quick hit/"One" (đập nhú): cú tấn công (thường do vị trí số 3 thực hiện) mà việc tiếp cận và nhảy đập thực hiện trước khi chuyền 2 đưa bóng. Cú chuyền 2 đó (còn gọi là “quick set” (chuyền nhanh)) chỉ đưa bóng đến vừa đủ trên mép lưới chỗ vị trí số 3 đứng và việc đập bóng gần như xảy ra ngay tức khắc. Đập nhú tỏ ra rất hiệu quả bởi việc gây rối loạn hàng chắn đối phương.
Slide: là một biến đổi của đập nhú, vị trí số 3 đứng và đập banh từ phía sau chuyền 2.
Double quick hit/"Stack"/"Tandem": cũng là một biến đổi khác của đập nhú mà ở đó, có đến 2 người tham gia nhảy lên đập bóng, một ở phía trước và một từ phía sau hoặc cả hai cùng ở phía trước chuyền 2; cả hai thực hiện đập nhú cùng lúc. Điều này cũng có dùng để vô hiệu hóa hàng chắn của đối phương để cho người thứ 4 tham gia tấn công đập bóng mà có thể không gặp hàng chắn nào.
Chắn bóng



Chắn banh là kĩ thuật dành cho các vị trí đứng ngay dưới lưới để ngăn các đợt tấn công của đối phương sang phần sân đội mình.

Chắn banh mà chỉ chặn đợt tấn công của bên kia và giữ không cho bóng sang phần sân của đội mình, còn gọi là tấn công. Một vận động viên có kĩ thuật tốt có thể nhảy lên, đưa gần như toàn bộ cánh tay sang phần sân bên kia và chắn banh của đối phương. Điều này đòi hỏi phải đề phòng hướng bay của banh ngay khi đợt tấn công diễn ra. Nó còn đòi hỏi phải sự phối hợp thật tốt của chân để tạo ra một hàng chắn hiệu quả.

Cú nhảy cũng cần phải tính toán chính xác về thời điểm nhảy ngay khi bóng bay qua lưới. Lòng bàn tay được điều chỉnh nghiêng xuống tạo góc khoảng 45-60 độ về phía sân đối phương. Từ “roof” (trong tiếng Anh có nghĩa là “nóc nhà”) được dùng để chỉ những cú chắn banh mà hướng toàn bộ lực và đường bay của banh thẳng xuống mặt đất của sân đối phương, ngay khi đối phương đập banh vào mặt hướng xuống của cánh tay.

Ngược lại, cú chắn banh được gọi là phòng thủ, hoặc “soft block” (chắn nhẹ) khi mục tiêu chính chỉ là khống chế để giảm lực tấn công và điều chỉnh hướng bay của bóng sao cho đội mình có thể dễ dàng tiếp cận. Một cú “soft block” hoàn hảo thường là hai cánh tay đưa thẳng lên và lòng bàn tay hơi ngửa lên, ngón tay nghiêng về phía sau.

Chắn banh còn được xếp loại dựa vào số lượng thành viên tham gia chắn banh. Có thể có 1, 2 hay 3 người cùng tham gia chắn bóng. Một cú chắn thành công là cú chắn bóng sao cho đối phương bị “roof”, cú chắn khiến cho lực tấn công của đối phương bị triệt tiêu hoặc làm cho bóng bay đơn giản để cho đội mình dễ dàng khống chế bóng được coi cú chắn thành công.

Cùng một lúc, vị trí chắn bóng cũng ảnh hưởng đến vị trí của hàng chắn đối phương khi mà chủ công đối phương thực hiện đợt tấn công.

Cứu bóng



Cứu bóng là kĩ thuật ngăn không cho bóng chạm đất sau đợt tấn công của đối thủ, chủ yếu được sử dụng khi bóng gần như chạm đất. Bề ngoài, kĩ thuật này trông giống với đỡ bước 1 hoặc búng bóng: đưa toàn bộ cánh tay ra đỡ bóng nhưng vẫn khác với kĩ thuật ở chỗ dùng ngón tay hoặc 2 cánh tay khép lại để chạm bóng.

Một số kĩ thuật đặc biệt còn phổ biến hơn cứu bóng hoặc đỡ bước 1. Người chơi có thể lao mình về phía bóng và tiếp đất bằng ngực để vươn tay đến vị trí bóng sắp chạm đất để ngăn điều đó xảy ra, kĩ thuật đo còn gọi là "pancake". Kĩ thuật này rất thường được sử dụng trong bóng chuyền trong nhà.

Đôi lúc người chơi có thể ngả hẳn người về phía trước thật nhanh để cứu bóng. Kĩ thuật này đòi hỏi phải có thêm kĩ thuật để lăn mình nhằm tránh chấn thương.

Luật bóng chuyền

Cách chơi

Có một vạch song song và cách lưới 3m trên phần sân của mỗi đội, được xem là "vạch tấn công". Vạch "3m" (hoặc 10 foot) này chia phần sân mỗi đội thành "hàng trước" và "hàng sau" (cũng có thể gọi là sân trước và sân sau). Lần lượt ta có 3 khu vực: được đánh số như dưới đây, bắt đầu từ khu "1", là vị trí của người giao bóng.

Sau khi giành được quyền giao bóng (còn được gọi là siding out), các thành viên của đội phải di chuyển theo chiều kim đồng hồ, với người chơi lúc trước ở vị trí "2" di chuyển tới vị trí "1" và lần lượt như vậy, người chơi ở vị trí "1" di chuyển tới vị trí "6".

Sân được bao quanh bởi một diện tích gọi là vùng tự do, rộng ít nhất là 3m và là nơi người chơi có thể vào và đánh bóng sau khi phát bóng. Mọi vạch thể hiện đường biên của sân và vùng tấn công được vẽ hoặc sơn trong phạm vi kích thước của sân. Nếu bóng chạm vào vạch thì được xem như là ở trong. Có một cọc nhỏ đặt tại nơi trực giao của lưới và đường biên và được xem là đường biên đứng. Bóng chỉ thực sự qua lưới nếu vượt được qua giữa hai cọc này (hay đường kéo dài vuông góc của nó tới trần nhà) mà không chạm vào chúng.



Có 2 đội chơi, mỗi đội gồm sáu người. Để bắt đầu trận đấu, đội giành quyền giao bóng được quyết định bằng cách tung đồng xu. Người chơi ở đội giao bóng (người giao bóng) tung quả bóng lên và cố gắng đánh bóng sao cho nó vượt qua lưới và chạm đất trong phần sân của đối phương. Đội bên kia phải phối hợp với nhau sao cho đưa bóng ngược trở lại qua lưới với nhiều nhất là 3 lần chạm bóng (không kể một lần chắn bóng). Những lần chạm bóng đó thường là “bump” (tâng bóng) hay “pass” (bắt bước 1) để khống chế những đường bay của bóng và chuyền cho người kiến tạo đợt tấn công “setter” (chuyền 2); bước tiếp theo (thường là những quả chuyền bóng bằng cổ tay đẩy bóng bằng ngón tay) người kiến tạo đợt tấn công chuyền bóng cho người thực hiện đợt tấn công “attacker” để người này đập bóng; và cuối cùng là người thực hiện đợt tấn công, người mà “spike” (đập bóng) (nhảy cao lên không trung, giơ một tay cao trên đầu và đập bóng để bóng bay nhanh và mạnh xuống mặt đất phần sân đối phương) đánh trả bóng qua lưới. Đội khống chế bóng mà đang thực hiện đợt tấn công như đã miêu tả ở trên được gọi là ở trạng thái “offense” (tấn công).

Đội đang ở trạng thái “defense” (phòng thủ) cố gắng ngăn chặn đối phương đánh bóng trực diện xuống phần sân của mình: người chơi đứng trên lưới nhảy lên và đưa tay lên cao hết mức có thể (nếu được, có thể đưa tay qua phần sân bên kia) để “block” (chắn banh) quả banh đối phương. Nếu ban xuống gần đến mặt đất, vượt qua hàng chắn, những người còn lại của đội phòng thủ có thể cố gắng chặn bóng không cho chạm mặt đất bằng cách “dig” (đào) (thường là dùng tay thuận để chuyền hoặc lái một cách khó khăn trái banh). Sau khi đào thành công, đội chuyển sang thế tấn công.

Trò chơi tiếp tục như trên, đỡ và đánh bóng trở lại bên kia, đến khi bóng chạm đất hoặc người chơi phạm lỗi. Lỗi thường gặp nhất là không thể đưa được bóng qua phần sân đối phương sau 3 lần chạm bóng, hay làm bóng chạm mặt đất bên ngoài phần sân thi đấu. Quả bóng được tính “in” (trong sân) nếu bất kì phần nào của trái bóng chạm đất từ vạch biên và vạch cuối sân trở vào, và một cú đập mạnh có thể làm biến dạng quả bóng đến nỗi khi chạm đất tưởng như nó ra ngoài thì thực sự nó lại trong sân. Người chơi có thể khống chế bóng từ ngoài sân nếu bóng bay ra ngoài phần sân thi đấu.

Các lỗi thường gặp khác là người chơi chạm bóng liên tục 2 lần (trừ 1 lần chắn bóng), người chơi “catching” (cầm bóng), chạm lưới trước khi lượt banh kết thúc, hay đưa bất kì bộ phận cơ thể nào qua dưới lưới sang phần sân đối phương. Có rất nhiều lỗi được định nghĩa trong luật chơi, hầu hết là các lỗi hiếm gặp. Những lỗi này thường là hàng sau hay libero đập banh hay chắn banh (người chơi ở hàng sau có thể tham gia tấn công nếu họ nhảy đập banh từ sau vạch 3 mét), người chơi không ở đúng vị trí khi trái bóng được giao, tấn công cú giao bóng trực diện hoặc trên lưới, sử dụng người chơi khác để chơi bóng, đạp vạch biên cuối sân khi giao bóng, thời gian giao bóng quá 8 giây hay giao bóng trước khi trọng tài cho phép,[11] hay chơi bóng khi bóng còn đang ở phần sân đối phương.

Tính điểm

Khi bóng chạm đất bên trong phần sân quy định hay có người phạm lỗi, đội không phạm lỗi được tính 1 điểm, dù họ giao banh hay không. Nếu bóng chạm vạch, trái bóng đó được tính trong sân. Đội mà giành được được điểm sẽ giao banh ở lượt tiếp theo. Nếu đội ghi điểm không giao trái banh trước đó, thì các thành viên trong đội phải quay vòng vị trí theo chiều kim đồng hồ. Trò chơi tiếp tục, với đội nào đạt 25 điểm trước (và hơn đối phương tối thiểu 2 điểm) thắng set đấu đó. Trận đấu theo thể thức đánh 5 ăn 3 và nếu phải đánh đến set thứ 5 thì đội chiến thắng set chỉ cần đạt 15 điểm trước (vẫn phải cách đối phương 2 điểm) sẽ là đội thắng trận. (Cách tính điểm khác với từng giải đấu và cấp độ; giải ở các trường cấp 3 thường chỉ đánh 3 set ăn 2; giải NCAA) vẫn đánh đến 25 điểm trong cả 5 set ở mùa giải 2008.).

Trước 1999, điểm số có thể được ghi chỉ khi đội ghi điểm là đội giao bóng và mỗi set chỉ đánh đến 15 điểm. FIVB thay đổi bộ luật vào năm 1999 (với việc thay đổi bắt buộc vào năm 2000) sang sử dụng bộ luật hiện tại (thường được biết dưới tên “rally point system” (hệ thống tính điểm theo lượt đánh), chính thức làm cho mỗi trận đấu có thể tính toán được thời gian cùng với dễ dự đoán và thân thiện với việc phát sóng trên truyền hình.

Libero

Năm 1998, vị trí libero được giới thiệu rộng rãi trên toàn thế giới.[13] Libero là vị trí có kĩ năng phòng thủ đặc biệt: libero phải mặc đồ tương phản khác hẳn với các vị trí còn lại trên sân và không được phép chắn bóng hay tấn công khi bóng nằm hoàn toàn trên mép lưới. Khi lượt đấu chưa bắt đầu, libero được quyền thay người cho bất kì vị trí nào ở hàng sau của đội, mà không cần thông báo với trọng tài, Việc thay người này không được tính vào giới hạn số lần thay người trong một set của mỗi đội, mặc dù libero có thể chỉ thay thế cho 1 người duy nhất của đội.

Libero có thể được chơi như ở vị trí chuyền 2 với một giới hạn nhất định. Nếu libero chuyền bóng cao hơn tay thì phải đứng sau vạch 3 mét (không được phép đạp lên vạch); ngoài ra, trái bóng không được phép dùng để tấn công trước vạch 3 mét. Chuyền bóng dưới tay có thể được thực hiện ở bất kì vị trí nào trên sân. Libero thông thường là người giỏi kĩ năng phòng thủ nhất trong đội. Ngoài ra, còn có một bảng theo dõi các libero của trọng tài để kiểm soát libero nào thực hiện thay người. Có thể chỉ có duy nhất 1 libero trong 1 set (game), nhưng cũng có thể có nhiều libero khác nhau trong mỗi set đấu mới (game mới).

Thêm nữa, libero thường không được phép giao banh, theo bộ luật quốc tế, trừ giải NCAA của nữ, đến khi bộ luật sửa đổi năm 2004 cho phép libero được phát bóng, nhưng chỉ trong trường hợp quay vòng đặc biệt. Điều này chỉ chấp thuận đối với 1 người duy nhất mà libero thế chỗ, không phải tất cả những ai mà libero có thể thế chỗ). Bộ luật thay đổi đã cho phép các trường cấp 3 và cấp 2 chơi ngay sau đó.

Kỹ thuật tấn công duy nhất của Libero khi thi đấu trong nhà có lẽ là tâng bóng dội trần, lợi dụng trọng trường làm một quả bóng vài trăm gam tăng thành vài kg khi dội từ trần nhà thẳng xuống phần sân đối phương, gây khó khăn trong việc đỡ bóng. Tuy nhiên đây là một kỹ năng không dễ. Libero được quyền ra vào sân tự do mà không cần thông báo với trọng tài với mục đích là để cho các chủ công vào nghỉ.
Những thay đổi trong bộ luật hiện tại

Những sửa đổi khác được ban hành năm 2000 bao gồm cho phép phát bóng được chạm lưới, miễn là bóng leo lưới và qua được phần sân bên kia. Cũng như mở rộng phạm vi được phát bóng ra mọi nơi trong phạm vi sân trên lí thuyết. Những sửa đổi khác được thực hiện để giảm nhẹ các lỗi ôm bóng hay chạm bóng 2 lần liên tiếp, như cho phép chạm banh nhiều lần đối với 1 người chơi (“double-hits”).

Vào năm 2008, NCAA đã thay đổi một chút trong việc tính điểm chiến thắng ở 4 set đầu tiên từ 30 xuống 25 đối với nữ (đối với nam vẫn là 30). Nếu như phải đánh set quyết định (set thứ 5), điểm số tối thiểu yêu cầu là 15. Thêm vào đó, thuật ngữ “game” được dùng để thay thế cho “set”.

Những thay đổi trong luật đã được công bố bởi FIVB trong những năm gần đây, và họ phát hành bộ luật cập nhật và năm 2009.

Sân bóng chuyền

Sân thi đấu


Bóng chuyền được chơi trên sân:


- Chiều dài: 18m (59 feet)

- Chiều rộng: 9m (29.5 feet)

Sân được chia thành hai nửa 9m × 9m bởi một lưới đặt giữa sân.

Kích thước lưới:

- Rộng: 1m (40-inch)

- Mép trên cao: 2,43m (7 feet 11 5/8 inches) đối với nam và 2,24m (7 feet 4 1/8 inches) đối với nữ

Lưu ý: chiều cao này có thể thay đổi đối với từng giải đấu chuyên nghiệp và nghiệp dư.

Có một vạch song song và cách lưới 3m trên phần sân của mỗi đội, được xem là "vạch tấn công". Vạch "3m" (hoặc 10 foot) này chia phần sân mỗi đội thành "hàng trước" và "hàng sau" (cũng có thể gọi là sân trước và sân sau). Lần lượt ta có 3 khu vực: được đánh số như dưới đây, bắt đầu từ khu "1", là vị trí của người giao bóng.

Quy định của FIVB (liên đoàn bóng chuyền thế giới) về bóng thi đấu:
Chất liệu: da hoặc da nhân tạo với khí nén bên trong
Chu vi: 65–67 cm
Trọng lượng: 260–280 g
Áp lực bên trong bóng: 0.30–0.325 kg/cm2.
DBS M05479
Quang Cao