Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

MỨT MƠ CHUA NGỌT

MỨT MƠ CHUA NGỌT



Nguyên liệu :
Mơ tươi: 1kg
Đường vàng: 0.5 – 0.6kg
Gừng tươi: 0.1kg
Muối: 1 thìa nhỏ

Cách làm :
Bước 1: Rửa sạch gừng, bỏ vỏ và giã nhỏ.

Bước 2: Rửa sạch mơ. Dùng dao khía nhiều đường dọc xung quanh quả mơ. Pha nước muối loãng rồi cho mơ vào ngâm khoảng 3 – 4 giờ sau đó vớt mơ ra và rửa lại bằng nước sạch, để ráo.
Cách chọn mơ: Các bạn chọn những quả vừa chín tới, lúc ăn sẽ có vị thơm rất đặc trưng.

Bước 3: Cho mơ vào nồi, thêm gừng và đường vàng vào. Trộn các nguyên liệu thật đều với nhau. Sau đó, bắc nồi mơ lên bếp, đun với lửa liu riu cho đường tan hoàn toàn. Trong khi đun, bạn nhớ đảo đều và thật nhẹ tay để không làm mơ bị nát, đồng thời, các lớp mơ cũng ngấm đều đường hơn.
Sau khi đường tan hoàn toàn, bạn tắt bếp và để hỗn hợp nguội trong khoảng 3 – 4 giờ.

Bước 4: Tiếp tục bắc nồi mơ lên bếp để sên thêm lần nữa. Lần này, bạn cho thêm rượu vào, đảo cho đều rồi nấu đến khi đường sệt lại, cạn dần và trái mơ chuyển màu sang nâu đậm là hoàn tất.
Cho mứt mơ ra một mâm lớn để cho thật nguội. Bảo quản trong lọ thủy tinh kín để dùng dần.

MỨT XẤU XÀO GỪNG

MỨT XẤU XÀO GỪNG



Nguyên liêu :
Qủa sấu: 1 kg
Đường: 2,5 g
Gừng tươi: 250 g
Vôi tôi, muối ăn

Cách làm :
Bước 1: Sấu cạo sạch vỏ, cạo đến đâu ngâm vào nước muối đến đó cho sấu không bị thâm.
Bước 2: Khía sấu thành hình múi. Dùng dao nặng đập dập quả sấu đã khía. Sau đó, bạn cho vào nước vôi trong ngâm khoảng 30 phút. Sấu sau khi đã ngâm xong mang rửa sạch dưới vòi nước cho hết mùi vôi.
Bước 3: Gừng rửa sạch, đập dập, băm nhỏ.
Bước 4: Cho sấu + gừng vào bát to, đổ đường vào ướp. Ngâm cho tới khi đường tan hết.
Bước 5: Đổ phần sấu đã ướp đường vào nồi hoặc chảo có đế dày, cho thêm 1 thìa cafe muối rồi đun nhỏ lửa.
Tiếp tục đun cho tới khi đường keo lại và sấu chuyển sang màu hổ phách là được.

MỨT SẦU RIÊNG DẺO

MỨT SẦU RIÊNG DẺO



Nguyên liệu:

- 700gr thịt sầu riêng

- 50gr đường (ai thích ngọt thì cho thêm)

- 2 muỗng canh mạch nha (muỗng canh ăn phở). Nếu các bạn không có mạch nha thì dùng đường làm bánh Trung thu. Còn không thì dùng mật ong cũng được.

- 1/4 muỗng cà phê muối.

- Giấy bóng kính
Thực hiện:

Bước 1: Sầu riêng, đường, muối cho vào chảo không dính dùng muỗng hay đũa trộn cho đều. Sau đó cho lên bếp sên với lửa nhỏ.

Bước 2: Khi sầu riêng quyện thành 1 khối dẻo thì cho mạch nha vào sên tiếp cho sầu riêng dẻo không dính nồi (thời gian khoảng 10-15 phút)

Bước 3: Để mứt sầu riêng thật nguội, bạn hãy cho vào miếng giấy bóng kính nhỏ gói lại, và bảo quản nơi thoáng mát.

MỨT CHERRY

MỨT CHERRY



1. Nguyên liệu :

Cherry 1kg
50g đường
2 thìa cà phê rượu anh đào ( hay hoa quả )
1-2 giọt chiết xuất
40g cherry khô ( nếu có )

2. Thực hiện

- Cherry rửa sạch, bỏ cuống và cho nồi lớn cùng với đường, trộn đều. Bật bếp lửa vừa, đậy vung nồi, đun trong khoảng 10 phút. Sau đó mở vung, dùng muôi ép cho cherry ra bớt nước.

- Đun thêm 10 phút nữa, cho cherry khô đun 5-10 phút nữa. Lúc này cherry tươi rút nước và bắt đầu co lại.

- Khi hỗn hợp cherry đường sánh thì bắc nồi khỏi bếp, thêm chiết xuất hạnh nhân, rượu, khuấy đều.

- Để mứt cherry thật nguội rồi mới cho vào các lọ kín bảo quản lạnh để dùng trong 5 ngày hoặc cất vào các túi ziplock, cấp đông để được 1 năm.

MỨT HỒNG

MỨT HỒNG



Nguyên liệu:

Nguyên liệu để làm mứt là những trái hồng chín đỏ, thơm lừng được chọn lựa kỹ càng. Theo kinh nghiệm của nhà vườn, ngon nhất vẫn là loại mứt được làm từ trái hồng trứng (trái nhỏ, nhìn tựa như quả trứng gà) vì có vị ngọt thơm, khác hẳn các loại hồng khác.
Cách làm :
Sau khi gọt sạch lớp vỏ ngoài mà vẫn giữ nguyên cuống, trái hồng được đưa vào lò sấy với nhiệt độ cao trong một thời gian nhất định.

– Đến khi đạt yêu cầu người làm mứt sẽ ép quả hồng theo yêu cầu của khách mua.

Có thể rắc thêm bột đường phấn cho đẹp mắt hoặc để nguyên.

MỨT BÍ ĐỎ DẺO

MỨT BÍ ĐỎ DẺO



Nguyên liệu :
- 350gr bí đỏ
- 110gr đường
- 4 trái chuối to
- 1 muỗng canh nước cốt chanh
- 400ml nước lạnh
- 1 chút xíu muối.

Thực hiện:

Bước 1: Bí đỏ gọt bỏ vỏ, thái miếng sau đó rửa qua nước lạnh.

Bước 2: Bí đỏ, nước lạnh, đường, nước cốt chanh, muối cho hết vào nồi, bắt lên bếp nấu lửa vừa.

Bước 3: Trong khi nấu thỉnh thoảng đảo cho bí chín đều. Khi thấy nước cạn là tắt bếp.

Bước 4: Cho bí, chuối vào máy xay nhuyễn.

Bước 5: Lấy chút dầu thoa lên khay hay lấy giấy dầu trải lên khay, sau đó đổ 1 lớp mứt không quá dày.

Bước 6: Bật lò nướng 100 độ C cho khay mứt vào sấy khô. Thời gian không giới hạn các bạn nhé. Khi thấy mứt khô ráo, sờ tay không dính là được. Lấy mứt ra để nguội, sau đó cuộn tròn và cắt khúc dải ngắn tùy ý.
Dùng giấy bóng kính hay màng thực phẩm bọc mứt bí đỏ lại và bảo quản nơi thoáng mát.

MỨT KHOAI LANG DẺO

MỨT KHOAI LANG DẺO



liệu:

- Khoai lang: 1 kg

- Đường: 800 gr

- Vôi: 20 gr

- Vani: 1/2 thìa cà phê

Cách làm:

- Pha mỗi lít nước với 20g vôi trắng, để qua đêm cho lắng trong, lấy phần nước lắng trong để ngâm khoai, nước phải ngập khoai hoàn toàn, ngâm qua 3 giờ, vớt ra xả lại nhiều lần nước lạnh cho thật sạch. Nước vôi có tác dụng làm giòn khoai.
- Cân lại khoai, cứ một cân khoai thì 800g đường cát trắng. Vì khoai lang vốn đã có sẵn vị ngọt
- Khoai có thể cắt thành miếng dài vuông cạnh, cỡ ngón út hoặc cắt xéo ngang củ khoai thành lát dày khoảng l cm, rồi dùng ống xắn tròn, xắn khoét thành nhiều lỗ giữa lát khoai.

Để làm mứt khoai cho đẹp, nếu cắt lát lớn, phải chăm từng miếng khoai một.

Cho khoai, đường, 3 môi nước lạnh vào chảo, trộn nhẹ tay, để lửa thật nhỏ, khi đường tan hết và sôi nhẹ, gỡ tách liên tục đừng cho khoai dính nhau.

Để khoai thấm đường cho đến khi thấy đường cạn gần hết, cho vào 1 muỗng cà phê thạch cao phi, khi thấy đường bắt đầu đặc lại gắp từng miếng khoai trải thẳng lên vỉ gác ngang chảo, để nguội miếng khoai.

Nếu làm mứt lát lớn có thể gói mỗi miếng trong một miếng giấy nylon trắng.

MỨT BÍ ĐAO

MỨT BÍ ĐAO



Nguyên liệu:

- Bí đao
- Đường trắng
- Vani
- Phèn chua
- Nước vôi trong
- Nước hoa bưởi

Lựa chọn bí: là bí (đao) loại già quả của Đà Lạt càng tốt, trọng lượng từ 5kg trở lên mới có độ dày cơm, giòn.
Cách làm:

Bước 1: Bí đao các bạn chọn mua càng quả già càng tốt, gọt hết phần vỏ xanh cứng bên ngoài, lấy phần cùi trắng đem thái miếng.
Cắt bí thành từng sợi dài 5-7cm, đường kính bằng chiếc đũa.
Bước 2:

Lấy nước vôi trong màu trắng (có thể mua nước vôi trong tại các quầy bán trầu cau ở chợ hoặc lấy 20g vôi khô trộn với 5lít nước gạn bỏ cặn) ngâm qua đêm. Sau đó xả sạch, chần qua nước sôi, đổ ra rổ, để ráo, mang phơi nắng (nắng tốt phơi khoảng 3 giờ). Tiếp đó, rửa lại bằng nước thường. Chần qua nước sôi, đổ ra rổ để ráo. Đây chính là công đoạn làm trắng mứt bí mà không cần sử dụng hoá chất.

Bước 3:

Trong khi ngâm bí, chuẩn bị phèn chua khoảng 15g, dùng chày cối giã mịn.

Dùng một chiếc nồi lớn, đổ 4-5 L nước, cho phèn chua đã giã mịn, đun sôi nước.

Cho bí vào, vớt ra liền (1 phần chín, 2 phần sống). Thả bí vào nước lạnh, vớt ra để ráọ

Cho bí lên cân. Mỗi 1kg bí thì cần 750g đường trắng và 10ml nước cất hoa bưởi. Trộn đều, để qua đêm hoặc 8h.

Sau khi ngâm đường, chắt nước đường vào chảo, nấu sôi, hạ lửa trung bình đun cho nước đường sánh lại. Cho bí vào xào chung.

Đảo đều tay, mỗi tay cầm 1 đôi đũa xới đều cho bí khỏi nát. Bí sẽ dần ráo đường, khô trắng lại.

Vậy là đã có món mứt bí thơm ngon

MỨT HẠT SEN

MỨT HẠT SEN



Sen trần loại khô, hoặc hạt sen tươi nhưng phải phơi cho héo bớt
Nước hoa bưởi
Đường trắng
Hướng dẫn cách làm mứt hạt sen ngon, đẹp

Bước 1: Ngâm hạt sen và ninh nhừ

Hướng dẫn cách làm mứt hạt sen ngon, đẹp mắt
Nếu dùng hạt sen còn vỏ ngoài thì ta cần bỏ vỏ, sau đó cho vào nước ngâm
Sau đó vớt ra cho vào nồi luộc sôi, sau đó chắt hết nước
Cho thêm nước tiếp theo và ninh nhỏ lửa cho hạt sen chín mềm. Sau đó nhẹ nhàng vớt ra cho vào nước đá lạnh, sau đó vớt để ráo nước.
Ninh nhừ hạt sen, chuẩn bị làm mứt hạt sen

Bước 2: Ướp đường vào hạt sen


Hạt sen để ráo nước ở bước 1, chúng ta cho vào một chiếc âu sạch, sau đó đổ đường vào theo tỉ lệ 1:6 . Để như thế cho tới khi đường chảy thành nước hết.
Ướp đường vào hạt sen

Bước 3: Cô đường– hoàn thành mứt hạt sen

Khi đường tan hết, chúng ta chắt lấy nước đường cho vào một cái nồi nhỏ
Đường tan thành nước
Đặt lên bếp đun, khi nước đường sền sệt cho thêm nước hoa bưởi và hạt sen vào giảm lửa liu riu.
Đảo nhẹ tay, cho tới khi đường kết màng trắng bao quanh hạt sen khi đó tắt tắt bếp.
Hạt sen đang cô đường
Để hạt sen nguội là có thể dùng được

MỨT KHẾ XANH

MỨT KHẾ XANH



Nguyên liệu:
1/2kg khế xanh
250g đường
2 quả chanh muối
5g cam thảo

Cách làm:
-B1: Khế xanh bạn chọn quả to đều, mọng. Sau đó bạnrửa sạch, để thật ráo. Sau đó cắt khế thành những khoanh có độ dày khoảng 3-4cm.

-B2: Chanh muối bạn vớt ra ngoài, ráo nước rồi thái nhuyễn.
Cam thảo giã nhuyễn.

-B3: Cho khế vào tô, ướp khế với đường và chanh muối khoảng 30 phút cho thấm. Tiếp đến cho hỗn hợp khế và đường qua một cái rây để chắt bớt nước sau đó bạn bắt đầu sên mứt khế.

-B4: Cho phần nước đường vừa lọc ở trên vào chảo, đun nhỏ lửa khoảng 10 phút đến khi có độ sệt vừa phải rồi nhanh tay cho phần khế, chanh muối vào đảo cùng. Sau cùng cho cam thảo vào mứt khế, đảo rồi tắt lửa.

Để bảo quản mứt khế, bạn chờ mứt khế thật nguội rồi cho vào hũ thủy tinh có nắp đậy để bảo quản.

MỨT TÁO TA

MỨT TÁO TA



Nguyên liệu:
- 1kg táo ta (táo xanh dài)
- 500g đường
- Vôi ăn trầu
- Phèn chua

Cách làm:
- Khi làm mứt táo ta, bạn nên chọn táo quả dài, màu xanh đều, cuống không bị thâm. Bề mặt vỏ hơi sần một chút sẽ ngon hơn. Táo ta mua về nhặt bỏ cuống, rửa sạch. Dùng tăm nhọn xăm đều lên quả táo để giúp táo ngấm đường đều và nhanh.

- Pha nước vôi trong với tỉ lệ 1 lít nước : 10g vôi rồi để lắng gạn lấy nước trong. Để làm mứt táo, bạn cần ngâm táo với nước vôi trong trong khoảng 8 tiếng rồi vớt ra xả sạch dưới vòi nước lạnh. Hoà tan một thìa phèn chua với 2 lít nước. Đun sôi nước rồi cho táo ta vào chần đến khi vỏ ngả vàng thì vớt ra âu nước lạnh. Xả sạch táo rồi để ráo nước.

- Ướp táo với đường đến khi đường tan hoàn toàn. Nên ướp đường trong khoảng 2-3 tiếng để đường tan thành nước, như vậy táo sẽ ngấm dễ hơn, mứt táo sẽ ngon hơn.

- Cho táo vào chảo đáy dày và sên mứt táo nhỏ lửa.

Để đường sôi nhẹ vỏ táo sẽ dần dần chuyển sang màu cánh gián và teo lại.

- Sên đến khi nước đường cạn thì đem táo để nơi khô ráo cho nguội rồi cất vào lọ kín.

Mứt táo có vị ngọt thanh,vỏ táo dai và không bị bấy nát.

MỨT XOÀI DẺO

MỨT XOÀI DẺO



Nguyên liệu:

- Xoài xanh chua

- Đường cát

- Phèn chua

- Nước vôi trong

Thực hiện:

Xoài xanh rửa sạch, gọt vỏ, xắt miếng vừa. Đem ngâm xoài xanh với nước vôi trong trong khoảng 4-6h rồi vớt ra, xả lại dưới vòi nước lạnh vài lần cho hết mùi vôi.

Chuẩn bị nồi nước khoảng 2 lít nước và 1 thìa ăn cơm phèn chua, cho phèn vào nước cho tan hết rồi đem đun sôi. Nước sôi trút xoài vào chần qua trong khoảng 1 phút, đổ ra rá sạch và xả lại vài lần dưới vòi nước để hết nước phèn.

Xoài để ráo, đem ướp với đường theo tỉ lệ: 1kg xoài - 600gr đường, cho đến khi đường tan hết. Đường tan đem sên với mức lửa nhỏ, thi thoảng đảo xoài để xoài được trong đều.

Miếng xoài trong, nước đường cô lại thì tắt bếp. Nếu thích ăn ướt thì sấy xoài trong tủ lạnh, hoặc muốn xoài khô hơn thì đem sấy trong lò ở nhiệt độ 100oC trong vòng 40-60 phút.

Mứt xoài dẻo đạt yêu cầu phải có màu trong hấp dẫn, dai dai, dẻo dẻo, chua chua, ngọt ngọt thơm phức.

MỨT GỪNG

MỨT GỪNG



Nguyên liệu:
- Gừng non
- Đường
- Chanh (dấm)
- Vani

Cách làm:
- Gừng chọn củ non hoặc củ bánh tẻ (củ gừng bánh tẻ là củ không quá non mà cũng không quá già) thì mứt gừng của bạn sẽ ngon hơn và không có xơ nha. Bạn rửa sạch đất cát bám vào củ gừng, sau đó cạo sạch lớp vỏ gừng.

- Bạn thái gừng thành những lát mỏng bằng dao mỏng, sắc hoặc bạn có thể dùng loại dao 2 lưỡi gọt hoa quả để thái nhé!

- Cho gừng đã thái lát vào luộc. Mục đích của việc luộc gừng này để loại bỏ bớt độ cay của gừng. Sau mỗi lần luộc bạn chắt nước cũ đi rồi đổ nước mới vào nhé! Nếu bạn thích ăn mứt gừng cay cay một chút thì bạn luộc khoảng 2 lần là được. Lần cuối cùng luộc gừng, bạn vắt vào nồi nước luộc gừng nước cốt của 1 quả chanh để gừng được trắng hơn.

Sau đó, bạn đổ gừng ra xả sạch với nước để loại bỏ vị chua của chanh rồi để gừng ráo nước nhé!

- Sau đó bạn đem ướp gừng với đường, cứ 1kg gừng thì dùng khoảng 500gr đường. Có thể để cho đường tan hoàn toàn rồi mới sên gừng thành mứt hoặc chỉ ướp gừng với đường khoảng 30 phút – 1 tiếng rồi sên luôn cũng được.

- Cho gừng và cả nước đường ướp gừng vào chảo. Sên gừng ở mức lửa trung bình, thi thoảng đảo đều cho gừng thấm đường.

Khi nước đường trong chảo bắt đầu cô đặc lại bạn giảm lửa nhỏ nhất rồi đảo liên tục để mứt gừng khô và phần đường trắng bám dính ngoài miếng mứt dừa. Sau đó nhấc chảo mứt gừng xuống, vẫn tiếp tục đảo trong khoảng 1 phút nữa cho mứt gừng khô hẳn.

- Bạn bảo quản mứt gừng trong lọ thủy tinh đậy kín nắp để dành đến Tết nhé!

MỨT VỎ BƯỞI

MỨT VỎ BƯỞI



Nguyên liệu làm mứt từ vỏ bưởi
- Vỏ của 2-3 quả bưởi

- 1 viên phèn chua nhỏ

- Muối, đường

- Vani

Cách làm mứt từ vỏ bưởi
Các bước làm mứt vỏ bưởi ngon

Các bước làm mứt vỏ bưởi ngon. Ảnh minh họa

Bước 1:

- Vỏ bưởi rửa sạch, cắt sợi hay bảng to tùy theo sở thích cuả mỗi người.

Bước 2:

- Cho vỏ bưởi vào âu nước muối được pha thật mặn, ngâm khoảng 4-5 tiếng

- Sau đó xả lại nhiều lần nước để không còn mặn.

Bước 3:

- Đun nồi nước sôi cho thêm viên phèn chua vào đun cùng đến khi phèn chua tan thì cho vỏ bưởi vào, đun khoảng 10 phút, vớt ra xả lại nước lạnh cho thật ráo.

- Hãy ăn thử nếu phần vỏ còn vị đắng nhiều thì đun nồi nước muối loãng cho vỏ bưởi vào đun khoảng 10 phút, vớt ra xả lại nước lạnh cho thật sạch.

- Đến khi thấy vỏ chỉ còn vị cay nhẹ thì vớt ra rổ, vắt ráo.

Bước 4:

- Bưởi sau khi vắt ráo, bạn đem cân được 700g vỏ bưởi thì cho thêm 400g đường vào, trộn đều để khoảng từ 5-6 tiếng.

Bước 5:

- Cho bưởi vào nồi, bắc lên bếp sên lửa nhỏ, thỉnh thoảng đảo đều đến khi đường tan hoàn toàn thì tắt bếp.

Bước 6:

- Để nguội xếp ra vỉ khoảng 1 ngày, sau đó cất vào lọ dùng dần.

MỨT DỪA TRÀ XANH

MỨT DỪA TRÀ XANH



Nguyên liệu:

- 1kg dừa trắng (chọn dừa bánh tẻ hoặc dừa non tùy khẩu vị)

- 400g đường

- 10g trà xanh

- 50ml sữa đặc

- 1 ống vani

Dừa trắng gọt sạch lớp vỏ rám nâu bên ngoài, nạo thành sợi dài. Mẹo nhỏ mách bạn để nạo được sợi dài là bổ đôi quả dừa giống như bổ chanh, sau đó đặt dừa lên chiếc bát con (loại bát đựng nước chấm), vừa nạo vừa xoay quả dừa trên chiếc bát thì dừa sẽ được dạng sợi dài, mà bạn cũng đỡ công nhiều lắm đấy! Nếu không thể tự chặt dừa, bạn có thể nhờ người bán hàng chặt giúp lớp vỏ cứng bên ngoài, thậm chí gọt luôn lớp vỏ nâu. Về nhà bạn chỉ việc bổ đôi và bào mỏng.

Dừa nạo ra bạn cân được chừng 1kg thì đem rửa vài lần cho sạch hết dầu dừa. Rửa đến khi nước chỉ còn hơi đục là được. Vớt dừa ra, để cho ráo nước mới đem ướp.

Chia dừa và đường làm hai phần rồi đem trộn làm hai lần để đường tan và ngấm từ từ, thời gian này khoảng chừng 3 – 4 tiếng. Tiếp theo, cho bột trà xanh và sữa đặc vào, trộn cho dừa đều màu rồi chờ dừa ngấm.

Khi sợi dừa ngả màu hơi trong, đường cũng tan hoàn toàn thì bạn có thể bắt đầu sên được rồi.

Bắc nồi dừa lên bếp, kinh nghiệm là bạn nên chọn loại nồi có đáy dày thì sên mứt tốt hơn. Ban đầu đun lửa vừa, giai đoạn này không cần đảo nhiều, chỉ cần thỉnh thoảng đảo cho đường áo đều miếng dừa và không bị cháy.

Khi đường bắt đầu keo lại, đảo mứt thấy hơi nặng tay thì hạ lửa tới mức nhỏ nhất, đun liu riu, lúc này bạn phải đảo dừa liên tục kẻo đường khô sẽ bao không đều miếng dừa.

Đường sẽ dần khô và kết tinh, bám đều xung quanh miếng dừa. Rắc đều bột vani lên mặt, tiếp tục đảo đều.

Miếng dừa khô và áo đều một lớp đường kết tinh mỏng xung quanh là thành phẩm rồi đấy! Đổ mứt dừa ra mâm cho dừa khô và nguội hẳn trước khi cho vào túi bảo quản.

MỨT KHOAI LANG

MỨT KHOAI LANG



3 củ khoai lang khoảng hơn 1 kg
- 350gr đường
- 1 muỗng canh vôi
- 1 chút muối
- 1 muỗng cà phê vanilla
- 1 trái cam lấy vỏ thái sợi.
CÁCH LÀM:
Bước 1: Vôi, 1.5 lít nước lạnh cho hết vào 1 cái âu to hòa tan. Lọc lấy nước trong. Sau đó cho 1 muỗng cà phê muối vào âu nước vôi trong hòa tan.
Bước 2: Khoai lang gọt vỏ, thái miếng hình chữ nhật có độ dày hơn 1/2 đốt tay.
ước 3: Rửa khoai qua nước lạnh, sau đó ngâm khoai vào âu nước vôi. Ngâm 1 đêm
Bước 4: Vớt khoai ra rổ, rửa qua nước lạnh nhiểu lần cho sạch. Để khoai thật ráo.
Bước 5: 200gr đường. 400ml nước lạnh hòa tan trong 1 cái nồi, cho khoai và vỏ cam vào bắc lên bếp nấu 20 phút với lửa vừa. Sau đó hạ lửa thấp rim cho khoai chín và nước đường rút hết vào khoai là tắt bếp. Nhớ trong khi rim bạn thường trở đều miếng khoai nhé.

Bước 6: Xếp khoai lên vỉ đem ra phơi nắng 3 tiếng cho khoai hơi khô, bạn có thể sấy khoai trong lò nướng hay lò vi sóng ở nhiệt độ 80 độ C.
Bước 7: Cho đường còn lại cùng với 70ml nước lạnh và vanilla vào nồi hòa tan, bắc lên bếp nấu sôi, sau đó hạ lửa nấu 3 phút nữa.

ước 8: Bây giờ bạn cho khoai lang sấy/ phơi hơi khô vào sên lửa thật nhỏ để đường kết tinh bám xung quanh khoai (7-10 phút).Khi thấy đường kết tinh khô ráo là tắt bếp.Cho mứt khoai lang ra khay, phơi nơi có nắng 1-2 tiếng để khoai càng khô hơn. Khi phơi mứt khoai xong, chờ khoai nguội, mới cho khoai vào hũ, bảo quản nơi thoáng mát.

MỨT ME

MỨT ME



Nguyên liệu:

- Me trái
- Đường cát trắng
- Muối
- Một ít phèn the
- Vôi trắng (vôi Càng Long)
- Va - ni ·

Chuẩn bị:
Me lưạ loại lớn trái, dài đều, già có hột cứng, rửa sạch, quậy nước muối măn mẳn và nước nóng để me vô ngâm (ngâm nước muối truớc, ngâm nước nóng sau) để độ 4, 5 giờ cho me dập vỏ, dễ lột, dùng dao nhỏ có mũi nhọn lột từ từ, đừng cho chạm vào thịt me.

Quậy riêng một chậu nước muối khác hơi măn mẳn thả me đã lột vô ngâm liền trái đó cho hết số me có vỏ, sau đó vớt lên, dùng cây xăm xăm đều trái me rồi lấy dao mũi nhọn mổ nhẹ trái me cạy hột bỏ.

Khi cạy hết hột me, xả me cho sạch nuớc muối, thả vô nước vôi trắng lóng trong ngâm thêm 4, 5 giờ, sau đó xả nước lạnh cho sạch nước vôi. ·

Cách làm:

Bắt nước sôi, thả me vô luộc.

Me sôi độ 5 phút vớt ra, xả thêm nước lạnh, để vào rổ thưa cho ráo nước.

Lấy cân cân vật kiệu, 1 kg me thì dùng 1 kg đường.

Đường để vô xoong, đổ nước vô thắng tan đường và nhắc xuống, lấy vải thưa lượt cát, bụi, xong cho hết số me đã luộc vô bắc lên bếp trở lại, để sôi độ 10 – 15 phút tùy theo đường nhiều hay ít, nhắc xuống gọi là rim đường để ngày mai xên.

Đến chừng xên, phải để lửa nhỏ và phải xên đến khi nào đường rít tay là được.

Muốn chắc, lấy đũa nhúng vô đường giơ lên mà thấy đường có bay sợi tơ đường là đạt yêu cầu.

Sau đó lấy muỗng múc 1 muỗng cà phê đầy phen the đổ vô 1 lít nước quậy tan cho hết vào xoong me (cứ 3 kg me thì dùng 1 muỗng cà phê phèn the) trộn đều nhắc xuống, dùng đũa bếp đảo tay cho liền tay cho đến khi thấy me thật nguội, gắp ra mâm, nia phơi khô, lấy giấy kiếng gói lại từng trái một.

Chú ý:

Mứt me chỉ ráo, rít tay, chứ không khô như mứt bí đao, mứt dừa.

MỨT QUẤT DẺO

MỨT QUẤT DẺO



Nguyên liệu:
Quất/ tắc: 1 kg
Đường cát 700g - 800g
Vôi ăn trầu loại trắng (7g-8g)
Phèn chua (5g)
Muối

Cách làm:
-Bạn cho vôi vào nước để vôi tan và lắng lại, gạn lấy nước vôi trong phía bên trên.

-Quả quất/tắc rửa sạch, mỗi quả bạn khứa đều chia quả thành 5-6 múi, không khứa đứt quả bạn nhé! Sau đó bạn ấn dẹt bớt quả quất để ra bớt nước chua.

-Ngâm quất/tắc trong nước vôi trong khoảng nửa ngày, sau đó vớt ra xả lại với nước lạnh cho thật sạch. Nước vôi sẽ giúp cho quất khi làm mứt được cứng lại, không bị nát.

Sau khi ngâm nước vôi và rửa sạch, bạn đun sôi 1 lít nước cho phèn chua giã nhỏ hòa vào. Khi nước sôi thì cho tắc vào, tắt bếp và đậy vung chừng 5-7 phút rồi xả toàn bộ quất một lần nữa với nước sạch.

-Ướp quất với đường và thêm vào 1 xíu muối, ướp đến cho đến khi đường tan hết.

-Và đến công đoạn sên mứt quất nhé! Quất sau khi được ngâm nước vôi trong sẽ cứng hơn, tuy nhiên không phải vì thế mà bạn có thể đảo liên tục quất khi sên mứt đâu nha. Bạn để lửa vừa khi quất sôi, sau đó vặn nhỏ lửa và đun quất cho sôi thật nhẹ. Thỉnh thoảng đảo đều quất để đỡ bị cháy. Sên cho tới khi đường dẻo bạn vớt tắc ra.

- Rồi bạn mang mứt quất còn ướt đem phơi chừng 2 – 3 nắng hoặc cho vào sấy khô thì món mứt quất sẽ rất dẻo và thơm ngon. Sau đó cho vào lọ thủy tinh để bảo quản nhé!

Cách làm mứt quất (miền Bắc) hay chính là cách làm mứt tắc (ở miền Nam) luôn được các chị em săn công thức để làm mứt đón Tết về. Mứt quất vừa thơm vừa dẻo và làm cực đơn giản. Bạn hãy thử xem sao nhé!

MỨT DÂU

MỨT DÂU



Những gì bạn cần
1 kg dâu tây
1 kg đường
Vani
Chanh
Hướng dẫn
Cắt cuống dâu tây, ngâm trong nước muối pha loãng, rửa sạch.

Cắt đôi quả dâu tây, ướp đường 1 – 2 giờ để đường thấm vào dâu tây.
Đặt chảo lên bếp, cho dâu tây vào đến khi đường bắt đầu sôi thì vặn thật nhỏ bếp.
Cách làm mứt dâu tây dẻo cực ngon 3
Đảo dâu tây nhẹ nhàng, khi gần cạn thì cho nước chanh vào để đường không bị vón cục và mứt có vị thanh.
Đun mứt tới khi đường sệt quánh (kéo tơ) thì tắt bếp.
Cho vani vào mứt, để nguội rồi cho vào lọ.

MỨT VỎ CAM

MỨT VỎ CAM



Nguyên liệu:
Vỏ cam vàng: 4 quả
Nước cam vắt: 1 quả
Chút muối
Đường: 350-400 gr 2/3 muỗng canh mật ong
1 ít chén đường bột để phủ áo

Cách làm:
- Cam mua về rửa sạch, gọt vỏ rồi vắt lấy nước.

Bỏ bớt phần cùi trắng, thái vỏ cam thành từng miếng nhỏ dài 5-6cm.

- Cho vỏ cam vào nồi, đổ ngập nước, đun sôi trong trong phút rồi đổ nước đi, xả lại với nước lạnh.Tiếp tục đổ nước ngập vỏ cam, đun tiếp cho đến lúc sôi, lại đổ nước. Lặp lại 1 lần nữa.

- Để ráo nước vỏ cam. Cho đường, chút muối cho nước cam, mật ong vào vào ướp khoảng 1 tiếng cho ngấm

- Bắc chảo, sên vỏ cam nhỏ lửa, đảo đều. Khi gần cạn nước, đảo thấy nặng đũa, vỏ cam trong trong thì đảo đều, nhẹ tay.

- Sau khi nước cạn hết và đường kéo chỉ thì tắt bếp. Cho từng miếng vỏ cam vào khay, hong trong lò nướng với nhiệt độ 100 độ C. Cho đến khi mứt khô mặt, săn lại thì lấy ra. Để nguội, lăn qua 1 lớp đường bột cho đẹp mắt.

Để mứt thật khô và nguội rồi cho vào hũ thủy tinh đậy kín. Ngày Tết, trời lạnh, có mứt vỏ cam nhâm nhi thì rất hợp. Mùi thơm của vỏ cam thật nhẹ nhàng, nó có tác dụng an thần, giảm triệu chứng đầy hơi. Đây sẽ là món mứt ngon để bạn đãi khách dịp Tết đấy nhé!

MỨT ĐU ĐỦ DẺO

MỨT ĐU ĐỦ DẺO



Nguyên liệu:
300 gr đu đủ xanh
1/3 quả dứa băm nhỏ, hơn 1/2 chén ăn cơm
1 muỗng canh vôi
1/2 muỗng cà phê muối
1 trái chanh vắt lấy nước
200- 250 gr đường

Cách làm:
-Vôi hoà tan với 2 lít nước, sau đó gạn lấy phần nước trong phía trên, hòa thêm chút muối rồi để lắng.
Đu đủ gọt bỏ vỏ và hạt, bào sợi đừng quá nhỏ dài ngắn tùy ý.

-Rửa đu đủ qua nước lạnh rồi cho đu đủ vào ngâm với nước vôi trong khoảng 2 tiếng. Sau rồi bạn vớt đu đủ ra rồi xả thật sạch với nước, loại bỏ mùi nồng của vôi.

-Bắc lên bếp, đổ nước vào nồi đun cho sôi, thả một chút muối rồi cho đu đủ luộc qua nước sôi khoảng 7 phút rồi đổ ra rổ, ngâm đu đủ ngay trong bát nước lạnh bỏ thêm đá khoảng 10 -15 phút. Cuối cùng vớt đu đủ ra rổ, xả qua nước lạnh vài lần và để ráo bớt nước.

-Ướp đường với đu đủ cùng một chút xíu nước cho đến khi đường chảy hết nước thì bắt đầu sên mứt đu đủ. Đặt nồi mứt lên bếp sên lửa vừa 10 phút. Sau đó hạ lửa nhỏ tiếp tục sên cho đến khi đường hơi sánh thì cho nước cốt chanh va nuoc cot dua vào tiếp tục sên cho mứt đu đủ dánh dẻo lại là tắt bếp.
Với cách sên mứt đu đủ dẻo thế này thì bạn không cần sên mứt đu đủ đến khi đường bám quanh đu đủ đâu nhé! Chỉ cần nước đường cạn và mứt đu đủ trở nên dẻo dẻo là đã đạt yêu cầu rồi.

-Mứt đu đủ mới sên xong, bạn để thật nguội rồi mới cho vào bảo quản trong hũ thủy tinh có nắp đậy. Mứt đu đủ dẻo quánh, dai dai, ngọt ngọt nhâm nhi trong ngày Tết thì thú vị biết bao.

MỨT KIWI CHUA NGỌT

MỨT KIWI CHUA NGỌT



Nguyên liệu:
500gr kiwi, khoảng 5 quả lớn
250gr đường cát trắng
1 quả chanh xanh
5gr vôi đã tôi
5gr phèn chua
1/2 thìa cà phê muối

Cách làm:
- Vôi tôi hòa với 2 lít nước rồi để lắng, gạn lấy nước trong.

Kiwi gọt vỏ, thái khoanh dày khoảng 0.7cm.

Ngâm kiwi vào nước vôi từ 6 đến 8 tiếng hoặc qua đêm.

Chanh vắt lấy nước cốt, bỏ hạt.

- Vớt kiwi ra khỏi nước vôi, rửa sạch dưới vòi nước.

- Nấu sôi phèn chua với khoảng 1 lít nước. Cho kiwi vào chần khoảng 10 phút.

Sau đó vớt kiwi ra để lên rổ cho ráo.

- Đun đường với ½ thìa cà phê muối và 50ml nước lạnh, vừa đun vừa khuấy nhẹ tay cho đường tan. Sau khi đường tan khoảng 5 phút thì cho nước cốt chanh và kiwi vào đảo nhẹ tay.

Đun khoảng 20 phút để kiwi ngấm đường rồi tắt bếp, vớt kiwi ra rổ, nấu tiếp nước đường còn lại cho sánh lại thành màu cánh gián.

Đổ kiwi vào xào tiếp đến khi đường cạn dần, keo lại và kiwi có màu cánh gián đẹp.

- Đường tan hết bạn vớt kiwi ra rổ để bên ngoài tầm 5 tiếng cho khô rồi cất vào lọ dùng dần.

Quả kiwi xanh có vị chua khá gắt tuy nhiên lúc sên mứt xong vị chua trở nên thanh nhẹ và vô cùng dễ chịu; món mứt dẻo dẻo, chua ngọt hài hòa chắc chắn là món mứt bạn nên thử vào dịp Tết năm nay để đãi bạn bè và khách đến chơi nhà, nhất định sẽ được nhiều lời khen đấy mà cách làm lại đơn giản.

MỨT CỦ SEN

MỨT CỦ SEN



Nguyên liệu :
Củ sen
- Đường
- Muối
- Vani


THỰC HIỆN:

BƯỚC 1:
Củ sen rửa sạch, nạo bỏ vỏ, thái miếng vát (hoặc tròn) dày khoảng 1cm.làm vậy để đường dễ thấm vào sẽ làm cho miếng mứt them phần đậm đà hơn.

BƯỚC 2:
Ngâm củ sen vào bát nước đá lạnh để cho củ sen không bị thâm đen.Và làm cho miếng mứt trở nên giòn hơn.

BƯỚC 3:
Cho củ sen vào nồi, đổ ngập nước, thêm 1 xíu muối rồi luộc chín củ sen trong khoảng 5 phút.


BƯỚC 4:
Cho đường vào chảo (cứ 1kg củ sen thì dùng khoảng 500gr đường), đổ nước cao hơn đường cỡ 1 đốt ngón tay. Đun sôi nước, dùng đũa quấy đều cho đường tan hoàn toàn.

BƯỚC 5:
Cho củ sen vào chảo nước đường, đun nhỏ lửa, thi thoảng đảo đều để củ sen được ngấm đều đường.

BƯỚC 6:
Khi nước đường cạn chỉ còn sền sệt thì dùng đũa đảo liên tục và hạ lửa thật nhỏ để đường khỏi cháy. Khi đường kết tinh bám trắng vào miếng củ sen thì nhỏ vào chảo mứt vài giọt vani. Để tăng them hương vị hấp dẫn của mứt

BƯỚC 7:
Nhấc chảo mứt củ sen xuống, cứ dùng đũa đảo đều trong khoảng 1 phút nữa cho mứt củ sen khô hơn

BƯỚC 8:
Rải mứt củ sen ra mâm (hoặc khay), hong mứt ở nơi thoáng mát để mứt khô thêm.

MỨT DỨA DẺO

MỨT DỨA DẺO



Nguyên liệu:
- Dứa: 2 quả
- Đường: 600 gr
- Chanh: 1 quả
- Muối ăn: 1 muỗng cà phê
- Phèn chua: 5gr

Cách làm:
- Dứa gọt vỏ, chú ý gọt sâu vào thịt để bỏ mắt, cắt tròn và bỏ lõi.

- Ngâm dứa vào nước lạnh có pha 1 muỗng cà phê muối trong khoảng 15 phút rồi vớt ra rửa sạch.

- Đun sôi 2 lít nước với 5gr phèn chua. Cho dứa vào trần trong khoảng 10 phút rồi vớt ra xả sạch với nước lạnh cho hết phèn chua.

- Để dứa ở nơi thoáng gió trong khoảng 2h để dứa ráo nước.
Cho dứa và đường vào nồi, để đường tan hết hoặc để qua đêm cho dứa ngấm đường.

- Sên dứa ở lửa nhỏ cho đến khi miếng dứa trong.

Thêm nước cốt chanh vào tiếp tục sên đến khi dứa ăn có vị dẻo, chua ngọt thì tắt bếp.

Muốn mứt dứa dẻo ráo đường bạn có thể sấy trong lò vi sóng. Món mứt dứa dẻo ăn có vị ngọt, hơi chua nhưng giòn. Học ngay cách làm mứt dứa dẻo để Tết này về trổ tài đãi cả gia đình thôi nào.

MỨT CÀ RỐT

MỨT CÀ RỐT



Miếng mứt cà rốt tươi tắn sẽ mang lại may mắn cho gia đình bạn. Cùng học cách làm mứt cà rốt để đãi khách ngày Tết cho năm mới an lành, hạnh phúc nhé!

Nguyên liệu:
- 1kg cà rốt
- 500g đường kính trắng
- 1 ống vani
- 1 lít nước vôi trong

Cách làm:
-B1: Cà rốt thái miếng nhỏ vừa ăn. Bạn có thể cắt tỉa hình dáng tùy ý, thái lát, thái dạng que hoặc những bông hoa xinh xắn. Nhưng lưu ý là thái hình hoa trông rất yêu nhưng bạn sẽ phải tỉ mẩn đôi chút khi sên mứt vì dễ khiến hoa bị gãy “cánh” trong quá trình đảo. Cà rốt thái xong rửa sạch, đem ngâm trong nước vôi trong chừng 4 - 6 tiếng hoặc qua đêm.

-B2: Vớt cà rốt ra rửa lại rồi đem luộc sơ lại một lần cho sạch nước vôi trong. Rồi đem đổ ra rổ cho ráo nước.

-B3: Ngâm cà rốt với đường kính chừng 3 – 4 tiếng hoặc đến khi đường tan. Lúc này, miếng cà rốt hơi quắt lại vì ngấm đường và tiết bớt nước. Đó cũng là lý do khiến bạn thấy nồi ngâm cà rốt nhiều nước hơn so với khi bạn bắt đầu ướp.

Bắc nồi mứt lên bếp, bật lửa vừa, thỉnh thoảng đảo đều.

-B4: Khi nước đường bắt đầu keo lại, bạn cần đảo hoặc xóc cà rốt nhiều hơn cho đường bao đều. Cùng lúc, nhớ hạ lửa tới mức thấp nhất, đun liu riu. Sên mứt cà rốt tốn thời gian hơn một số loại mứt khác, chẳng hạn như mứt dừa nên bạn cố gắng kiên nhẫn nhé.

Khi đường bám trắng quanh miếng cà rốt thì rắc bột vani vào cho thơm, đảo đều.

Chờ cho đường khô ráo hoàn toàn thì tắt bếp. Đổ mứt ra mâm cho nguội.

Món mứt cà rốt thơm thơm, sần sật ngọt ngào rất dễ làm, các bạn có thể làm mứt với số lượng nhiều để ăn dần nhé!. Vì tự làm nên bạn sẽ thấy mứt cà rốt có độ ngọt vừa phải chứ không quá gắt như ở ngoài hàng

MỨT XOÀI DẺO

MỨT XOÀI DẺO



Nguyên liệu:
2 trái xoài xanh gần chín
1 muỗng canh vôi
100 gr đường
1 muỗng cà phê nước cốt chanh
1 chút xíu muối.

Cách làm:

- Bạn hòa tan vôi với 1.5l nước sạch, khuấy đều rồi để lắng, hớt phần nước trong phía trên là bạn đã được phần nước vôi trong để ngâm xoài làm mứt rồi.

- Xoài bạn xắt thành những miếng dài, không xắt mỏng miếng quá xoài dễ nát khi sên. Bạn cho xoài vào ngâm nước vôi trong khoảng 30 phút rồi lấy ra xả sạch với nước cho hết mùi nồng của vôi.

- Cho đường và muối, nước cốt chanh vào phần xoài đã rửa sạch, để đường, muối tan tự nhiên. Bạn nên chọn chảo không dính để ngâm xoài, chút nữa sẽ sên mứt xoài luôn bằng chảo chống dính nhé!

- Khi đường muối đã tan hoàn toàn, bạn bắt đầu bắc chảo lên bếp để sên mứt xoài dẻo. Đun lửa lớn khoảng 15 phút cho nước đường sôi lên, khi đường bắt đầu cạn dần bạn để lửa thật nhỏ rồi đảo nhẹ nhàng để sên mứt xoài. Sên cho đến khi nào nước đường sánh bám hết vào xoài thì tắt bếp.

Mứt xoài dẻo khá đậm đà hương vị khi được hòa trộn hoàn hảo giữa các vị chua mặn, ngọt thật hấp dẫn. Ngày Tết lành lạnh, nhâm nhi chút mứt xoài dẻo với tách trà nóng bên gia đình, ấm áp

MỨT DỪA

MỨT DỪA



Nguyên liệu:
- 2 quả dừa bánh tẻ khoảng 1kg
- 5 lạng đường trắng. Nếu bạn thích ăn mứt ngọt, bạn có thể dùng 6 lạng đường nhé!
- 1 hộp sữa tươi 180ml. Nếu không có sữa tươi các bạn thay bằng sữa đặc có đường cũng được nhé!

Cách làm:
-B1: Đầu tiên, bạn cần cắt đôi quả dừa rồi dùng dụng cụ gọt hoa quả (hoặc dao gọt hoa quả) nạo ngang tạo thành những sợi dừa nạo dài.

-B2: bạn chuẩn bị một chậu nước sạch, khi nạo dừa xong cho dừa vào rổ to, dàn đều dừa ra rồi rửa sạch. Lần nước đầu, dầu dừa ra trắng tinh cả chậu nước. Bạn lại rửa tiếp dừa nhiều lần nữa, sao cho dừa hết sạch màu trắng tiết ra thì thôi nhé! Rửa sạch bạn nhớ để cho dừa thật ráo nước.

-B3: Lấy một cái thau sạch, bạn cho toàn bộ dừa vừa để ráo nước vào, rồi đổ toàn bộ sữa tươi (sữa đặc) cùng đường vào dừa. Bạn cần trộn thật đều sao cho từng sợi dừa ngấm đủ đường, đủ sữa. Nhiều người thắc mắc tại sao lại cho thêm sữa vào khi làm mứt dừa. Bởi có thêm sữa tươi hoặc sữa đặc, mứt dừa sẽ thơm và ngậy hơn rất nhiều đấy nhé! Chỉ cần một chút sữa đủ để làm món này thơm và dậy mùi hơn là được.

-B4: Bạn chọn chiếc chảo đế dày, to, rộng để sên mứt dừa. Đổ toàn bộ dừa ướp đường vào chảo (nếu chảo to, chứa được hết) hoặc đổ lượng thích hợp (nếu chảo nhỏ).

Bật lửa thật to để làm nước đường bắt đầu sôi lên thì chỉnh lửa nhỏ lại và đảo liên tiếp, nhẹ nhàng tránh mứt dừa bị đứt gãy sợi và khê, vón cục đường.

Bạn vẫn tiếp tục đảo mứt dừa trên chảo với mức lửa nhỏ nhất nhé! Nhẹ nhàng đảo liên tục để mứt dừa không bị cháy, vón cục lại. Khi mứt dừa đã cạn nước, bạn đảo sẽ nặng tay hơn nên càng phải kiên nhẫn.

Bạn đảo thêm một chút nữa cho mứt dừa khô hẳn rồi mới đổ ra để mứt dừa nguội hoàn toàn nhé! Nhiều mẹ mách bạn hãy lau thật khô mâm ăn cơm thường ngày đi, đổ mứt dừa ra đó rồi hong cho thật khô.

Đến đây thì bạn đã làm thành công món mứt dừa rồi đấy! Làm xong mới thấy, có kì công một chút nhưng được những sợi mứt dừa thơm ngon nhất, dẻo dẻo thật thích, đúng không nào?

MỨT DỪA CÀ PHÊ

MỨT DỪA CÀ PHÊ



Với cách làm mứt dừa vị cà phê này, bạn cần:
- 1kg cùi dừa
- 500g đường trắng
- 100g sữa đặc có đường
- 30g cà phê
- 1 thìa cà phê vani

Cách làm:
-Bước 1: sử dụng dao nạo phần cơm dừa bên trong ra thành những sợi mỏng dài. Bạn dùng nước rửa dừa 3-4 lần cho thật sạch sẽ và bớt đi phần tinh dầu dừa nha. Rửa xong, bạn vớt cùi dừa ra một chiếc rổ sạch và để ráo nước.

-Bước 2: Bạn cho dừa ra một chiếc âu lớn, cho thêm đường và cà phê vào rồi lấy đũa trộn đều lên. Ướp dừa qua đêm hoặc 10-12 tiếng cho đến khi đường tan hết nha. Tỷ lệ: 1 kg cùi dừa sẽ ướp với 500g đường, 100g sữa và 30g cà phê. Khi thấy đường tan hết, sợi dừa trở nên trong là được nha.

-Bước 3: Bạn cho cả cùi dừa lẫn nước đường vào chảo. Lúc đầu để ở mức lửa to đến khi dừa bắt đầu sôi thì bạn giảm lửa thật nhỏ đi. Cứ sau 10 phút, bạn lại dùng đũa đảo đều một lần nhé.

-Bước 4: Khi nước đường bắt đầu cạn và trở nên hơi kẹo lại thì bạn giảm lửa tới mức thấp nhất, đảo đều tay và liên tục. Trong quá trình sên, bạn cần đảo đều để mứt dừa không bị khét và ngả sang màu khác nhé.

-Bước 5: Cuối cùng, bạn đảo đến khi đường kết tinh bắm trắng đều vào dừa và miếng cùi dừa trở nên khô ráo thì cho một chút bột vani vào, xóc đều rồi tắt bếp. Bạn đảo tiếp thêm 1 phút nữa là đã hoàn thành xong cách làm mứt dừa cà phê này rồi.

MỨT KHOAI MÔN

MỨT KHOAI MÔN



Nguyên liệu:
- 500gr khoai môn
- 150gr đường
- 40ml nước lạnh
- Muối

Cách làm:
- Khoai môn mua về gọt bỏ vỏ rửa sạch, thái miếng dài có chiều ngang cỡ ngón tay.

- Bắc chảo dầu (bạn cần dùng dầu mới) lên bếp, chờ dầu hơi nóng cho khoai môn vào chiên với lửa nhỏ.

- Chiên cho khoai môn chín là gắp ra dĩa có lót giấy thấm dầu.

- Đổ đường, nước, muối cho hết vào chảo không dính, bắc lên bếp nấu sôi với lửa nhỏ khoảng 5 phút.

- Sau đó cho khoai môn vào chảo đảo cùng. Khi sên mứt khoai môn chú ý đảo nhẹ nhàng để khoai môn không bị nát.

- Cứ nhẹ nhàng đảo đều tay cho đến khi nào đường kết tinh bám hết vào khoai và khô ráo là tắt bếp. Vậy là món mứt khoai môn đã hoàn thiện rồi đó.

Đợi khi mứt khoai môn nguội hẳn, bạn cho mứt vào lọ hoặc hũ thủy tinh bảo quản nhé!

MỨT CÀ CHUA BI

MỨT CÀ CHUA BI



Nguyên liệu:
- Cà chua bi: 1kg
- Đường cát trắng: 400gr
- Vôi: 30gr

Cách làm:
- ban đầu bạn hòa vôi với khoảng 2 lít nước, sau đó khuấy đều. Để nước vôi trong lại, bạn gạn lấy nước vôi trong phía trên để chuẩn bị làm mứt cà chua bi.

- Bạn chọn những quả cà chua bi chín đỏ, không dập nát, tươi ngon để dành làm mứt cà chua. Cà chua bi rửa sạch vỏ, dùng que nhọn để chọc từng lỗ nhỏ trên cà chua.
Sau đó bạn cho cà chua vào ngâm với nước vôi trong khoảng 10 tiếng hoặc để qua đêm.

- Sau khi đã ngâm cà chua qua đêm, bạn mang cà chua ra rửa sạch vài lần với nước lạnh để loại bỏ mùi vôi. Sau đó cho ra rổ để cho cà chua ráo nước.

- Ướp cà chua với đường cho đến khi đường tan hoàn toàn. Nếu bước này bạn thích ăn mứt cà chua bi ngọt hay nhạt thì bạn gia giảm lượng đường khi làm mứt cà chua bi nhé!

- Cho cà chua và nước đường ngâm cà chua vào một cái xoong dày. Cho sôi lên rồi hạ lửa ở mức thấp nhất sao cho mứt cà chua bi chỉ sôi nhẹ, liu riu thật nhỏ. Thỉnh thoảng, bạn lắc xoong để nước đường ngấm hơn vào các mặt trên của cà chua bi để làm mứt cà chua được ngọt đều.

- Khi nước đường đã cạn, những quả cà chua bi đã thành mứt cà chua bi có độ dẻo, và màu sắc đỏ óng ả thì bạn tắt bếp. Nếu muốn làm mứt cà chua bi được khô hơn, bạn có thể bỏ toàn bộ phần mứt cà chua đã làm vào sấy khô khoảng 5-10 phút ở nhiệt độ 100 độ C là được.

Mứt cà chua bi khi sấy xong, bạn nhớ bỏ vào lọ thủy tinh để bảo quản nhé!

MỨT XOÀI CHUA NGỌT

MỨT XOÀI CHUA NGỌT



Nguyên liệu:
Xoài xanh: 0.5kg
Đường: 250g
Muối để trụng xoài

Cách làm:
- Để làm mứt xoài, bạn nên chọn quả xoài ương ương, không quá non, không quá chín. Xoài đang độ sắp chín sẽ vừa chua chua ngọt ngọt vừa phải, khi làm mứt xoài sẽ rất ngon.
Bạn gọt bỏ vỏ xanh của quả xoài rồi cắt khúc khoảng ngón tay. Rửa lại với nước lạnh.

- Bắc nồi nước sôi pha với khoảng 1 muỗng canh muối hạt luộc xoài độ chừng 1 phút thì vớt ra rửa qua nước lạnh

- Cân xoài và đường cứ 500g xoài thì 200g - 250g đường cát ( tùy theo khẩu vị của gia đình mà cho ít hay nhiều đường vào). Trộn và chờ cho đường tan hoàn toàn.

Cho thêm chút nước cho ngập mặt xoài bắt lên bếp sên mứt với lửa riu riu cho tới khi cạn nước đường. Bạn để lửa thật nhỏ để đun liu riu mứt xoài thôi nhé!

Nếu các bạn thấy nước gần cạn mà xoài vẫn chưa thấm thì tắt bếp, để nguội và sau đó bật lại bếp là sên mứt tiếp. Sên đến khi nào nước đường cạn, sền sệt thì bạn bắc chảo ra nhé!

- Cho mứt xoài vừa sên lên vỉ chờ nguội và ráo. Khi này mứt không còn màu trắng nhạt của xoài nữa mà thay vào đó là màu vàng nhạt và trong. Nếu muốn mứt khô hơn, bạn có thể cho mứt xoài vào sấy ở nhiệt độ nhẹ.

Để bảo quản mứt xoài thật tốt, bạn lăn miếng mứt xoài dẻo qua đường cát rồi dùng giấy nilon thực phẩm, gói các miếng mứt xoài lại như gói kẹo nhé!
Với cách bảo quản này, bạn hoàn toàn có thể làm mứt sớm hơn hẳn 1 tháng để chờ đón Tết đấy! Từng miếng mứt xoài được gói thật đẹp như thế này, khách của gia đình bạn sẽ bất ngờ lắm đấy!

MỨT ĐẬU ĐỎ

MỨT ĐẬU ĐỎ



Nguyên liệu:

- 200gr đậu đỏ mua loại đậu to và không bị lép
- 250gr đường
- 1 chút xíu muối; vanilla nếu thích
- 1/2 muỗng cà phê bột baking soda

Thực hiện:

Bước 1: Đậu đỏ ngâm với nước ấm qua đêm. Sau đó đổ hạt đậu ra rổ xả qua nước lạnh vài lần cho sạch.

Bước 2: Nấu 1 nồi nước có chút muối và baking soda, khi nước sôi, sau đó cho đậu vào luộc chín với lửa vừa. Khi đậu chín mềm bạn đổ đậu ra rổ xả qua nước lạnh.

Bước 3: Cho vào nồi 100gr đường, 200ml nước, đậu đỏ, bắc lên bếp nấu lửa hơi thấp cho nước đường thấm từ từ vào đậu. Nấu cho tới khi nước cạn thì tắt bếp. Lúc này đậu đỏ mềm - mọng căng tròn rất đẹp.

Bước 4: Cho đậu, 150gr đường vào chảo không dính, đảo nhẹ cho đường tan. Sau đó cho lên bếp sên với lửa nhỏ. Trong thời gian sên cứ thỉnh thoảng trộn nhẹ và cứ thế sên cho đến khi đường kết tinh bám quanh sen và khô ráo là tắt bếp.

Bước 5: Đổ mứt đậu đỏ ra khay hóng mát cho khô ráo và mau nguội.

Đậu nguội thì cho vào hũ thủy tinh, đậy nắp, bảo quản nơi mát mẻ.

Với cách làm này bạn yên tâm sẽ có mứt đậu đỏ mọng tròn bùi - mềm rất ngon. Mứt đậu đỏ cho ra dĩa, pha thêm ấm trà mời khách trong ngày đầu năm thật tuyệt.

MỨT ME NGÀO ĐƯỜNG

MỨT ME NGÀO ĐƯỜNG



Nguyên liệu:

- Me: 1kg
- Đường: 800gr
- Nước: 500ml
- Vừng trắng: 100gr
- Gừng: 1 mẩu nhỏ
Bước 1: Me đem rửa sạch vỏ, cho vào nồi, đổ nước ngang bằng mặt me. Đặt nồi me lên bếp, đun cho nước nóng già thì nhấc nồi me xuống, chắt bỏ nước.
Bước 2: Trong lúc luộc me thì cho vừng vào chảo, rang chín vừng.
Bước 3: Bóc bỏ vỏ me, lấy phần ruột me cho vào chảo. Thêm 1 chút nước (khoảng 500ml) rồi đặt chảo me lên bếp, vừa đun vừa quấy để thịt me tan ra.
Bước 4: Khi thịt me đã tan hết thì cho đường vào chảo me. Đun nhỏ lửa, thi thoảng quấy đều
Bước 5: Dùng thìa quấy đều để me không bị khê ở đáy chảo. Khi me và đường sánh đặc, keo lại dính chặt vào chảo thì rắc gừng băm nhỏ vào.
Bước 6: Tiếp tục rắc đến vừng rang chín, đảo đều me trong vòng 5-7 phút nữa rồi tắt bếp.

Để cho mứt me ngào đường thật nguội, cho vào lọ thủy tinh.
Hoặc gói từng chút mứt vào giấy bóng kính thành những viên kẹo me. Với cách làm mứt me ngào đường như thế này, đảm bảo sản phẩm ngon mê.

MỨT CHUỐI GỪNG

MỨT CHUỐI GỪNG



Làm mứt chuối gừng lạ miệng
Nguyên liệu

- 1 kg chuối khô

- 500g đường trắng

- 1 quả chanh

- 100g đậu phộng

- 200g gừng

Cách làm

Bước 1: Chuối khô đem xắt chỉ. Gừng cạo sạch vỏ đem ngâm nước hòa với chanh trong khoảng 15 phút để gừng không bị thâm. Sau đó, vớt gừng ra, rửa lại bằng nước lạnh, thái xắt chỉ. Cho gừng lên bếp luộc khoảng 7-10 phút để gừng bớt cay. Vớt gừng ra, để ráo nước.

Bước 2: Cho chuối xắt chỉ vào chảo rộng, cho đường vào đun trên lửa nhỏ. Đảo đều cho chuối dính đường đến khi chuối khô hẳn.

Bước 3: Đậu phộng đem rang, xoa để bỏ hết vỏ đi. Sau đó, cho gừng và đậu phộng vào trộn đều với chuối vừa xào khô được.

Bước 4: Cho mứt ra mâm, dùng chai sành đã được bôi dầu ăn, cán cho mứt dính và trải đều thành phên. Cắt mứt thành miếng nhỏ bằng 2-3 đầu ngón tay. Có thể ăn luôn hoặc bọc bằng túi ni lông để dùng dần.

Ba cách làm mứt chuối không cầu kỳ mà lại được các món mứt vừa thơm ngon, bổ dưỡng lại vừa lạ miệng, chắc chắn sẽ tăng thêm không khí ấm cúng gia đình vào dịp Tết này.

MỨT CHÙM RUỘT

MỨT CHÙM RUỘT



Nguyên liệu:

1kg chùm ruột
700g đường cát

Các bước thực hiện:

Chỉ cần cho chùm ruột tươi vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 2 ngày cho nó đông cứng lại, sau đó đem ra ngoài rã đông là tự nhiên trái chùm ruột nó mềm xèo. Sau đó chỉ cần đem vắt cho nó ra bớt nước chua là xong, bắt đầu làm được rồi.

Tuy nhiên chúng ta nên vắt kỹ một tý kẻo sau này mứt dễ bị nhão.

Tiếp theo là cho đường vào, 1 kg chùm ruột cho vào khoảng 700g đường là vừa ăn, trộn đều lên rồi đem ra nắng phơi cho đường tan hết.

Trùm lại cho vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Sau khi thấy đường tan hết rồi thì cho hết lên chảo, sên đều tay.

Đậy nắp lại để cho có màu, nhớ canh chừng lửa để tránh cháy khét.

Mở vung kiểm tra, thấy màu hơi đậm và nước cạn thì nhắc xuống. Cho ra mâm phơi 1 buổi là được.

Vậy là đã có mứt chùm ruột nhâm nhi, đãi khách trong mấy ngày Tết.

MỨT RAU CÂU

MỨT RAU CÂU



Nguyên liệu:

- 1 gói bột rau câu 25g
- 1 lít nước lọc
- 3/4 bát con đường cát trắng
- Vài giọt tinh dầu hoa bưởi
- Vài giọt màu thực phẩm.

Cách làm:

Bước 1:
- Đổ bột rau câu vào nồi có chứa 1 lít nước.

Bước 2:
- Dùng muôi hòa tan rau câu với nước, để yên khoảng 30 phút trước khi đun.

Bước 3:
- Đặt nồi lên bếp, đun sôi lửa nhỏ đến khi bột rau câu tan hoàn toàn thì cho đường vào đun cùng, đun lửa nhỏ đến khi đường tan, bạn nhớ hớt bỏ bọt rau câu.

- Cho vào vài giọt tinh dầu hoa bưởi vào nồi rau câu, tắt bếp.

Bước 4:
- Đổ rau câu vào từng khuôn, mỗi khuôn nhỏ một vài giọt màu thực phẩm.

Bước 5:
- Dùng muôi trộn đều cho màu tan hoàn toàn. Để nguội cho vào tủ lạnh 3-4 tiếng đến khi rau câu đông cứng lại.

Bước 6:
- Rau câu sau khi đông, úp ngược ra thớt, dùng dao hình gợn sóng, cắt thành từng từng thỏi dài tầm 6cm, chiều ngang 1,5cm, dày 1cm.

Bước 7:
- Làm lần lượt đến hết rau câu. Bạn không nên cắt nhỏ quá vì khi sấy mứt sẽ nhỏ lại.

Bước 8:
- Xếp từng mẻ rau câu vào khay. Có hai cách sấy, bạn có thể đem khay mứt phơi từ 2-3 nắng lớn (khi phơi bạn nhớ phủ vải lưới mỏng để không bị ruồi muỗi). Hoặc có thể cho vào lò nướng, không đóng cửa lò nướng, sấy ở nhiệt độ 60 độ C đến khi rau câu khô hẳn.

Bước 9:
- Xếp từng thỏi mứt vào lọ thủy tinh sạch, dùng dần.

MỨT XOÀI DẺO

MỨT XOÀI DẺO



NGUYÊN LIỆU LÀM MỨT XOÀI:

- Xoài xanh chua

- Đường cát

- Phèn chua

- Nước vôi trong

CÁCH LÀM MỨT XOÀI:

Bước 1: xoài xanh rửa sạch, gọt vỏ, xắt miếng vừa.

Bước 2: Đem ngâm xoài xanh với nước vôi trong trong khoảng 4-6h rồi vớt ra, xả lại dưới vòi nước lạnh vài lần cho hết mùi vôi.

Bước 3: Chuẩn bị nồi nước khoảng 2 lít nước và 1 thìa ăn cơm phèn chua, cho phèn vào nước cho tan hết rồi đem đun sôi.

Bước 4: nước sôi trút xoài vào trần qua trong khoảng 1 phút, đổ ra rá sạch và xả lại vài lần dưới vòi nước để hết nước phèn.

Bước 5: Xoài để ráo, đem ướp với đường theo tỉ lệ: 1kg xoài- 600gr đường, cho đến khi đường tan hết.

Bước 6: Đường tan đem sên với mức lửa nhỏ, thi thoảng đảo xoài để xoài được trong đều.

Bước 7: Miếng xoài trong, nước đường cô lại thì tắt bếp. Nếu thích ăn ướt thì sấy xoài trong tủ lạnh, hoặc muốn xoài khô hơn thì đem sấy trong lò ở nhiệt độ 100oC trong vòng 40-60 phút.

Yêu cầu thành phẩm:

Mứt xoài dẻo đạt yêu cầu phải có màu trong hấp dẫn, dai dai, dẻo dẻo, chua chua, ngọt ngọt thơm phức.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món mứt xoài dẻo này nhé!


Cách Làm MỨT XOÀI Ngon Tuyệt Vời Ngày Tết - Mứt xoài dẻo đạt yêu cầu phải có màu trong hấp dẫn, dai dai, dẻo dẻo, chua chua, ngọt ngọt thơm phức.

MỨT DỪA NGŨ SẮC

MỨT DỪA NGŨ SẮC



Nguyên liệu:

- Cùi dừa: 1kg
- Đường: 500 gr
- Lá nếp: 50g
- Bắp cải tím: 150g
- Cà rốt: 300g
- Gấc: 100g ruột gấc cả hạt
- Bột cacao: 1 thìa cà phê
- Vani

Thực hiện:

Bước 1: Dừa đem gọt bỏ phần vỏ nâu bên ngoài, dùng dao cắt đôi quả dừa. Dùng nạo, nạo theo vòng tròn của quả dừa để được những sợi dừa dài và mỏng.

Sau đó đem rửa vài lần nước để dừa sạch dầu (rửa đến khi nước rửa dừa không còn bị đục nữa).

Bước 2: Gấc đem bổ đôi, dùng thìa nạo lấy phần thịt gấc. Đem thịt gấc bóp cùng 1 thìa ăn cơm rượu, nặn bỏ hạt. Hòa thêm vào bát thịt gấc 1 bát con nước rồi lọc lấy nước gấc qua 1 cái rây.

Bước 3: Cà rốt, bắp cải tím, lá nếp đem rửa sạch rồi thái nhỏ từng loại. Cho từng loại vào máy xay sinh tố, thêm 1 bát nhỏ nước rồi xay nhuyễn.

Lọc bỏ bã của từng loại qua 1 cái rây, lấy phần nước cốt đựng riêng ra từng bát to.

Bước 4: Chia dừa thành 5 phần, cho từng phần vào các bát nước rau củ đã chuẩn bị ở bước 2 và 3 để ướp trong khoảng 4-5 tiếng cho dừa ngấm màu của nước rau củ.

Bước 5: Thường thì sẽ ngâm đường với dừa cho đến khi đường tan thì mới cho dừa và nước đường lên bếp sên. Ở đây mình bỏ qua công đoạn ướp đường. Mình dùng 100gr đường cho 200gr cùi dừa và cho đường thẳng vào chảo, thêm nước rau củ vừa ướp dừa, đun cho đến khi đường tan thì cho dừa vào sên. Lúc đầu để ở mức lửa trung bình, khi nước đường sôi thì hớt bọt nếu có, thỉnh thoảng dùng đũa đảo đều.

Bước 6: Khi nước đường cạn chỉ còn sền sệt thì hạ lửa nhỏ liu riu, lúc này dùng đũa đảo đều liên tục để đường kết tinh bám đều vào dừa. Nếu muốn mứt thơm hơn thì nhỏ vào chảo vài giọt vani rồi tắt bếp. Tiếp tục đảo đều trong khoảng 1 phút nữa. Sau đó rải mứt ra 1 cái mâm, khi mứt nguội thì cất vào lọ kín để bảo quản.

Với mứt dừa vị cacao thì không cần ướp trước mà có thể dùng cùi dừa trắng để sên cho đến khi đường chỉ còn cạn sền sệt thì rắc bột cacao vào rồi làm giống như ở bước 6.
Nếu muốn tận dụng đường thì có thể dồn hết chỗ đường thừa không bám hết vào dừa ở các lần sên với nhau. Thêm vào một ít nước, đun cho đường tan rồi cho dừa vào và sên như trên. Với sự tận dụng này chúng ta sẽ thu được sản phẩm mứt dừa có màu nâu như hình.

Chúc bạn thành công với món mứt dừa ngũ sắc thật hấp dẫn này!

MỨT CAFE

MỨT CAFE



Khởi đầu ngày mới bằng hương thơm quyến rũ của cafe thật quá tuyệt đúng hem?

Chuẩn bị những nguyên liệu sau:

- 200gr kem tươi

- 220ml sữa tươi (không đường)

- 80gr đường

- 25gr bột cafe nguyên chất

Bước 1:

- Đun sôi sữa với kem tươi và đường. Sau đó, cho bột cafe vào và hạ nhỏ lửa.

Bước 2:

- Khuấy đều cho bột cafe tan ra hoàn toàn này.

Bước 3:

- Cứ đun nhỏ lửa như vậy khoảng 30' thì hỗn hợp sẽ bắt đầu đặc lại như thế này.

Bước 4:

- Tắt bếp và để cho mứt nguội hoàn toàn nhé!.

Bước 5:

- Cuối cùng, bọn mình chỉ việc cho mứt vào lọ, đậy kín lại là xong!

MỨT DỨA

MỨT DỨA




Chuẩn bị những nguyên liệu sau:

- 3 trái dứa (thơm)

- Đường

- 10gr vôi tôi

- 10gr phèn chua

- 30gr muối

- Khuôn nướng, giấy bạc

Bước 1:

- Đầu tiên, hòa 10gr vôi tôi với 2 lít nước rồi để lắng và gạn lấy nước vôi trong.

Bước 2:

- Tiếp theo, gọt vỏ và cắt bỏ các mắt dứa nhé!

- Rồi cắt dứa thành từng khoanh dày khoảng 1,5cm nhé! Nếu thích ăn miếng nhỏ thì các bạn có thể cắt đôi miếng dứa ra, nhưng nếu để nguyên lát thế này thì khi sên xong mứt dứa của chúng mình có hình bông hoa rất đẹp đó!

Bước 3:

- Hòa 30gr muối với 2 lít nước rồi cho các lát dứa vào ngâm khoảng 15 phút.

- Sau đó, rửa dứa lại dứa bằng nước lạnh.

Các bạn nhớ rửa nhẹ tay thôi kẻo dứa bị nát nghen.

- Tiếp theo, ngâm dứa vào nước vôi trong khoảng 6 tiếng (hoặc ngâm qua đêm cũng được). Khi ngâm xong, chúng mình rửa lại dứa bằng nước sạch.

Bước 4:

- Đun sôi 10gr phèn chua với 2 lít nước. Tiếp đó, tắt bếp rồi cho dứa vào và đậy nắp nồi trong 10 phút. Sau đó, lại rửa lại dứa bằng nước sạch rồi vớt ra để ráo.

Ở bước này các bạn cũng nhớ làm nhẹ tay nhé!

- Giờ thì cân dứa nào, nhớ là phải để dứa thật ráo thì mới cân nhé! Chúng mình sẽ lấy lượng đường bằng ½ trọng lượng dứa. Ví dụ như mình cân được 1kg dứa thì sẽ dùng 500gr đường nghen.
- Xếp dứa vào tô lớn, cứ một lớp dứa rải 1 lớp đường cho tới khi hết đường và dứa nhé! Rồi để khoảng 2-3 tiếng hoặc tới khi đường tan hết.
Bước 5:

- Sau đó, xếp dứa vào chảo, cho cả nước đường vào và bắt đầu sên. Các bạn bật lửa lớn để nước đường sôi rồi mới hạ lửa nhỏ hết cỡ và để bếp như vậy đến khi nước đường cạn.

Các bạn nhớ lật từng miếng dứa thật nhẹ nhàng để dứa ngấm đều đường nhé!

- Khi nào đường cạn và miếng dứa trong hơn ban đầu là được rồi đấy! Nhưng bây giờ các miếng mứt còn hơi ướt.

- Lót giấy bạc (hoặc giấy nến) lên khay rồi xếp mứt lên.

- Sau đó, cho dứa vào lò nướng, sấy khoảng 60 phút ở 100 độ C nhé!

Nếu không có lò nướng thì các ấy có thể đem phơi mứt ngoài nắng cũng được.
Mứt dứa sấy khô thơm lắm nhé!

MỨT KHOAI MÔN

MỨT KHOAI MÔN



Chuẩn bị những nguyên liệu sau:

- Khoai lang

- Khoai tây

- Khoai môn

- Đường

- Gừng

Bước 1:

- Gọt bỏ vỏ khoai trước này. Các bạn chú ý gọt đến đâu thì ngâm luôn khoai vào nước đến đó cho khỏi thâm nhé!

Bước 2:

- Tạo hình cho khoai. Các bạn thái khoai thành từng lát mỏng rồi có thể dùng khuôn hoa hoặc dao để cắt đều được
Bước 3:

- Luộc khoai. Với khoai lang, các bạn cho thêm vài lát gừng vào luộc cùng cho mứt thơm nghen.

- Với khoai tây thì mình cho thêm một chút xíu muối.

- Còn khoai môn thì không cần cho thêm gì cả.

Bước 4:

- Luộc cho khoai chín tới rồi vớt ra để ráo nguội.
Bước 5:

- Ướp khoai với đường này. Cứ 200gr khoai thì mình dùng khoảng 50gr đường nhé!

Bước 6:

- Để khoảng 1 đêm (6 - 8 tiếng) cho đường tan hết này.

Bước 7:

- Sau đó, vớt khoai ra, để ráo nước.

Bước 8:

- Cho khoai vào nồi xào ở lửa thật là nhỏ này.

- Nếu thấy lửa của bếp vẫn quá lớn thì các bạn nên đặt chồng nồi vào một chiếc chảo dày để xào nhé! Chú ý là đảo nhẹ nhàng thôi đó.

Bước 9:

- Khi thấy đáy nồi xuất hiện lớp đường khô trắng thì có nghĩa là mứt được rồi đấy.

- Nếu nhà bạn có lò nướng thì có thể cho mứt vào đặt ở chế độ sấy (khoảng 80 độ C) cũng được.

Cùng xem thành quả nè...

Ngon đẹp chẳng khác gì đi mua nhé!

Bản thân khoai môn đã thơm rồi nên chẳng cần cho thêm gì mà vẫn cứ ngon!
Mứt khoai lang thì thơm thơm mùi gừng hay lắm!

Với mứt khoai tây, các bạn xào cho hơi xém vàng một chút nha!

Ô MAI VỎ CAM

Ô MAI VỎ CAM



Chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- 2 quả cam (lấy vỏ)
- 30g muối
- 30g đường
- 10g cam thảo
- 5g đinh hương (không bắt buộc)

Bước 1:

- Rửa sạch phần vỏ cam rồi bóp nhẹ để vỏ ra hết tinh dầu.
Bước 2:

- Thái vỏ cam thành dạng sợi mỏng, dài.

Bước 3:

- Trộn đều vỏ cam với một chút muối rồi bóp nhẹ khoảng 1'.

Bước 4:

- Rửa sạch vỏ cam.

Bước 5:

- Trộn đều vỏ cam với số muối còn lại rồi để yên trong khoảng 2 tiếng.

Bước 6:

- Đem vỏ cam đi phơi khoảng 1 ngày. Nếu không có nắng, bạn có thể cho vỏ cam vào lò sấy cũng được. Nhiệt độ sấy chỉ vào khoảng 80 - 100 độ thôi nhé!

Bước 7:

- Trộn đều vỏ cam sấy với đường và bột đinh hương rồi để yên cho đến khi đường tan hết thì vớt ra, để ráo nước.

Đinh hương sẽ giúp cho ô mai của chúng ta thơm hơn.
Bước 8:

- Làm nóng nồi đế dày, cho vỏ cam vào rang. Các bạn chú ý để bếp thật nhỏ. Bởi khi để lửa lớn quá, vỏ cam sẽ bị cháy.

- Chúng ta cần rang cho đến khi miếng vỏ cam không còn ướt nữa là được.
Bước 9:

- Cuối cùng, các bạn trộn đều ô mai vỏ cam với cam thảo.

Vậy là ô mai vỏ cam mặn ngọt đã hoàn thành rồi!

Ô mai sẽ hơi dẻo dẻo, có vị mặn ngọt xen lẫn nên ngon lắm!

MỨT GỪNG DẺO

MỨT GỪNG DẺO



Nguyên liệu:

- Gừng non: 300gr

- Dứa: 1 quả nhỏ hoặc 150gr

- Đường: 200gr

- Phèn chua: 5gr

- Chanh: 2 quả.

Thực hiện:

- Dứa gọt vỏ, cắt bỏ mắt và xắt hạt lựu hoặc xay nhuyễn tùy sở thích.

- Gừng rửa sạch, cạo vỏ, thái chỉ.

- Pha vào nước sạch nước cốt 1 quả chanh và ngâm gừng trong khoảng 15 phút để gừng không bị thâm. Sau đó vớt ra rửa sạch.

- Đun sôi 2 lít nước với 5gr phèn chua để chần qua gừng. Cho gừng vào trần với nước trong khoảng vài phút, sau đó vớt ra xả sạch với nước lạnh vài lần cho hết phèn.

- Trộn gừng với nước cốt của 1 quả chanh còn lại, thêm dứa xắt hạt lựu và đường vào, trộn đều và để qua đêm hoặc cho đến khi đường tan hết.

- Khi đường tan hết thì đem sên gừng ở lửa nhỏ cho đến khi gừng dẻo, trong, ăn có vị chua ngọt thanh thì tắt bếp. Để mứt dừng dẻo nguội cho vào lọ thủy tinh và cất tủ lạnh. Có thể ăn kèm với lạc rang (đậu phộng) giã nhỏ nếu thích.

Mứt gừng dẻo đạt yêu cầu là khi ăn, thấy gừng dẻo, trong, có vị chua ngọt thanh phảng phất mùi dứa, thơm thơm mùi gừng là được.

MỨT QUẤT DẺO

MỨT QUẤT DẺO



Nguyên liệu:

- Quất: 1kg; đường: 500gr; mật ong: 100gr; vôi: 30gr; phèn chua: 1 thìa ăn phở; muối

Thực hiện:

- Quất chọn quả to đều, đã già quả (nếu dùng quất đã chín vàng sẽ cho ra màu mứt đẹp hơn, mình không mua được quất chín nên làm quất già). Đem quất rửa sạch rồi ngâm quất vào bát nước muối pha loãng khoảng 30 phút, sau đó rửa lại với nước sạch 1 lần nữa, để ráo.

- Dùng dao khứa đều quanh quả quất thành 4-5 hoặc 6 múi tùy quả to hay nhỏ.

- Dùng tay bóp bẹp quả quất, ấn nhẹ ở các múi quất để ép hạt và nước quất chảy ra. Nhớ dùng 1 chiếc bát to để đựng nước và hạt quất.

- Hòa 30gr vôi với khoảng 1,5 lít nước, để cho nước vôi lắng cặn thì gạn lấy phần nước vôi trong bên trên. Thả quất vào nước vôi trong ngâm khoảng 4- 5 tiếng. Sau đó vớt quất ra, rửa lại với nước sạch vài lần để loại bỏ mùi vôi.

- Đun sôi phèn chua với 1 lít nước, cho quất vào chần nhanh trong khoảng 2 phút. Sau đó vớt quất ra và rửa lại 1 lần nữa với nước sạch (vừa rửa vừa bóp bẹp quả quất cho ra hết nước).

- Ướp đều quất với đường và mật ong trong 1 cái nồi, để ngâm khoảng 30 phút. Phần nước quất ép ra ở bước 3 thì đem lọc bỏ hạt, lấy phần nước quất đổ vào nồi quất.

- Cho nồi quất lên bếp, đun sôi rồi hạ lửa ở mức nhỏ. Thi thoảng cầm quai nồi nghiêng qua nghiêng lại cho đường chảy tràn lên mặt quất (không đảo quất vì sẽ làm quất bị nát). Khi nước rim quất cạn, những quả quất chuyển màu vàng trong óng ả thì tắt bếp.

- Gắp từng miếng mứt quất xếp lên giá, bên dưới có đặt khay hứng nước đường chảy từ mứt quất xuống. Đem mứt đi hong nắng cho đến lớp đường bao quanh mứt khô lại. Hoặc cho mứt vào hong trong tủ lạnh hoặc sấy bằng lò nướng với nhiệt độ khoảng 100 độ C cho đến khi mứt khô.

Khi mứt quất đã khô hẳn thì cho mứt vào lọ thủy tinh để bảo quản và dùng dần.

MỨT CÀ RỐT DẺO VIÊN TRÒN

MỨT CÀ RỐT DẺO VIÊN TRÒN



Nguyên liệu:

- 4 củ cà rốt khoảng 600gr; 130-160gr đường (tùy vào khẩu vị mỗi người); 1 trái cam; 1 muỗng canh siro đơn giản (đường đun lên với nước) hoặc đường làm bánh trung thu; 1 muỗng canh mật ong; 100gr dừa khô bào nhỏ

Thực hiện:

- Cà rốt gọt bỏ vỏ, bào sợi ngắn nhỏ. Cam bào lấy vỏ. Dừa khô để riêng trong 1 cái chén.

- Đường, cà rốt, si rô cho hết vào chảo hay nồi, trộn đều.

- Bắc lên bếp sên lửa vừa. Khi nước đường sôi 10 phút, bạn cần phải hạ lửa nhỏ và thỉnh thoảng đảo cà rốt.

- Sên như thế cho đến khi nước đường sánh lại, bạn hãy cho mật ong, vỏ cam vào tiếp tục sên cho đường kẹo lại thật sánh là tắt bếp.

- Chờ mứt cà rốt nguội bớt (chỉ còn ấm ấm là được). Bạn dùng nĩa vít 1 ít cho vào chén dừa khô lăn sơ rồi vo tròn (kẹo này bạn phải làm như thế mới không dính tay).

- Chờ mứt cà rốt nguội bạn hãy cho vào hũ bảo quản nơi thoáng mát. Mứt cà rốt có vị dẻo - dai, vị thơm ngon hoàn hảo.

MỨT DỪA NON


MỨT DỪA NON


Nguyên liệu:

- Cùi dừa non: 1kg
- Đường: 500gr
- Sữa tươi (hoặc sữa đặc): 1 túi 200gr
- Bột trà xanh: 2 thìa cà phê
- Bột cacao: 2 thìa cà phê

Thực hiện:

Mứt dừa non ăn rất ngon vì mứt khá dẻo và dai chứ không bị cứng cứng như mứt dừa làm từ dừa bánh tẻ. Nhưng để làm ra được 1kg mứt dừa non sẽ tốn khá nhiều quả dừa non vì mứt dừa non này mình làm hoàn toàn bằng loại dừa lấy nước uống nên phần cơm dừa không được nhiều. Các bạn có thể mua loại dừa non này ở những hàng bán dừa non, nhưng nên nói người bán chọn cho những quả có phần cơm dừa hơi dầy một chút.

Tốt nhất là các bạn nên mua lại những quả dừa đã được người ta bán hết phần nước cho khách, như thế sẽ vừa rẻ mà lại không bị lãng phí phần nước dừa vì không thể tiêu thụ hết một lúc. Hoặc trong những ngày nắng nóng, các bạn mua dừa non về uống hết nước. Sau đó các bạn hãy tách lấy phần cùi non rồi cho vào túi bóng zip (hoặc hộp), cất vào ngăn đá tủ lạnh.

Các bạn cứ góp dần như thế cho đến khi được nhiều nhiều một chút, đủ để làm một mẻ mứt. Lúc này các bạn chỉ cần bỏ cùi dừa non ra khỏi tủ lạnh, rã đông rồi làm. Với mẻ mứt dừa non này là mình cũng làm từ cùi dừa non được cấp đông từ lâu.

Bước 1: Dùng dao chặt quả dừa làm 4, lấy 1 chiếc thìa (loại thìa cứng một chút) cạy lấy phần cùi non (vì là dừa non nên khó để nạo được những sợi dừa thật dài và mỏng như dừa bánh tẻ nên không cần phải tách cùi dừa còn nguyên hình dạng như với dừa bánh tẻ).

Bước 2: Gọt bỏ phần vỏ nâu bên ngoài, thái dừa thành miếng hoặc những sợi nhỏ dài cỡ cái đũa ăn cơm (nếu thái thành miếng thì thời gian sên mứt sẽ lâu hơn một chút).

MỨT KHOAI LANG



Nguyên liệu:

- Khoai lang
- Đường
- Nước vôi trong
- Vani

Thực hiện:

Bước 1: Khoai lang gọt bỏ vỏ, rửa sạch, đem thái miếng.
Bước 2: Dùng 50g vôi ngâm vào nước, để cho lắng cặn rồi gạn lấy phần nước trong. Cho khoai vào nước vôi trong ngâm trong khoảng 3 tiếng. Ngâm xong vớt ra xả với nước sạch vài lần để loại bỏ mùi vôi.

Bước 3: Cân khoai và đường, cứ 1kg khoai thì dùng khoảng 500g đường. Ướp khoai với đường cho đến khi đường tan hoàn toàn (khoảng 5 tiếng). Thỉnh thoảng lại đảo đều để đường ngấm đều vào khoai.
Bước 4: Cho khoai và nước đường vào chảo, đun nhỏ lửa, thi thoảng đảo đều. Khi nước đường trong chảo cạn gần hết thì vặn lửa nhỏ liu riu, dùng đũa đảo đều liên tục.
Bước 5: Khi đường kết tinh bám trắng vào khoai, từng miếng khoai tách rời nhau thì tắt bếp. Cho vào chảo mứt khoai vài giọt vani, dùng đũa đảo đều trong khoảng 1 phút nữa là được.
- Cho mứt ra mâm hoặc khay rộng, đợi cho mứt nguội hẳn thì cất mứt khoai vào lọ kín để bảo quản.

MỨT KHOAI TÂY



- Khoai tây

- Đường trắng

- Nước vôi trong

- Muối

- Vani

CÁCH LÀM MỨT KHOAI TÂY:
Bước 1: Khoai tây gọt bỏ vỏ, cắt miếng tròn dầy khoảng 0,6 – 0,8 cm. Cắt đến đâu thì ngâm ngay vào bát nước đến đó. Ngâm khoảng 20 phút để khoai khỏi thâm.

Bước 2: Dùng khoảng 20g vôi đem hòa với nước, để lắng cặn rồi gạn lấy phần nước vôi trong. Cho khoai vào bát nước vôi sao cho lượng nước ngập mặt khoai, ngâm trong khoảng 2 – 2,5 tiếng (không ngâm quá lâu khoai sẽ bị quá cứng, còn ngâm ít thời gian thì khoai dễ bị bể nát khi sên). Sau đó vớt ra xả lại vài lần với nước lã cho khoai hết mùi vôi.

Bước 3: Đun sôi một nồi nước, cho khoai vào luộc trong khoảng 5 phút rồi vớt ra để ráo.

Bước 4: Cân khoai và đường theo tỉ lệ 1kg khoai với 500 gr đường. Ướp khoai với đường trong khoảng 3 – 4 tiếng, thi thoảng bạn dùng đũa đảo đều cho khoai ngấm đường.

Bước 5: Sau khi ướp cho cả khoai và nước đường vào chảo đun trên bếp với lửa to. Đường sôi thì vặn lửa nhỏ, thi thoảng lại dùng đũa đảo đều để khoai ngấm đường.

Bước 6: Khi đường cạn và bắt đầu có hiện tượng keo lại thì dùng đũa đảo đều liên tục nhưng phải nhẹ nhàng không sẽ làm vỡ các miếng khoai.

MỨT DỨA DẺO VIÊN TRÒN!




Nguyên liệu:

- 1 trái dứa chín (trái thơm)

- 200gr đường

-2 muỗng canh mật ong hay Glucose syrup

- 1 quả chanh vắt nước

- 1/3 muỗng cà phê muối
Thực hiện:

- Dứa gọt bỏ vỏ và mắt. Băm nhỏ dứa, bỏ bớt nước. Cho dứa, muối, đường vào nồi hoặc chảo không dính trộn đều.

- Để khoảng 1 tiếng cho đường tan. Bắc chảo dứa lên bếp sên với lửa trung bình 10 phút.

- Sau đó hạ lửa nhỏ tiếp tục sên cho đến khi mứt bắt đầu kết dính thì bạn cho nước cốt chanh, mật ong vào sên thêm 10-15 phút nữa là mứt sánh lại thì tắt bếp. Để mứt hơi nguội thì vo viên mứt tròn nhỏ, lăn qua tô đường trắng là xong.
Mặc dù cách làm mứt dứa dẻo khá đơn giản, nhưng bảo đảm bạn sẽ rất hài lòng với vị dẻo

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

Phong tục đón Giáng sinh của các nước

 Ý:


Bữa tối 24/12 của người Italy thường là một mâm tiệc thịnh soạn bao gồm một món ăn với cá chình nướng, đĩa rau truyền thống gọi là cardoni, bánh pastry với kem pho mát. Những ngọn nến được thắp sáng lung linh, trẻ em sẽ đứng lên kể những câu chuyện về ngày lễ và sự ra đời của ''em bé thần thánh''.

Các món quà thường được trao tặng sau lễ Mixa lúc nửa đêm. Theo tục lệ truyền thống, không phải ông già mà là bà già Noel tên Strega Buffana sẽ đến thăm trẻ em.

Áo

Từ ngày 6/12, ông già Noel của Áo đã đi phát kẹo, hạt dẻ và táo cho trẻ em. Còn đến ngày 24/12, một nhân vật tí hon có cánh tên là Kristkindl mang quà và cây thông Noel tới. Bọn trẻ sẽ chờ đợi tới khi nào nghe tiếng chuông leng keng mới được mở cửa bước vào phòng, nơi có cây thông Noel được trang trí những ngọn nến và kẹo mứt đang chờ đón.

Mexico

Hầu hết gia đình tham gia buổi lễ Mixa trong đêm Noel. Trẻ con thì mong đợi những món quà mà thánh "El Ni-o Dios" để trong giày của chúng vào ngày 6/1. Thay vì trang trí cây thông Noel, người Mexico dùng cây trạng nguyên để trang trí nhà.

Vào những ngày lễ này, nụ cười luôn nở trên môi người dân Mexico cùng với tiếng nhạc sôi động, những điệu nhảy và nhiều trò chơi. Người lớn và trẻ em cùng hoá trang thành những nhân vật trong câu chuyện đêm Giáng sinh, diễu hành diễn tả lại cảnh Thánh Giêsu và Đức Mẹ đi tìm nơi trú chân tại Bethlehem. Đoàn diễu hành tiến đến ngôi nhà được chọn trong đêm đó, những người hành hương hỏi xin một chỗ nghỉ rồi bắt đầu buổi lễ với nhạc và thưởng thức món ăn.

Đan Mạch

Vào ngày lễ Giáng sinh, khi bọn trẻ lần đầu tiên thấy cây Noel của chúng đã được trang hoàng cùng với quà bánh, đồ chơi thì cả gia đình sẽ cùng nắm tay nhau và nhảy múa hát hò chung quanh cây Noel, hát vang thánh ca và những bài nhạc Giáng sinh với lá cờ Tổ quốc.

Liên Bang Nga

Đối với những người theo chính thống giáo Nga, nhiều nước Đông Âu và ở đất thánh Jerusalem, Giáng sinh rơi vào ngày 7/1 bởi họ dùng lịch cũ. Với nhiều người Nga, lý do chính để ăn mừng Giáng sinh vì đây là dịp để nghỉ ngơi, người lao động có tới 10 ngày nghỉ. Vào ngày lễ này, trẻ em ngoan sẽ được tặng đồ chơi, kẹo, trái cây, đồng thời những đứa trẻ chưa ngoan sẽ bị phạt.

Ireland

Người Ireland thắp nến trên cửa sổ để mời các vị Thánh hoặc những người qua đường mệt mỏi đang tìm nơi dừng chân vào trong nhà của họ trong ngày lễ Noel. Theo truyền thống, bất cứ người qua đường nào đã dừng chân tại một ngôi nhà có thắp nến trên cửa sổ đều được chủ nhà mời ăn tối và một chỗ để nghỉ đêm.

Một ngày sau ngày lễ Giáng sinh, cũng là ngày quốc lễ của Ireland, các chàng trai trẻ, được coi là các con chim hồng tước đi từ nhà này sang nhà khác, ca hát và mang theo một chiếc gậy dài có gắn cây nhựa ruồi. Cây nhựa ruồi được coi là nơi trú ẩn của chim hồng tước, biểu tượng của Thánh Stephen.

Ba Lan

Là một đất nước theo Thiên chúa giáo, người Ba Lan luôn chờ cho đến khi ngôi sao đầu tiên phát sáng trên bầu trời ngày Giáng sinh. Ai nhìn thấy nó đầu tiên có thể ngồi vào bàn và bắt đầu bữa tối. Bữa ăn này thường có đến 12 món, tượng trưng cho 12 tháng trong năm và thường bắt đầu với món súp củ cải đỏ hoặc rau bắp cải, sau đó là cá hoặc gà tây.

Gia đình người Ba Lan thường mời khách đến dự bữa ăn đêm Giáng sinh. Số lượng đĩa dọn ra bàn phải luôn là số lẻ 5, 7 hay 9… và số người tham gia phải luôn bằng số đĩa được dọn trên bàn. Chủ nhà sẽ bẻ chiếc bánh oplatek, là chiếc bánh quế mỏng có in quang cảnh Chúa ra đời chia cho tất cả mọi người trên bàn ăn.

Vương Quốc Anh
Giáng sinh là ngày bọn trẻ mong đợi nhất trong năm. Đây là dịp để người thân trong gia đình tụ họp, tặng quà cho nhau, và cùng thưởng thức món gà tây hấp dẫn. Giáng sinh diễn ra trong ba ngày: Christmas Eve (24/12), Christmas Day (25/12) và Boxing Day (26/12), trong đó, người ta không ăn lễ nửa đêm ngày 24 mà vào chiều 25/12.

Ðối với người Anh, lễ sáng 25 mới là buổi lễ quan trọng. Các thành viên gia đình gặp gỡ, tặng quà, chúc mừng nhau và có buổi ăn quây quần với nhau. Những chiếc bánh pudding được dùng làm thức ăn bên cạnh những vật trang trí với hy vọng sẽ mang lại may mắn cho mọi người.

Phần Lan

Người dân ở đất nước Phần Lan có tục lệ đi tắm hơi trước khi ông già Noel đến. Trong đêm Noel, mọi thành viên trong gia đình quây quần bên bữa tối với các món ăn truyền thống gồm có thịt heo bỏ lò, khoai tây nghiền, cá hồi, cháo đặc và gà tây. “Joulupukki”, ông già Noel Phần Lan, luôn ghé thăm mọi nhà bằng cửa chính.

Vào dịp này, hầu hết mọi người đều đến nhà thờ, sau đó đi thăm mộ những người thân trong gia đình để tưởng nhớ những người đã khuất.

Bồ Đào Nha

Trong suốt lễ Cosoda – một bữa ăn truyền thống vào sáng ngày Giáng sinh, người Bồ Đào Nha sẽ đặt thêm ghế vào bàn ăn để linh hồn những người đã khuất có thể cùng đón năm mới chung với gia đình.

Belarus

Người dân Belarus có tục lệ khá lạ lùng là đặt một đống hạt ngô dưới chân những cô gái chưa chồng và trước một con gà trống. Gà mổ vào đống ngô ở chân ai thì họ sẽ kết hôn trong năm tới.

Ukraine

Một phụ nữ góa bụa than vãn rằng bà không đủ tiền để trang trí cây Giáng sinh, những con nhện đã chăng mạng thật đẹp lên quanh cái cây. Một số còn tin rằng việc trang trí cây thông dịp Noel bằng các loại dây kim tuyến có nguồn gốc từ câu chuyện này.

Thụy Điển

Người tìm ra được quả hạnh bên trong chiếc bánh Ris à la Malta (một loại pudding gạo) sẽ có cơ hội kết hôn trong năm tới.

Cộng hòa Czech

Phụ nữ độc thân có thể kiểm tra khả năng kết hôn của mình trong năm mới bằng cách vứt một chiếc giày qua vai mình. Nếu mũi giày chỉ về phía cửa, cô gái đó nhiều khả năng sẽ lập gia đình.

Venezuela

Gia đình và những người yêu nhau thường dành ra các buổi sáng trong tuần trước đêm Giáng sinh để trượt patin tới nhà thờ. Nhiều đoạn đường cũng được chặn lại để đảm bảo cho người dân Venezuela có chuyến đi an toàn.

Tây Ban Nha

 Trước Giáng sinh, người dân tại Catalonia sẽ trang trí một khúc gỗ nhỏ như một nhân vật hoạt hình với chiếc mũ xinh xắn và miệng cười thật tươi. “Khúc gỗ” sinh động này xuất hiện trong mỗi gia đình vào khoảng hai tuần trước lễ Giáng sinh và được chăm sóc một cách đặc biệt với khẩu phần ăn hàng ngày, gồm bánh kẹo và hoa quả. Vào đêm Giáng sinh, các thành viên trong gia đình sẽ dùng chiếc gậy đánh vào nhân vật bằng gỗ này và cùng nhau ngân nga bài hát mừng Giáng sinh truyền thống.


Ấn Độ

 Chỉ có một phần nhỏ dân số theo đạo Kito và họ đón Giáng sinh theo cách riêng. Thay vì trang trí cây thông Noel rực rỡ như nhiều nước khác trên thế giới thì ở đây, họ lại trang trí trên cây chuối.

Latvia

 Đến với Latvia, du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác vô cùng thú vị khi được tham gia lễ hội này ngay trên đường phố. Người dân Latvia có một phong tục kỳ lạ là những diễn viên kịch câm sẽ đeo mặt nạ theo thứ hạng được sắp xếp, thường gặp nhất là: mặt nạ gấu, ngựa, dê, dân gipxi, buồn cười hơn nữa là mặt nạ giả thây ma để đi dạo và diễn “kịch câm”.

Na Uy

 Một phong tục khá kì lạ ở Na Uy trong ngày Noel là tất cả những chiếc chổi trong các gia đình đều bị giấu đi. Người Na Uy tin rằng, phù thủy và những linh hồn xấu xa sẽ thoát ra trong lễ Giáng Sinh, lấy cắp những chiếc chổi để bay lên trời.

Nhật Bản

Đối với người Nhật Bản, ngày lễ này sẽ thiếu đi sự hoàn chỉnh nếu thiếu món gà KFC. Hãy quên gà tây Giáng sinh hay giăm bông. Đối với nhiều người Nhật, bữa tối Giáng sinh truyền thống là món gà rán Kentucky.Cùng với lò nướng kiểu Nhật loại nhỏ và chiến dịch tiếp thị khéo léo đã thuyết phục người dân địa phương tin rằng gà rán là một bữa tiệc Yuletide truyền thống của Mỹ, và bạn phải đặt chỗ trước để thưởng thức tại một nhà hàng KFC vào ngày Giáng sinh.

Úc

Tại Australia, xe trượt tuyết của ông già Noel được kéo bởi những con kangguru trắng, chứ không phải là tuần lộc như ở các quốc gia khác. Một trong những sự kiện không thể thiếu trong những ngày này là “Đêm đốt nến hát Thánh ca mùa Giáng sinh” (Carols By Candlelight). Sự kiện này bắt nguồn từ thành phố Melbourne vào năm 1937 và được duy trì cho đến ngày nay. Hàng nghìn người tụ tập cùng hát vang những bài Thánh ca với ngọn nến trong tay, truyền đi thông điệp “hòa bình trên khắp trái đất và niềm vui đến mọi nhà”. Ngày Giáng sinh ở Australia còn là ngày truyền thống của việc tặng quà và các sự kiện thể thao như: thi bóng chày và đua thuyền buồm.

Sưu tầm.




DBS M05479
Quang Cao