Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Súng phóng lựu GP-25 (P1)

Để tăng cường hỏa lực của tiểu đội bộ binh, ngoài hỏa khí đi cùng như súng RPG-7, trung liên RPD, rút kinh nghiệm từ súng phóng lựu M79, quân đội Xô viết được trang bị thêm súng phóng lựu GP-25 kẹp nòng với súng tiểu liên AKM, AK74. Với cỡ nòng 40 mm. Hỏa khí GP-25 đã tăng cường đáng kể sức mạnh của vũ khí bộ binh.


TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÚNG PHÓNG LỰU GP-25



Súng phóng lựu GP-25 (Model 3DTech.edu)


Phần 1: Cấu tạo chung súng phóng lựu kẹp nòng GP-25, tháo lắp, bảo quản súng phóng lựu.

Chương 1: Cấu tạo chung.

Tính năng kỹ chiến thuật của súng phóng lựu kẹp nòng GP-25

1. Súng phóng lựu kẹp nòng 40-mm là vũ khí cá nhân, được sử dụng để tiêu diệt sinh lực địch trên chiến trường, trong công sự, sau vật cản địa hình che khuất và trang thiết bị, công trình hạng nhẹ, xe cơ giới hạng nhẹ của địch. (h. 1).

2. Súng phóng lựu GP 25 được lắp đặt trên súng AK cỡ nòng 7,62-mm и 5,45-mm Kalasnhicova (АКМ, АКМS, АК74 и АКS74). Súng phóng lựu được lặp trên súng Ak theo hình, cho phép có thể sử dụng hỏa lực súng phóng lựu đồng thời với sử dụng hỏa lực của súng tiểu liên AK. (h.2 và 3).

3. Súng phóng lựu sử dụng loại đạn VOG-25 nổ phá mảnh, đạn phóng lựu có bộ phận đầu nổ tức thời và có chế độ tự hủy.

Hỏa lực của súng phóng lựu GP-25 có thể thực hiện theo phương pháp bắn thẳng và bắn cầu vồng, tầm bắn xa nhất trên thước ngắm là 400m, tầm bắn cầu vồng gần nhất của thước ngắm là 200m. Tốc độ bắn 4-5 phát/ phút..




H. 1. Súng phóng lựu kẹp nòng 40-mm.

а — Súng phóng lựu; б —Mặt cắt dọc súng phóng lựu; в — Các bộ phận của súng phóng lựu khi để trong túi đựng súng khi di chuyển. 1 — Nòng súng ; 2– Bộ gá kết nối súng với nòng súng tiểu liên AK; 3 —Vòng goăng đệm; 4 —Cần lấy truyền chuyển động khóa; 5 — Lò xo ; 6 — Chốt khóa an toàn súng; 7 — Cò súng với tay kéo vòng cò; 8 —Chốt đẩy cò súng; 9 — Lò xo cò súng; 10 — Lò xo búa súng; 11 —Chốt đẩy búa súng; 12 — Búa súng và kim hỏa; 13 — Chốt định vị khóa nòng; 14 —Lẫy khóa chôt súng phóng lựu; 15 — Khóa đạn phóng lựu với nòng súng.




H. 2. Súng phóng lựu GP-25 gắn với súng tiểu liên AKM.




H. 3. Súng phóng lựu GP-25, gắn với súng AK-74.

Thông số đạn đạo và thông số thiết kế của súng phóng lựu GP-25 ở bảng dưới.



Mã hiệu: 6G15 (6Г15)

Cỡ nòng súng 40 mm

Chiều dài đường nòng có tiện ren 98 mm

Số rãnh xoắn 12

Khối lượng súng không có đệm báng súng 1,5 kg

Chiều dài súng 323 mm

Tầm bắn được đặt trên thước ngắm:

max 400 m

min ( đường đạn cầu vồng) 200 м

tốc độ bắn 4―5 phát./phút

Cơ số đạn 10 viên.

Loại đạn VOG-25 ВОГ-25

Vo đạn 76 m/s

Cỡ nòng 40 m

Chiều dài viên đạn 0,1067 m

Khối lượng đạn 0,255 kg

Khối lượng thuốc nổ 0,048 kg

Khoảng cách hoạt động của đầu nổ tính từ mặt cắt nòng súng 10 đến 40 m

Thời gian tự hủy đạn sau khi bắn 14 s
Độ tản mát khi bắn ở tầm bắn 400 m Vd không lớn hơn 6,6 m, Vb không lớn hơn 3 m

Giới thiệu chung về cấu tạo và hoạt động của các bộ phận súng phóng lựu GP-25

4. Súng phóng lựu GP-25 là súng được gắn dưới nòng súng tiểu liên, là súng kẹp nòng . Súng có ba bộ phận chính: (рис. 4):

— Nòng súng với bộ phận gá lắp thước ngắm và giá lắp súng với nòng súng tiểu liên AK;

— Khóa nòng. ;

— Bộ phận cò súng và tay cầm.




H. 4. Súng phóng lựu kẹp nòng 40-mm được tháo rời từng bộ phận:

1 — Nòng súng với bộ gá lắp súng với nòng súng tiểu liên; 2 — Bộ phận cò súng với tay cầm súng; 3 — Khóa nòng; 4 — Chốt khóa súng; 5 — Chốt khóa định vị; 6 — Lẫy hãm.

Trong bộ phụ tùng của súng bao gồm: Đệm vai báng súng với đai da, trục dẫn hướng với lò xo đẩy về và chốt khóa nắp hộp khóa nòng. Túi đựng súng phóng lựu, bao xe đựng đạn, bộ phận thông nòng súng.

5. Kết nối giữa súng phóng lựu với nòng súng tiểu liên bằng bộ gá đặc biệt, gắn súng bằng giá đệm nén. Để chống độ dơ dọc gá súng được giữ bằng chốt định vị. Khóa súng phóng lựu cố định trên súng AK bằng kẹp thép có lò xo, được gắn trên bộ gá.

Bộ phận cò súng của súng phóng lựu là bộ phận tự lên cò, có nghĩa là khi nhấn cò súng, các bộ phận cơ khí cò súng sẽ tự động lên lẫy cò và búa súng tự động đập vào kim hỏa.

Trong bộ phận kim hỏa, cò súng, thiết kế được lắp bộ phận an toàn, bộ phận an toàn cò súng sẽ khóa cò không cho nổ súng, nếu kết nối giữa nòng súng và hộp khóa nòng chưa kín khít, súng phóng lựu chưa gắn chặt với súng tiểu liên AK hoặc đạn chưa được đẩy sát vào buồng đạn. Ngoài ra, súng phóng lựu được lắp bộ phận khóa an toàn, loại trừ súng cướp cò khi sau khi kết gắn súng phóng lựu với súng tiểu liên.

6. Nạp đạn vào súng phóng lựu từ phía nòng súng. Đạn được đưa vào nòng súng từ phía đáy đạn và ấn sâu vào đến tận đáy của nòng súng và khóa nòng. Khi đó bộ phận móc khóa đạn móc vào rãnh đạn và giữ viên đạn trong nòng súng.

7. Khi bóp cò súng, búa súng đập vào kim hỏa, kim hỏa đập vào hạt lửa và gây cháy thuốc phóng. Giai đoạn đầu tiên thuốc phóng cháy trong vỏ đạn. Giai đoạn tiếp theo dưới áp lực của gas thuốc súng cháy, miếng bịt đáy vỏ đạn bị đốt cháy, khí thuốc tràn vào buồng nòng của khóa nòng. Đồng thới với áp lực khí thuốc, đạn vừa xoay vừa dịch chuyển tịnh tiến về phía trước. Khi đạn bắt đầu chuyển động, các bộ phận của kíp nổ cũng bắt đầu kích hoạt. Kíp nổ kích hoạt hoàn toàn khi đạn đã bay ra khỏi nòng súng từ 10m đến 40m tính từ mặt cắt của nòng súng. Khi đạn gặp vật cản, kíp nổ sẽ hoạt động, kích nổ lượng nổ mồi, mồi nổ sẽ kích nổ lượng thuốc nổ có trong đầu đạn. Trong trường hợp kíp nổ không hoạt động, từ lực đẩy quán tính khi gặp vật cản, bộ phận tự hủy sẽ khởi động và hủy đạn. Thời gian tự hủy là 14s tính từ khi chạm vật cản. Để giảm sức giật của súng khi bắn, báng súng tiểu liên được lắp bộ phận giảm giật đặc biệt.

Chương II. Tháo và lắp súng GP-25

8. Tháo lắp bảo quản vũ khí có thể là tháo lắp thông thường bảo quản và tháo lắp chi tiết. Tháo lắp thông thường được thực hiện khi bảo dưỡng, làm sạch vũ khí trong trường hợp sử dụng ở môi trường bẩn, bụi. Tháo lắp chi tiết được thực hiện khi bảo dưỡng chi tiết có thay thế, sửa chữa, làm sạch vũ khí khi sử dụng trong điều kiện quá bẩn, ô nhiễm nặng như ngâm nước bẩn, sử dụng dưới trời mưa to hoặc trong đầm lầy, rừng nhiệt đới. (h. 4) và (h. 5)..

Tháo lắp bảo quản vũ khí được tiến hành trên bàn công tác hoặc trên tấm phản, ván sạch, vải bạt sạch được trải rộng. Các chi tiết khi tháo lắp được sắp xếp theo một trình tự nhất định, quá trình tháo lắp yêu cầu rất cẩn thận, không được để lẫn lộn các chi tiết, không va đập các chi tiết với nhau hoặc sự dụng công cụ cứng rắn tương đương, không tác động mạnh quá mức cần thiết. Trước khi lắp súng, cần lau chùi, xem xét thật kỹ lưỡng và bôi một lớp mỏng mỡ lên các chi tiết chuyển động cần thiết.

9. Trình tự tháo súng phóng lựu GP-25.




H. 5. Súng phóng lựu 40-mm khi tháo các chi tiết:

1 — Nòng súng và bộ gá súng; 2 — Chốt khóa hãm đạn; 3 — Cần khóa hãm đạn; 4 — Bộ phận định vị chốt hãm; 5 — Thân súng chứa bộ phận cò và tay cầm; 6 — Cò súng và móc kéo; 7 — Chốt đẩy cò súng; 8 — Lò xo cò súng; 9 —Lò xo đẩy búa súng; 10 — Chốt đẩy búa; 11 —Chốt trục búa súng và kim hỏa ; 12 — Búa súng và kim hỏa; 13 — Khóa nòng và bệ khóa nòng; 14 —Chốt bệ khóa nòng; 15 — Lẫy hãm; 16 — Chốt an toàn khóa nòng; 17 —Đối trọng thước ngắm; 18 — Thước ngắm; 19 — Đệm ống thước ngắm; 20 — Đệm bulong hãm; 21 — Lò xo thước ngắm; 22 — Lò xo bulong khóa hãm; 23 — Bộ phận khóa thước ngắm.

1) Tháo thân súng và bộ phận cò sùng ra khỏi nòng súng. (h. 6): Tay trái cầm chắc nòng súng phóng lựu, tay phải cầm thân súng và bộ phận cò súng, ngón tay cái nhấn lên lẫy khóa, xoay nòng sung so với thân súng và bộ phận cò súng một góc 60o về một phía, sau đó tháo nòng súng khỏi bộ phận khóa nòng và bệ khóa nòng.





H. 6. Tháo thân súng và bộ phận cò súng, khóa nòng ra khỏi nòng súng.

2) Tháo lẫy hãm: Cầm thân súng và bộ phận cò súng-khóa nòng vào tay trái, hai ngón tay của tay phải cầm lẫy hãm và kéo ngược lên phía trên. (h. 7).

3) Tháo chốt thân súng và chốt khóa súng: Giữ thân súng bằng tay trái, tay phải tháo chốt định vị từ thân súng - bệ khóa nòng, sau đó tháo chốt hãm, để thuận lợi cho tháo chốt khóa súng, cần đặt cần chốt khóa súng ở vị trí ПР, khi tháo một ngón tay của tay trái đè lên lẫy hãm.

4) Tháo khóa nòng và bệ khóa nòng ra khỏi thân súng: Tay phải cần thân súng, tay trái cầm bệ khóa nòng và tách rời 2 bộ phận..




H. 7 Tháo lẫy hãm.

10. Trình tự lắm lại súng sau khi tháo rời .

1) Lắp khóa nòng và bệ khóa nòng vào với thân súng và bộ phận cò: Tay trái cầm bệ khóa nòng, tay phải cầm thân súng và bộ phận cò súng và lắp vào với nhau sao cho kim hỏa đi vào lỗ trung tâm của khóa nòng, khi vào khớp rồi kiểm tra khớp lỗ chốt và lỗ chốt khóa súng trên thân súng với khóa nòng.

2) Đưa chốt định vị và chốt hãm vào lỗ: tay trái giữ thân súng và bộ phận cò, tay phải đút chốt định vị và chốt hãm vào lỗ, khi đưa chốt hãm vào lỗ chốt, lấy ngón tay của tay trái đè lên lẫy hãm.

3) Đặt lấy hãm: tay trái giữ súng, tay phải cài lẫy hãm vào đầu của chốt định vị và chốt hãm bệ khóa nòng, đẩy hết cỡ sao cho khuyết hãm đi vào đúng rãnh trên chốt và rãnh chữ thập trên chốt hãm.

4) Lắp nòng súng vào thân súng: tay trái cầm nòng súng, tay phải cầm thân súng với khóa nòng và bệ khóa nòng, đẩy khóa nòng vào sâu trong nòng súng, sao cho các mấu định vị của khóa nòng ăn vào các vấu cắt trên nòng súng, sau đó xoay khóa nòng cho đến khi lẫy hãm trên khóa nòng với với rãnh cắt trên nòng súng. .

5) Xoay chốt khóa súng vào vị trí ПР: Quay tay quay của chốt hãm lên vị trí phía phía trên.

11. Trình tự tháo súng chi tiết.

Tháo toàn bộ chi tiết của súng được sử dụng với bộ phụ tùng của súng tiểu liên AK.

1) Tháo súng như tháo để bảo dưỡng.

2) Tháo lẫy khóa hãm súng phóng lựu với súng tiểu liên AK: Tay trái cầm nòng súng cùng với bộ gá súng, tay phải sử dụng tống chốt qua lỗ ở phía bên tay phải bộ gá đẩy chốt của lẫy khóa hãm, sau đó tháo lẫy hãm ra ngoài..

3) Tháo chốt hãm: Giữ nòng súng bằng tay trái, tay phải dùng tô vit quay khóa hãm 90o về bất kỳ hướng nào và lôi chốt hãm ra khỏi lỗ trên nòng súng.

4) Tháo bộ phận cò súng: Đặt thân súng ở tư thé thẳng đứng, tay cầm súng quay xuống dưới, phía bên phải thân súng hướng về phía người tháo, tay phải dùng tô vít qua lỗ cửa sổ tống trục của búa súng ra phía ngoài, từ từ rút tô vít, dùng tay trai lôi búa súng và kim hỏa ra khỏi thân súng ( trong trường hợp vị kẹt, dùng tay phải bóp cò súng, tay trái giữ búa sungs0 sau đó lôi từ thân súng tống chốt và lò xo đẩy, tháo cò súng, lò xo cò súng, chốt đẩy ra khỏi thân súng.




H. 8. Tháo trục lẫy khóa hãm gá súng.

5) Tháo thước ngắm: Đặt nòng súng cùng với thước ngắm lên bàn, một ngón tay đè lên khóa hãm của thước ngắm, tay phải cầm ống đựng phụ tùng đè lên bu lông đệm của đối trọng, quay nó về hướng bất kỳ cho đến khi mấu trên trục của thước ngắm nhô ra trong lỗ của trục thước ngắm. Tháo đệm của đối trọng, tháo đối trọng, đệm hãm, hãm thước ngắm với lò xo, lò xo thước ngắm và tháo thước ngắm.



H. 9. Tháo chốt hãm của bộ phận cơ khí cò súng.






H. 10. Tháo bu lông hãm của thước ngắm.

12. Trình tự lắp súng phóng lựu GP-25.

1) Lắp bộ phận cơ khí cò súng: Đặt lò xo đẩy vào thân súng, lắp cò sùng cùng với cần móc đẩy vào thân súng, đặt chốt đẩy lên cùng với lò xo vào lỗ bên trong thân súng, lắp búa súng và kim hỏa vào thân súng. Để thực hiện nhanh cần dựng súng ở tư thế thẳng đứng, tay cầm súng quay xuống phía dưới, phía trên thân súng hướng về phía người lắp, đặt bộ phận búa súng vào khoang hở của thân súng, dùng tô vít ( có trong bộ phụ tùng súng AK) ấn lên búa súng sao cho lỗ định vị trên búa súng trùng với lỗ trên thân súng, đút chốt định vị sao cho đầu chốt thò sang rãnh cắt phía bên kia thân súng. (h. 11).





H. 11. Đặt chốt định vị của búa súng.

2) Nối bộ phận khóa nòng với thân súng. Điều 10.

3) Đặt chốt hãm vào lỗ của nòng súng và quay bằng (tô vít ) 90o để 2 cánh chốt hãm nằm trên hai vai của lỗ hãm trên nòng súng. .

4) Đặt lẫy hãm: Đặt lẫy hãm vào lỗ của bộ gá súng, đặt tống chốt vào lỗ dành cho chốt trục hãm từ phía bên phải và đầu của tống chốt cậy cho lẫy hãm nhấc lên để định vị. Đưa chốt vào từ phía lỗ bên trái, dùng tống chốt đẩy vào bên trong cho đến khi lọt vào lẫy hãm..

5) Lắp thước ngắm. Đặt thước ngắm và lò xo thước ngắm lên trục của thước ngắm,, đặt bu lông hãm thước ngắm và lò xo lên trục của thước ngắm, đặt đệm của của bu lông hãm lên trục của thước ngắm, sau đó là đối trọng và đệm của đối trọng, dùng ống phụ tùng ấn lên đệm của đối trọng và quay nó về bất kỳ phía nào cho đến khi mặt phẳng đệm của đệm đối trọng ăn vào nấc hãm trên trục của thước ngắm..




H. 12. Đặt trục của lẫy hãm.

6) Lắp trục của nòng súng với thân súng và bộ phận cò. Điều 10.

7) Đặt lẫy hãm vào vị trí ПР.

Chương III. Ý nghĩa, cấu tạo chung của các bộ phận trong súng phóng lựu GP 25, đạn và phụ tùng kèm theo.






Model 3D GP-25 - Tech.edu


13. Nòng súng phóng lựu (h. 13) dùng đển định hướng bay của đạn. Trong nòng súng có 2 phần, phần có rãnh xoắn và phần nòng trơn phía bệ khóa nòng. Phần rãnh xoắn có 12 rãnh, được sử dụng để tạo độ xoay của đạn quanh trục của nó khi bay, giữ được độ ổn định trên quỹ đạo đường đạn. Cỡ nòng súng (khoảng cách giữa phần đáy của rãnh xoắn) là 40 mm.



H. 13. Nòng súng với gá súng. (mặt cắt dọc)

1 — Vòng goăng lò xo hãm nòng súng; 2 — Bộ gá súng; 3 — Lò xo hãm định vị; 4 — Bộ phận khóa hãm định vị; 5 — Chốt hãm; 6 — Lẫy hãm định vị; 7 — Rãnh vấu móc hãm; 8 —vấu khóa nòng súng.

Phần nòng trơn của súng phóng lựu được sử dụng để lắp bệ thóa nòng – khóa nòng, kết thúc ở đuôi nòng súng bằng 3 vấu tiện để lắp bệ khóa nòng, phía trên của nòng súng có rãnh để móc vấu khóa nòng súng với bệ khóa nòng.

Trong nòng súng có hai lỗ khoan, lỗ khoan thứ nhất để lắp chốt hãm, giữ đạn trong nòng súng, lỗ khoan thứ hai với rãnh để đặt cần lẫy hãm đạn, kết nối với bộ phận khóa súng, ngăn súng không hoạt động trong trường hợp chưa lắp chắc chắn súng trên nòng súng tiểu liên AK. Trên nòng súng GP-25 có 2 vết phay lõm cùng với rãnh phay để ép kết nối với gá súng.

14. Gá súng: (h. 14) được sủ dụng để kết nối súng phóng lựu với súng tiểu liên AK và lắp thiết bị ngắm.


H. 14. Gá súng:

а —Gá súng phía bên phải; б — Mặt cắt dọc gá súng; 1 — lò xo chốt hãm đạn ; 2 —rãnh cho cần khóa an toàn; 3 — Đĩa số khoảng cách; 4 —trục thước ngắm; 5 — quả ; 6 —Chốt gá súng AK.

Phía trước và phía sau của bộ gá súng có cắt ổ để gá súng phóng lựu lên súng tiểu liên.

Bên trong của gá súng có chốt giữ súng GP-25 theo trục dọc của súng AK, lò xo bộ phận bù gá, lò xo ép bộ gá vào sát với khoang trích khí của súng tiểu liên AK, phía sau của bộ gá, nén chốt hãm đạn và khóa an toàn với lò xo, bộ phận an toàn khóa cò súng, khi súng chưa được kết nối với súng tiểu liên AK.

Phía dưới của gá súng có 2 mấu sắt nhô ra để gắn với nòng súng phóng lựu.

Phía bên trái của gá được gắn trục của thước ngắm, trên trục lắp thân thước ngắm và đối trọng, và thước ngắm. Trên thước ngắm hình tròn có các con số 1,2,3,4,3,2 các số này chỉ tầm bắn trong khoảng cách 100 m. Giữa các số là các vạch khoảng cách, mỗi khoảng tương ứng với 50 m. Tương ứng với 150, 250 và 350m. Những số liệu hàng đầu sử dụng cho đường ngắm thẳng, các số phía sau là số 4, 3 và 2. Khi thực hiện tầm bắn cầu vồng..

Phía bên phải của gá súng có mã hiệu của súng phóng lựu – 6G15. Trên trục của thước ngắm có vấu cam, tác động lên thân của đầu ngắm. Phía bên trái của gá súng trong một rãnh đặc biệt có lắp lẫy của khóa an toàn, khia lắp súng vào súng tiểu liên, lò xo và khóa an toàn bị đẩy sang phía bên phải, đồng thời mở khóa an toàn cho bộ phận cò súng súng có thể hoạt động được.

15. Thước ngắm (h. 5, - 18) để ngắm và bắn súng phóng lựu. Thước ngắm bao gồm có thân thước ngắm, đầu ngắm, đối trọng, thanh trượt, chốt đóng mở khe ngắm, lò xo của thân đầu ngắm, đối trọng được lắp trên trục của thước ngắm và khóa thước ngắm. Thân thước ngắm được gắn với trục thước ngắm bằng đệm, đệm cho phép đặt thước ngắm ở các vị trí cần thiết cho đường ngắm, đồng thời là khóa hãm của của đối trọng với mũi tên chỉ vị trí của thước ngắm. Trên miếng trượt được gắn vấu khóa định vị khe ngắm, giữ cho trục vít của khe ngắm cố định không lắc ngang khi mở ở vị trí bắn.






H. 15. Khe ngắm:

а — Vị trí khe ngắm khi cơ động; b — vị trí khe ngắm khi chuẩn bị bắn.

Khe ngắm có hai vị trí cơ động và vị trí chiến đấu. Chốt vít của khe ngắm bảo đảm điều chỉnh khe ngắm khi đưa chuyển súng phóng lựu vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu. (h. 15).

Đối trọng được sử dụng để đưa súng phóng lựu vào tư thế bắn đường đạn cầu vồng vào những mục tiêu nằm khuất sau vật che đỡ hoặc che khuất ( sau vách núi, sau nhà cửa hoặc trong ụ súng. Đối trọng được lắp trên trục của thước ngắm nhờ đệm của đối trọng và đệm của khóa hãm. Lò xo thước ngắm đè chặt đệm đối trọng vào mấu khóa hãm, từ đó khóa các bộ phận thước ngắm.. Khóa hãm định vị thước ngắm giữ cho thước ngắm không lệch khỏi đường ngắm trong khi bắn. Lò xo của khóa hãm định vị giữ cho thước ngắm ở vị trí phía trên..

Khi đặt cam của thước ngắm, có trên trục của thước ngắm, sẽ thay đổi khung của đầu ngắm vào vị trí cần thiết chống lệch đạn ( cam được sử dụng để chỉnh đường ngắm)..

16. Khóa nòng (h. 4 và 16) là buồng đạn chịu áp lực cao, trong buồng đạn sẽ sảy ra sự cháy thuốc phóng của đạn. Trên khóa nòng có đường gân tiện nổi định hướng và các mấu, được sử dụng để kết nối khóa nòng, bệ khóa nòng với nòng súng, cuối bệ khóa nòng và khóa nóng có 2 cặp tai ( trên và dưới) với lỗ đút chốt và chốt hãm để kết gắn với thân súng và bộ phận cò. Trong khóa nòng- bệ khóa nòng có lỗ khoan trung tâm để cho kim hỏa di chuyển..




H. 16. Кhóa nòng:

а — ảnh chung; b — mặt cắt dọc và ngang; 1 — Khóa nòng; 2 — Lẫy truyền; 3 — Mấu khóa; 4 —lò xo mấu khóa; 5 — Lỗ cho chốt trục định vị và chốt hãm; 6 – Vòng goăng đơn khớp với nòng súng ; 7 — Vòng goăng đôi khớp với nòng súng; 8 — Chốt đẩy đạn ra khỏi khóa nòng; 9 — Vấu kết nối với nòng súng.

Phía trên của khóa nòng có một trục được lắp lẫy truyền khóa cò súng, khi súng phóng lựu không được lắp lên súng tiểu liên AK, vấu đóng định vị và giữ khóa nòng không cho xoay nòng súng. Lò xo mấu khóa, hoạt động cùng với lẫy truyền và vấu định vị.

Từ phía bên trái của lỗ khoan trên khóa nòng đặt chốt đẩy đạn, mục đích sử dụng là đẩy viên đạn ra khỏi nòng súng, sự chuyển động của chốt đẩy đạn được giới hạn bằng một cái vấu đặc biệt. Trên phần vành đai nhô ra của khóa nòng, kết nối với nòng súng, được đặt 2 vòng găng đệm dạng lò xò mảnh, triệt tiêu khe hở giữa nòng súng và khóa nòng, có vòng goăng một và vòng goăng đôi.

17. Thân súng và bộ phận cò súng (h. 17) gắn kết với khóa nòng và tạo thành một bộ phận chính của súng , cùng với nòng súng và bộ phận thước ngắm, gá súng là hai bộ phận khi đựng trong túi bao súng để cơ động. Trong thân súng có chứa bộ phận cò súng. Tay cầm súng dùng để giữ súng khi bắn, và được gắn vào thân súng. Phía trước của súng có hai lỗ xuyên từ bên này sang bên kia, để kết gắn với khóa nòng bằng chốt định vị và chốt khóa an toàn súng.




H. 17. Thân súng và bộ phận cò súng

а — Mặt cắt ngang thân súng và bộ phận cò súng; b — thân súng và tay cầm; 1 — khóa nòng; 2 — Búa súng; 3 — móc kéo; 4 — vòng cò súng; 5 — thân súng và tay cầm; 6 — chốt đẩy; 7 — lò xo cò súng; 8 — lò xo nén búa súng; 9 — chốt đẩy búa súng; 10 — trục của búa súng; 11 — kim hỏa; 12 — tay cầm; 13 — đệm

Khung của thân súng bao bọc toàn bộ phần trên của súng tiểu liên và bảo vệ súng tiểu liên tránh khỏi những hỏng hóc cơ khí khi bắn phóng lựu. Trong khung thân súng có đệm cao su, được sử dụng để chống những va đập cơ khí mạnh, có thể làm hỏng băng đạn khi bắn từ súng phóng lựu.

18. Bộ phận cò súng: Được sử dụng để khai hỏa kích nổ đạn từ súng phóng lựu, bộ phận cò súng bao gồm búa súng với kim hỏa, cò súng với móc kéo, lò xo cò súng, chốt đẩy, lò xo búa súng, chốt đẩy búa súng. (h. 17, а).

Búa súng với kim hỏa được sử dụng để kích hoạt hạt lửa của đạn. Búa súng được gắn kết với thân súng bằng chốt định vị búa súng và lỗ khoan trên thân súng, trục của búa súng định vị búa nằm đúng ở vị trí khe rãnh trên thân súng. Kim hỏa có thể có thể xoay tương ứng với các vị trí khác nhau của búa súng, do đó đảm bảo cho kim hỏa có thể đi xuyên qua lỗ trung tâm của khóa nòng khi lắp súng. Cò súng đồng thời cũng là bộ phận lên cò kéo căng búa súng. Lò xo cò sùng đưa cò súng trở về vị trí ban đầu sau khi bóp cò, đồng thời tác động lên chốt đẩy lên vấu móc của cò súng, giữ cho vấu móc luôn móc vào bộ phận kéo búa súng.

Phần phía dưới của thân súng trong lỗ khoan đặc biệt có chứa lò xo búa súng và cần đẩy, lò xo búa súng thông qua cần đẩy lên tạo áp lực lên búa súng và kim hỏa. Trên cần đẩy lên dạng pittong có 2 vấu nhô ra, vấu thứ nhất truyền lực của lò xo thông qua búa súng vào kim hỏa, vấu thứ 2 đẩy về búa súng. .

19. Chốt khóa an toàn súng (h. 1 . 6) Khi đặt tay vặn chốt vào vị trí ПР, phía trên thẳng đứng) sẽ khóa cò súng, giữ an toàn cho súng đã nạp đạn không khai hỏa bất ngờ. Trước khi bắn cần đặt cần khóa súng vào vị trí nằm ngang ОГ giải phóng cò súng.

20. Bộ phận lò xo đẩy về cùng lẫy khóa được lắp vào thay thế cho bộ phận lò xo đẩy về của súng tiểu liên AK, nhằm đảm bảo cho nắp hộp khóa nòng của súng tiểu liên AK không bị bị bật ra khi bắn súng phóng lựu GP-25 dưới tác dụng phản lực của đạn phóng lựu. Trước khi lắp súng phóng lựu lên súng tiểu liên AK cần thay thế lò xo đẩy về của súng AK bằng lò xo lẫy khóa trong túi phụ tùng. Lò xo của súng tiểu liên AK được cất cẩn thận trong kho, lò xo cùng lẫy hãm được sử dụng trong suốt quá trình sử dụng súng phóng lựu kẹp nòng.




H. 18. Đệm báng súng giảm giật

21. Đệm báng súng giảm giật (h. 18) được sử dụng để làm giảm sức giật của súng phóng lựu khi sử dụng súng, đồng thời chống làm hỏng báng súng tiểu liên AK khi tỳ báng súng xuống nền cứng. Đối với súng tiểu liên AKM và AK 74 bãng gỗ, báng súng được lắp vào sâu tận cùng của đệm báng súng giảm giật, còn dây đai thì được luồn qua móc dây đeo súng và thít chặt. Đối với súng tiểu lên báng gập, đệm báng súng giảm giật cũng được lắp vào báng súng đến tận cùng, dây đai được buộc quanh chỗ tỳ phai và thít chặt, đối với AKS 74 cũng cài chặt vào báng súng..

Cấu tạo của đạn súng phóng lựu VOG-25.

22. Đạn phóng lựu VOG-25 theo tính chất kỹ chiến thuật là loại đạn nổ phá mảnh, đạn bao gồm có 3 phần: phần đầu nổ, phần thuốc nổ và phần liều phóng. Trên lưu đạn có mã số ký hiệu. (h. 19).




H. 19. 40-mm đạn phóng lựu VOG 25 выстрел ВОГ-25:

а — Hình dáng chung và mã hiệu; б — Mặt cắt của đạn; 1 — Bộ phận kích nổ; 2 — Chụp vỏ hình bán cầu; 3 — Miếng đệm; 4 — Lưới bìa cattong; 5 —Thân đạn phóng lựu; 6 — Khối thuốc nổ; 7 —Đáy của đạn phóng lựu; 8 — Thuốc phóng đạn.

Đạn phóng lựu bao gồm có vỏ đạn, đáy đạn, thuốc phóng, lưới bìa cat tông và đệm. (h. 19, б).

Thân phóng lựu có hình trụ tròn, được chế tạo từ thép và được sử dụng để lắp đặt tất cả các bộ phận của đạn phóng lựu, cho phép đạn có thể vừa xoay, vừa tịnh tiến trong nòng súng và bay trong không gian, khi nổ phá ra thành các mảnh vụn có sức sát thương lớn. Hai đầu của vỏ đạn có tiện ren để lắp đầu nổ và đuôi đạn. Cũng có phương án đuôi đạn được nén vào thân vỏ đạn để giảm chi phí.

Đuôi đạn được sử dụng để lắp liều phóng và khóa đạn phóng lựu trong buồng nòng của súng phóng lựu sau khi nạp đạn.

Thuốc nổ khối có hình trụ, khi nổ sẽ phá thân vỏ đạn thành các mảnh vỡ sát thương văng ra mọi phía với tốc độ lớn..




H. 20. Liều phóng đạn phóng lựu

1 — Hạt lửa liều phóng; 2 — Vỏ liều phóng; 3 —Vòng kim loại; 4 — Nắp của liều phóng; 5 — thuốc phóng.

Khối nổ được nén vào vào trong thân của đạn phóng lựu bằng những tấm đệm kim loại.

Lưới được làm từ bìa cat tông, lưới bìa cat tông được dùng để phá vỏ đạn phóng lựu ra làm nhiều mảnh sát thương vụn.

Ốp trượt được đặt trên vỏ của đạn phóng lựu để làm giảm ma sát của đạn khi bay trong không gian.

Liều phóng đạn được sử dụng để phóng đạn ra khỏi nòng súng và viên đạn có vận tốc ban đầu. Liều phóng đạn gồm có vỏ liều phóng, phía trong có thuốc phóng và hạt lửa. Thuốc phóng được bảo vệ bằng vòng đệm và nắp được làm bằng nhôm.

23. Đầu nổ VMG-K (ВМГ-К) (h. 21) được sử dụng để kích nổ thuốc nổ trong đạn phóng lựu. Đầu nổ được lắp trên đầu đạn, chạm nổ tức thì và theo động năng hoạt động, đầu nổ có khóa an toàn bán tự động, kích hoạt bộ phận gây nổ sau khi đạn được bắn ra từ nòng súng và có bộ phận tự hủy. Đạn hoàn toàn an toàn khi sử dụng, vận chuyển và an toàn khi bắn ra từ 10 – 40 m, an toàn ngay cả khi rơi từ độ cao 3 m lên mọi nền cứng. Đầu nổ bao gồm bộ phận kích hoạt khi va chạm, bộ phận phát lửa, bộ phận khóa an toàn kích hoạt động năng, bộ phận tự hủy..






H. 21. Đầu nổ VMG-K :

1 — Nắp đậy ; 2 —Lớp đệm; 3, 19, 21, 22, 26, 27, 29, 36 — Vỏ chụp ; 4 — tấm kim loại mòng ; 5, 39 — mũi nhọn kim hỏa; 6, 25, 31, 35, 38 — Lò xo ; 7 — Giá đỡ ; 8 — Ốc vặn; 9, 15, 32 — Kíp nổ; 10 — Van cửa lậ; 11, 17 — Ống đệm lót; 12 — Thân đầu nổ; 13 — Thành phần thuốc súng; 14 — Miếng đệm ló; 16 — Bu lông; 18 — Thành phần thuốc súng; 20 — Lò xo;23 — Đệ; 24 — Chốt chặn; 28 — Vít; 30 — Lò xo vòng; 33 —Thuốc cháy chậm; 34 —Chốt an toàn; 37 — Kíp nổ; 40 — Thuốc cháy.

Bộ phận kích nổ cơ khí được sử dụng để truyền lực va chạm cơ khí khi chạm vật cản, đảm bảo kích hoạt hoạt động của bộ phận kích nổ. Bộ phận này gồm có nắp đậy 1, Vít 28, Vỏ chụp 3, 2 tấm đệm kim loại 4, đè lên kim hỏa 5, Lò xo nén 6, vỏ chụp 27, được lắp trong giá lắp7.

Bộ phận phát hỏa. đảm bảo kích hoạt bộ phận khóa an toàn khởi động tầm xa, bao gồm kíp nổ 37, Lò xo 38, kim hỏa 39, được lắp trong ống kíp nổ 11.

Bộ phận khóa chốt an toàn, đảm bảo an toàn của đầu nổ khi tiếp xúc, bao gồm có ống lót 17 được nhồi nén thuốc súng 18, nắp đậy 19, lò xo 20, nắp đậy 2 và 22, miếng đệm 23, chốt 24, lỗ van đóng mở 10 với lò xo 25 ngăn chặn chuyển động của van chớp lật về bên sườn. Trong van chớp lật có kíp nổ dạng kim hỏa 9.

Khóa an toàn trung tâm, giữ cho van chớp lật không di chuyển về bên sườn, bao gồm có chốt định vị 34, lò xo 35 và nắp đậy 36 được lắp trong giá đệm 11..

Bộ phận cơ khí tự hủy: được sử dụng để hủy đạn khi kíp nổ cơ khí khi va chạm vật cản không nổ, bao gồm giá đệm 11 được nhồi thuốc súng theo đường vòng cung 33 và kíp nổ 32, được gắn trong giá đệm

Bộ phận kích nổ ất cả được lắp trong vỏ đầu nổ 12 với miếng đệm lót 14 và được giữ chặt bằng bu lông 8 trên nắp đậy 26 với vòng đệm 2. Đuôi của đầu nổ được lắp kíp nổ 15, vặn chặt vào đầu nổ bằng ốc vit 16.

Đóng gói đạn và mã ký hiệu đạn

24. Đóng gói và chuyên chở đạn phóng lựu VOG-25 trong thùng đạn bằng gỗ. Trong thùng gỗ chứa 3 thùng đạn bằng kim loại đựng đạn, mỗi hộp chứa 28 viên đạn phóng lựu, mỗi quả đạn phóng lựu được đặt trong hộp giấy theo chiều thẳng đứng xắp xếp lần lượt. Độ kín khít và chống va chạm được bảo đảm bằng các hộp giấy. Tổng số đạn có trong hộp gỗ là 84 viên đạn.

Một trong ba hộp sắt có giây đai để tiện lôi hộp đạn ra khỏi thùng gỗ, trong mỗi hộp sắt có miếng điệm an toàn bảo vệ đạn, khi bắn mở hộp bằng lưỡi dao, lưỡi dao mở hộp được quấn trong giấy bảo quản, đặt trong thùng gỗ. Thùng gỗ có nắp đậy đóng mở, được khóa bằng hai khóa, có đóng tay xách để tiện cho khiêng vác cơ động.






H. 22. Hòm và thùng đựng đạn VOG-25 (ВОГ-25)

а — Hộp kim loại đựng đạn; б — Hộp gỗ (Nhìn ngang và nhìn từ trên xuống nắp thùng)

25. Trên vỏ đạn có những dấu hiệu sau: Mã hiệu của đạn phóng lưu 7P17 (7П17), phía dưới có 3 mã số cách nhau bằng dấu gạch ngang, số thứ nhất là mã số nhà máy, số thứ 2 là mã số loạt sản xuất, số thứ 3 là năm sản xuất đạn.

Đầu nổ VMG-K có trên nắp mã hiệu: bao gồm mã hiệu đầu nổ - mã số nhà sản xuất, loạt sản xuất và năm sản xuất. ВМГ-К.

Trên nắp hộp kim loại có: mã hiệu súng phóng lựu (h. 22): (6Г15), mã hiệu đạn phóng lựu, 7P17(7П17), số sản xuất của nhà máy, loạt sản xuất của đạn và năm sản xuất, số lượng đạn.

Bên cạnh phía trước của thùng gỗ, phía tay trái có ghi: mã hiệu của đạn phóng lựu, mã số của nhà máy, loạt sản xuất, năm sản xuất, số lượng đạn. Khối lượng thùng đạn (h. 22)Phía bên phải ghi loại súng sử dụng :

Phụ tùng của súng.

27. Để lau chùi bảo dướng súng, làm sạch và bôi dầu mỡ cho súng sử dụng hộp phụ tùng của súng tiểu liên AK và chổi lau chùi nòng súng. Chổi lau chùi nòng súng có thể được vặn vào thông nòng của súng tiểu liên AKM hoặc AK 74. Đối với mỗi cơ số biên chế 12 khẩu súng GP-25 được biên chế hộp hộp phụ tùng ZIP-G (ЗИП-Г) (h. 23.).




H. 23. Chổi lông lắp trên thông nòng súng AK.

Đối với mỗi xạ thủ GP-25 có hai bao: bao đựng súng GP-25 và bao đựng đạn phóng lựu, bao đựng đạn phóng lựu đựng 10 viên đạn, có những túi nhỏ riêng biệt để đựng đạn, có nắp đậy và khuy cài quai đeo quanh cổ và đệm sau gáy để thuận lợi cho mang đạn khi cơ động. Bao đựng súng được đeo bên cạnh sườ, sua sau của bao lưỡi lê súng tiểu liên AK. (h. 24, а) (h. 24, б).




H. 24. Túi đựng súng phóng lựu và đạn phóng lựu.

Không có nhận xét nào:

DBS M05479
Quang Cao