Thứ Sáu, 19 tháng 1, 2018

How To Program Your Baofeng Radio

Programming Software (for Windows)

Baofeng BF-888S ver 1.05 BF-888S.exe
Baofeng UV-B5 / B6 v1.09 UV-B5_520MSetup_v1.09.exe

INITIAL SETUP
1. Plug cable into the USB/Com Port.
2. Click on Setting / Communication Port
3. Select the Com Port assigned to cable (1-8)

If you are unable to identify your Com Port
   Run   FindComPort

-----------------------
This software has been made available as a courtesy to our readers.
To the best of our knowledge, this software is correct.
We will not be responsible for damage caused by improper loading
or use of radio outside its factory specified limits.
-------------------------



Cách khắc phục website bị chrome cảnh báo chứa phần mềm độc hại

Cách khắc phục website bị chrome cảnh báo chứa phần mềm độc hại


Trước tình trạng nhiều website giả mạo chứa các pop-up, mã độc,... nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt dữ liệu người dùng,... vì thế bất kỳ website nào cũng có thể bị Google dòm ngó và "trảm" ngay nếu có dấu hiệu khả nghi. Nếu website của bạn bị rơi vào hoàn cảnh tương tự, hãy làm theo bài viết sau đây.
Google làm điều đó như thế nào?
Khi người dùng truy cập vào một website nào đó, Google sẽ bật cảnh báo cho người dùng web biết rằng website đó chứa mã độc, lừa đảo,... thông qua công cụ gọi là "Google Safe Browsing" (tạm dịch là: duyệt web an toàn). Đây là một plugin được cài đặt mặc định trên các trình duyệt như: Firefox, Google Chrome hay Cốc Cốc. Mỗi khi người dùng sử dụng các trình duyệt này để truy cập vào Internet, các địa chỉ truy cập sẽ được kiểm tra tự động xem chúng có nằm trong "danh sách đen" (blacklist) của Google Safe Browsing hay không, nếu có thì ngay lập tức trình duyệt sẽ hiện ra cảnh báo và chặn không cho người sử dụng truy cập đến địa chỉ đó.

- Để kiểm tra website của bạn có nằm trong blacklist hay không, bạn hãy truy cập vào https://www.google.com/transparencyreport/safebrowsing/diagnostic/index.html#url=dinhbas.blogspot.com(Thay thế dinhbas.blogspot.com thành tên domain của bạn).

- Bạn có thể tham khảo thêm các vấn đề khác tại đây: https://www.google.com/webmasters/hacked/
Những tác hại khi website bị nằm trong blacklist
Đối với các webmasters hay các nhà quản trị website thì đây là một vấn đề nghiêm trọng cần phải khắc phục. Bởi nó ảnh hưởng rất xấu đến website cụ thể là lượng traffic và kết quả SEO, ngoài ra còn ảnh hưởng không nhỏ đến độ trust của website cũng như doanh số từ việc mua bán online.

Nguyên nhân khiến website của bạn bị cảnh báo
- Website chứa nội dung không lành mạnh.
- Website bị chèn mã độc: Mã độc được chèn vào website thường là virus hoặc malware sẽ nhiễm vào máy tính của bạn nhằm mục đích đánh cắp mật khẩu, đặc biệt là các thông tin quan trọng như: account FTP, cPanel, Email,...
- Đôi khi, Google cũng giống như một cô nàng "nhạy cảm" nên có thể website của bạn bị nhầm lẫn. Vì thế, đừng quá ngạt nhiên khi một ngày đẹp trời nào đó truy cập vào website của bạn mà thấy thông báo "đỏ choét" trên màn hình, hãy bình tĩnh và làm các bước sau đây.
Các bước kiểm tra và xử lý khắc phục lỗi
- Dùng phần mềm diệt virus (có bản quyền) để quét virus trên máy tính, đồng thời rà soát lại toàn bộ mã nguồn website bị nhiễm mã độc bằng các công cụ hỗ trợ.
- Kiểm tra lại các file đã thay đổi trong thời gian gần thời điểm xuất hiện cảnh báo từ phía Google nhất.
- Rà soát lại các trang index*, Default*, .htaccess và nhất là các file .js trên host. Gỡ bỏ tất cả các đoạn mã iframe chứa mã độc, các iframe này thường có chứa các thuộc tính như: position: absolute; margin-top:-1000000px;...
- Thay đổi toàn bộ mật khẩu các tài khoản đang tồn tại bằng mật khẩu mới phức tạp hơn.

Sau khi đã làm thành các bước trên, tiến hành báo cáo lên Google bằng cách truy cập vào https://www.google.com/safebrowsing/report_error/, sau đó gõ tên domain và nội dung cần xem xét. Sau 3 ngày, nếu thấy website của bạn đã "sạch" tự động thông báo chặn sẽ bị gỡ bỏ. Ngược lại, các vị trí bị lỗi sẽ được Google gửi thông báo vào mục Bảo mật trong Webmaster Tools (WMT). Nếu bạn chưa biết cài đặt WMT hãy đọc bài viết "Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Google Analytics và Webmaster Tools".

Các trang có chứa phần mềm độc hại sẽ được gửi về mục Bảo mật trong WMT. Photo by ACTechz.
Một số cách phòng chống mã độc
- Không sử dụng các themes hay template free được chia sẻ trên mạng và không phải do nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ.
- Không truy cập vào các website và download các files không rõ nguồn gốc để tránh nhiễm mã độc.
- Không sử dụng tùy tiện hoặc rà soát kỹ các files .js không "chính chủ".
- Thường xuyên rà soát lại mã nguồn website trên máy tính bằng phần mềm diệt virus bản quyền.

Chúc các webmasters thành công.

Thứ Năm, 18 tháng 1, 2018

Shuntrip là gì

Shuntrip là một khí cụ điện hạ áp chuyên dùng để cắt các máy cắt.Cấu tạo của nó dựa trên nguyên lí điện từ. Shuntrip là một cuộn dây được gắn trong máy cắt VCB, ACB,MCCB ,nếu sử dụng cho MCB thì nó được gắn bên hông của MCB, nó có nhiệm vụ là OFF máy cắt, CB khi có tín hiệu điện từ bên ngoài gửi vào.Nếu bạn đưa điện áp đặt vào hai đầu cuộn dây của shuntrip thì shuntrip sẽ tác động vào kết cấu cơ khí bên trong của máy cắt và làm cho máy cắt trở về trạng thái OFF hoặc Trip tùy vào từng trạng thái của máy cắt.


 Thường thì shuntrip được kết hợp với nút nhấn Emergency Off ,hay kết relay bảo vệ,hay tín nhiệu Off từ xa hay tín hiệu PLC nào đó…








DBS M05479
Quang Cao