Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Lực lượng tàu chiến hùng hậu của Hải quân Việt Nam (Phần 3)

Việt Nam là quốc gia có vùng biển rộng lớn, vì vậy Hải quân chính là một trong những lực lượng nòng cốt nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

11. Tàu chiến đấu Molnya

Thế hệ tàu tên lửa chiến đấu Molnya dùng để tác chiến tại các vùng cửa biển và ven bờ. Loại tàu này trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại và các khí tài tiên tiến, có khả năng độc lập tác chiến và chiến đấu hiệp đồng trong đội hình biên đội.



Tàu tên lửa Molnya trang bị đầy đủ các thiết bị trinh sát và truyền tin, các hệ thống radar trinh sát và kiểm soát bắn. Radar có tầm bao quát toàn bộ vùng tác chiến trong tầm bắn của tên lửa, bám tín hiệu 15 mục tiêu và khoá tới 6 mục tiêu trong môi trường tác chiến điện tử. Hệ thống radar kiểm soát bắn của pháo và tên lửa trên tàu có khả năng phát hiện các mục tiêu trên không, trên biển, tự động dò tìm các tín hiệu đặc trưng của mục tiêu và sử dụng hệ thống dữ liệu bắn trên máy tính.

Tàu tên lửa Molnya trang bị hệ thống với giàn phóng tên lửa Uran phóng tên lửa hành trình KH-35 gồm hai hàng, mỗi hàng tám ống phóng, như vậy tàu có thể phóng cùng một lúc 16 quả tên lửa. Tên lửa KH-35 sẽ được dẫn bằng radar chủ động giai đoạn cuối. Trên hành trình bay, tên lửa cách mặt nước 15 m, khi đến gần mục tiêu chúng hạ thấp độ cao và tiêu diệt mục tiêu ở độ cao 3-5m. Loại tên lửa KH-35 có cự ly 130km, tốc độ 300m/s, đầu nổ HE nặng 145kg.


Tên lửa chống tàu Moskit SS-N-22

Tàu chiến Molnya còn có thể trang bị tên lửa hành trình chống tàu Moskit SS-N-22 với hai dàn phóng (4 quả) tầm xa 90-120km, bay với tốc độ siêu âm. Tầm bắn tối đa của Moskit là 250km, tốc độ Mach 3, đầu nổ 320kg.

Ngoài ra tàu còn được trang bị 12 tên lửa phòng không Igla-1M, một pháo tàu AK-176M 76mm (cơ số 316 viên đạn pháo) với tầm xa 15km, hai pháo phòng không AK-630M 30mm.



Hệ thống radar gồm các radar trinh sát băng HF, UHF, radar nhận biết mục tiêu trên không- biển, radar điều khiển, kiểm soát bắn cho tên lửa. 2 hệ thống phóng mồi bẫy và mồi bẫy nhiệt PK-10 cỡ 120 mm hoặc PK – 16 dùng để chống radar và hệ thống trinh sát quang học của các hệ thống vũ khí của đối phương. Đạn mồi bẫy PK-16 cỡ 82mm, tầm hoạt động từ 200 m đến 1800 m.

Tàu tên lửa Molnya có lượng giãn nước 550 tấn, trang bị máy chính 2 trục, động cơ tua-bin khí 32.000 bhp, 3 động cơ diesel, công suất 500kW mỗi động cơ. Tàu có tầm hoạt động 2400 hải lý, hoạt động liên tục trong thời gian 10 ngày. Toàn bộ thuỷ thủ đoàn trên tàu 44 người. Tàu còn trang bị các thiết bị điều hoà không khí, hệ thống thông gió tiên tiến nhất, bảo đảm cho tàu hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

12. Tàu quét mìn lớp Yevgenya

Tàu do Liên Xô sản xuất, có kích thước 26,13 x 5,90 x 1,30, độ giãn nước 90 tấn, tầm hoạt động 300 dặm. Động cơ tàu gồm 2 động cơ diesel, 2 trục với sức đẩy 850 bhp. Tốc độ tối đa của tàu là 11 hải lý/giờ.


Hệ thống định vị gồm radar MG-7 gắn phía đuôi tàu.

Tàu được trang bị vũ khí là một pháo 2 nòng cỡ 25mm, 10 quả thủy lôi, 2 khẩu súng máy 14,5 ly, thiết bị quét MT34, SEMT-1, AT-2, Neva, GKT-3.

13. Tàu tuần tra cao tốc Mirage

Hiện Hải quân Việt Nam có 4 chiếc tàu cao tốc này. Với hai động cơ diesl M520B, 2 trục, 2 động cơ waterjets kết hợp cùng thiết kế nhỏ gọn 35.45 x 6.79 x 2.76 m, sức đẩy của tàu lên tới 10.800 bhp, vận tốc khá nhanh là 50 hải lý/giờ.

Tàu được trang bị 1 pháo phòng không cỡ 30 mm AK-306, loại pháo này có 6 nòng tốc độ bắn 600- 1000 phát / 1phút , 2 súng máy 14.5 mm. Hơn nữa, sức mạnh của tàu còn được củng cố bằng 1 hệ thống tên lửa phòng không Igla 1 M , súng phóng lựu chống ngầm cầm tay DP-64 và hệ thống tên lửa SHTURM và tên lửa ATAKA (6 tên lửa tầm xa 5800 mét).




14. Khu trục hạm Đinh Tiên Hoàng - Gepard 3.9 đầu tiên tại Việt Nam

Đây là chiến hạm thế hệ Gepard 3.9 Quân đội Nhân dân mới nhập về, có thể nói đây là loại chiến hạm “khủng” nhất trong lực lượng Hải quân Việt Nam cho tới nay. “Đinh Tiên Hoàng” là chiến hạm dùng để thực hiện hàng loạt các nhiệm vụ như tìm kiếm, theo dõi và chống lại các mục tiêu trên không, ngầm và nổi; tiến hành các chiến dịch hộ tống và tuần tiễu; bảo vệ các khu đặc quyền kinh tế ở biên giới trên biển.


Tàu Đinh Tiên Hoàng

Nổi bật nhất là hệ thống tên lửa chống hạm Uran-E với sức mạnh hủy diệt nằm ở tên lửa 3M24E (Kh-35E) mang đầu đạn nặng 145kg. Sử dụng hệ dẫn quán tính cho giai đoạn bay giữa và radar chủ động ở giai đoạn cuối, “cú đấm” của Uran-E có độ chính xác cao và sức mạnh đáng kể đối với các mục tiêu tàu nổi trong cự ly 130km (70 hải lý).

Để phòng thủ, Gepard 3.9 sử dụng 2 “lá chắn” tầm ngắn và tầm gần, đó là tổ hợp phòng không Palma (gồm tên lửa Sosna-R và pháo tự động 6 nòng AO-18KD/6K30GSh) và pháo cao tốc AK-630. Với 8 tên lửa Sosna-R có tốc độ siêu vượt âm (Mach 5), dẫn bằng laser, Palma sẽ hạ gục các mối nguy hiểm đến từ trên không xuất hiện trong cự ly 8km như tên lửa diệt hạm, máy bay, bom có điều khiển...



Nếu các tên lửa Sosna-R chưa triệt hạ hết mục tiêu, các pháo cao tốc sẽ phun ra từ họng súng “lưỡi lửa” dài cả mét với tốc độ bắn chóng mặt 10.000 phát/phút (AO-18KD/6K30GSh) hoặc 6.000 phát/phút (AK-630) để triệt hạ mục tiêu.


Hai chiếc Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ
Ngoài ra, hệ thống vũ khí của Gepard 3.9 còn có pháo hạm đa năng AK-176M (cỡ nòng 76,2mm) có thể tấn công các mục tiêu mặt nước, mặt đất và trên không tầm thấp; hệ thống rải lôi phía đuôi tàu và đặc biệt là trực thăng chống ngầm Kamov trực chiến ở bãi đáp phía sau tàu.

Nét đặc sắc trong thiết kế của Gepard 3.9 là ứng dụng công nghệ tàng hình, do đó giảm độ bộc lộ radar khiến tàu khó bị phát hiện. Thêm vào đó, là khinh hạm có tốc độ di chuyển nhanh (28 hải lý/giờ). Khi tuần tiễu trên biển, Gepard 3.9 giống như con báo đi săn, nhẹ nhàng tiếp cận mục tiêu và ra đòn hạ gục “con mồi”.


Dàn phóng tên lửa chống hạm KH-35E trên tàu Lý Thái Tổ

Tháng 7 vừa qua, Việt Nam đã nhập tiếp chiếc Geprd 3.9 của Nga, và đặt tên là Lý Thái Tổ. Khả năng của tàu Lý Thái Tổ được nâng cấp kéo dài thời gian đi biển, có khả năng cơ động hơn, nhanh nhẹn trong việc xử lý tình huống và hoạt động. Nội thất của chiếc Gepard thứ 2 này cũng được cải tiến, khiến con tàu có thể dễ dàng được bảo trì.

15. Tàu bắn pháo Made-in-Vietnam đầu tiên TT400 TP

Đây là chiếc tàu bắn pháo đầu tiên do chính kĩ sư, công nhân Việt Nam thiết kế và chế tạo ngay trên đất nước mình. Giúp quân đội tăng uy thế trên thế giới.



Con tàu được các kĩ sư, chuyên gia nước ngoài đánh giá cao về mặt kĩ – mỹ thuật, và độ chuẩn xác cao.

TT400TP là lớp tàu pháo có vũ khí điều khiển tự động hoạt động trên biển với bốn nhiệm vụ: tiêu diệt tất cả tàu chiến đổ bộ và tàu hộ tống của địch; bảo vệ căn cứ các đội tàu đổ bộ và đội tàu hộ tống ở vùng hoạt động của các lực lượng và tàu phục vụ các lực lượng rà quét mìn; bảo vệ tàu dân sự trên biển và trinh sát chiến thuật cảnh giới mặt nước.



Chiều dài dài nhất 54,16m, chiều rộng rộng nhất 9,16m, tốc độ tối đa 32 hải lý/giờ. Tàu hoạt động liên tục trên biển 30 ngày đêm, có khả năng tác chiến trong điều kiện gió cấp 9, 10 và sóng cấp 8, tầm hoạt động 2.500 hải lý.



Ngoài ra, tàu pháo TT400TP được trang bị các thiết bị hiện đại có độ tích hợp cao, nhiều tính năng nổi trội hơn so với cùng lớp tàu 400 tấn (như điều khiển máy chính máy phụ, hệ thống báo cháy, tự động dập cháy, hệ thống điều khiển vũ khí tự động, ổn định).

Với lực lượng tàu chiến hùng hậu, kết hợp với các loại tên lửa hiện đại như Bramos, Yakhont, SS-N-22, đặc biệt là dàn tên lửa được đánh giá là hiện đại bậc nhất thế giới S-300 nhập từ Nga và máy bay “khủng” Su-30 thêm 6 chiếc tàu Kilo, Việt Nam chắc chắn sẽ bảo vệ được lãnh hải của tổ quốc, duy trì hòa bình trong khu vực.

Không có nhận xét nào:

DBS M05479
Quang Cao