Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Vùng cấm bay là gì? Tại sao lại có vùng cấm bay?

Chỉ vài thập kỷ sau khi được phát minh, máy bay đã trở thành một trong những vũ khí nguy hiểm nhất trong chiến tranh. Trong một cuộc tấn công của Phát xít Tây Ban Nha vào thành phố Guemica năm 1937, các máy bay của Phát xít đã tàn phá thành phố với hơn 40 tấn thuốc nổ và bom các loại. Sau cuộc tấn công, toàn bộ thành phố chỉ còn lại một đống đổ nát, và có hơn 1600 người thiệt mạng. Cuộc tấn công khiến cả Thế giới kinh hoàng và phẫn nộ, tuy nhiên các tổ chức Quốc tế lúc đó quá yếu để có thể ngăn chặn cuộc tấn công.


Ngày nay, Liên Hiệp Quốc và Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã áp đặt những vùng cấm bay để ngăn chặn những tội ác từ trên không như cuộc tấn công năm 1937. Những vùng cấm bay này sẽ được thiết lập ở những nước có nội chiến, nhằm ngăn chặn các lực lượng bên ngoài nhúng tay vào, cũng như bảo vệ dân thường tránh khỏi các cuộc tấn công đẫm máu. Các máy bay xâm phạm vùng cấm bay mà không quay trở lại hoặc hạ cánh sau cảnh báo sẽ lập tức bị bắn hạ. Bài viết này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu kỹ hơn về vùng cấm bay, cách hoạt động cũng như các quy tắc rắc rối mà NATO áp đặt cho chúng.

Nguồn gốc và lịch sử

Vùng cấm bay đầu tiên được áp đặt trên lãnh thổ của Iraq , trong cuộc chiến lật đổ chính quyền của tổng thống Saddam Hussein. Cuộc chiến đã khiến hàng trăm ngàn người Kurd tại Iraq phải bỏ chạy lên vùng đồi núi cằn cỗi gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Để giải cứu những người Kurd, Liên Hiệp Quốc đã tổ chức những đội cứu hộ đồng thời cung cấp lương thực và vật phẩm thiết yếu cho họ. Cùng lúc đó, Liên Hiệp Quốc công bố vùng cấm bay đầu tiên, yêu cầu quân đội của Hussein không được can thiệp vào các nỗ lực cứu trợ.



Năm 1992, vùng cấm bay thứ 2 được thiết lập nhằm bảo vệ những người hồi giáo Shiite trong cuộc nổi dậy ở Iraq . Khi các má bay của Shaddam Hussein xâm phạm vùng cấm bay này, lập tức bị bị bắn hạ bởi tên lửa. Lệnh cấm được tiếp tục cho đến khi Mỹ lật đổ được chính quyền Shaddam Hussein năm 2003.

Năm 1993, sau sự tan rã của Ba Tư và những cuộc nội chiến đẫm máu, Liên Hiệp Quốc đã phải áp đặt một vùng cấm bay lên lãnh thổ Bosnia và Herzegovina . Kiểm soát toàn bộ máy bay quân sự trong khu vực và ngăn chặn những cuộc tấn công các nước láng giềng của Bosnia . Sau đó, vùng cấm bay được mở rộng, NATO đã tấn công và tiêu diệt toàn bộ tên lửa phòng thủ của Bosnia để các máy bay tuần tra có thể hoạt động.

Gần đây nhất là cuộc nội chiến tại Libya năm 2011. Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc đã áp đặt điều lệnh trong đó cấm tất cả hoạt động trên không phận của Libya , trừ các hoạt động cứu trợ và tuần tra. Bên cạnh đó Liên Hiệp Quốc còn cho phép các thành viên được sử dụng tất cả các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc xâm phạm cũng như bảo vệ dân thường Libya .



Vùng cấm bay hoạt động như thế nào?

Thẩm quyền pháp lý để thiết lập một vùng cấm bay dựa trên Điều 42 của bộ luật Liên Hiệp Quốc. Trong đó nói rằng nếu ngoại giao không thể giải quyết các mối đe dọa hòa bình Thế giới, Liên Hiệp Quốc sẽ cho phép áp dụng các biện pháp mạnh mẽ hơn. Do đó, để thiết lập một vùng cấm bay, tước hết cần sự chấp thuận của 15 thành viên Hội Đồng bảo an Liên Hiệp Quốc. Trong đó, một trong năm thành viên thường trực là Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc đều có quyền phủ quyết. Trong cuộc xung đột tại Libya , việc thiết lập vùng cấm bay đã bị phủ quyết bởi Nga và Trung Quốc, tuy nhiên sau đó đã bị thuyết phục khi bỏ phiếu.

Sau khi Liên Hiệp Quốc chấp thuận việc áp đặt vùng cấm bay, phải có một thành viên đứng ra nhận việc tổ chức và thực thi lệnh cấm bay đó. Đối với sự kiện ở Libya , NATO đã đứng ra để áp đặt lệnh cấm bay. Việc đứng lên và thực thi lệnh cấm bay không đơn giản chỉ là cung cấp máy bay, tên lửa hay quân đội để ngăn chặn các hành vi xâm phạm, mà các thành viên còn phải tuân thủ theo những quy tắc được đề ra. Trong đó sẽ quy định việc sử dụng vũ lực trong những trường hợp nào, sử dụng ở phạm vi nào cũng như có thể điều động bao nhiêu lực lượng của quân đội. Quy tắc này được gọi là RoEs.

Vùng cấm bay áp đặt đối với Libya dựa trên những tiêu chí cơ bản nhất. Nó cấm bất kỳ chuyến bay nào vào không phận của Lybia, ngoại trừ phục vụ cho các hoạt động nhân đạo, cung cấp vật tư ý tế, thực phẩm và việc sơ tán công dân nước khác ra khỏi vùng xung đột.

RoEs và việc bảo vệ vùng cấm bay

Trong chiến tranh Iraq , lực lượng không quân của Liên Hiệp Quốc bị hạn chế bởi các quy tắc RoEs. Trong khi đó tại Libya, Liên Hiệp Quốc đã ủy quyền nhiều hơn cho NATO với việc có thể thể thực hiện những ‘biện pháp cần thiết’ để ngăn chặn những hành vi xâm phạm.


Kết quả là, trong chiến dịch Odyssey Dawn năm 2011, Hải quân Mỹ và một tàu chiến của Anh đã phóng một loạt 112 tên lửa Tomahawk vào các mục tiêu quân sự của Libya, làm tê liệt radar và thiết lập một hệ thống tên lửa chống máy bay. Mục đích là để giải phóng không phận và đảm bảo an toàn cho các máy bay tuần tra của NATO.

Sau đó, Mỹ đã phái các máy bay không người lái để thăm dò và đánh giá mức độ thiệt hại sau cuộc tấn công đầu tiên. Tiếp theo, các máy bay gây nhiễu radar được Hải quân Mỹ phái đi như một biện pháp bổ sung, nhằm vô hiệu hóa những gì còn lại của hệ thống phòng không Libya . Tiếp đó các máy bay của Mỹ và NATO tấn công các căn cứ không quân của chính phủ Libya , nhằm mục đích làm giảm khả năng tấn công phiến quân và gây thiệt hại cho dân thường từ những cuộc tấn công bằng máy bay của chính phủ Libya .


Công việc tuần tra trên không cũng khá phức tạp, theo các báo cáo họ chỉ có 4 giờ đồng hồ để gửi các thông tình báo mới nhất. Công việc yêu cầu thu thập cả dữ liệu về vị trí của các máy bay liên minh, phát hiện các vật thể bay lạ và nghiên cứu cả dữ liệu thời tiết. Khi phát hiện một vật thể bay lạ từ báo cáo của máy bay do thám, họ sẽ phải xác định xem nó có phải máy bay thù địch hay chỉ là một sự xâm phạm không phận do nhầm lẫn. Trước khi có bất cứ hành động nào, họ đều phải nhận chỉ thị rõ ràng từ căn cứ chỉ huy trên mặt đất. Đôi khi thời gian tuần tra kéo dài, khiến các máy bay phải được tiếp nhiên liệu trên không để tiếp tục công việc.

Vùng cấm bay có thực sự hiệu quả?

Theo các chuyên gia, việc thực thi lệnh cấm bay tại Libya trong một thời gian dài có thể sẽ là thách thức lớn đối với NATO. Trung tâm đánh giá chiến lược và Ngân sách dự trữ ước tính chi phí để áp đặt lệnh cấm bay trên toàn bộ lãnh thổ Libya trong sáu tháng là từ 3 đến 8 tỉ USD.


Ngoài ra, các máy bay tuần tra và phi công của NATO cũng gặp rất nhiều rủi ro. Vào năm 1995 tại Bosnia, một báy bay F-16 của Mỹ do Đại úy Scott O’Grady điều khiển khi đang tuần tra đã bị hạ bởi một tên lửa đất đối không. Grady đã buộc phải nhảy dù vào lãnh thổ Serbia , sau đó trải qua 6 ngáy vật lộn trong rừng. May mắn ống đã tìm được cách liên lạc vô tuyến và cuối cùng đã được giải cứu bởi một nhóm lính thủy đánh bộ.

Tại Iraq , thủ tướng Saddam Hussein đã trao giải thưởng 14.000 USD cho bất cứ ai có thể bắn hạ máy bay tuần tra của liên minh. Ngay tại Libya, khi mà các hệ thống phòng thủ chống máy bay của chính phủ bị phá hủy, các máy bay cua NATO vẫn có khả năng bị bắn hạ bởi các tên lửa cá nhân. Theo một báo cáo của Nga, tổng thống Gaddafi có tời hơn 1000 tên lửa cá nhân loại này, và đã được phân phát cho những kẻ ủng hộ.

Một câu hỏi được đặt ra là vùng cấm bay liệu có thực sự hiệu quả, ngăn chặn được những vụ tấn công thảm sát vào người dân. Tại Bosnia, vùng cấm bay cũng không thể ngăn chặn cuộc thảm sát hơn 7000 người Hồi giáo Bosnia vào năm 1995. Các lực lượng bộ binh, xe tăng … của chính phủ vẫn còn quá lớn mạnh so với lực lượng nổi dậy. Do đó, một số người đã chỉ trích các vùng cấm bay như một biện pháp nửa vời, không ngăn chặn được cuộc chiến. Theo họ, biện pháp duy nhất là Mỹ và các nước phương Tây phải lật đổ chính quyền Gaddafi bằng vũ lực mạnh mẽ.

Tuy nhiên tổng thống Obama trong một bài phát biểu vào tháng 3 năm 2011 cho rằng, những động thái như vậy sẽ vượt quá mục đích của Liên Hiệp Quốc, gây nhiều tổn thất và thương vong, đồng thời sẽ khó có thể nhận được sự đồng thuận của các nước láng giềng. Do đó cho đến hiện nay, các vùng cấm bay vẫn đang được duy trì hoạt động.


Tham khảo: HowStuffWork

Không có nhận xét nào:

DBS M05479
Quang Cao