Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

Kỷ năng bóng chuyền

Các đội tham gia phải nắm vững các kĩ thuật sau: giao bóng, bắt bước 1, chuyền 2, tấn công/đập bóng, chắn bóng và cứu bóng. Các kĩ thuật này còn chứa đựng nhiều kĩ năng cao cấp, chuyên biệt hơn sau nhiều năm phát triển, hoàn thiện và giờ đây đã trở thành tiêu chuẩn cơ bản của bóng chuyền chuyên nghiệp.

Giao bóng


Người phát bóng đứng từ ngoài vạch cuối sân để giao bóng, cố gắng đưa bóng sang phần sân đối phương. Người phát bóng phải làm cho bóng có đường bay thật khó và nhanh xuống mặt đất phần sân đối phương để đối phương ko thể đỡ hay kiểm soát được bóng. Qủa giao banh được gọi là “ace” (giao bóng ăn điểm trực tiếp) khi đối phương không thể đón được cú giao banh (để banh chạm đất) hay không kiểm soát được và để banh đi ra ngoài sân.

Trong bóng chuyền hiện đại, có rất nhiều cách giao banh được chấp nhận:
Underhand (giao banh thấp): là cú giao banh mà người giao banh đánh banh bằng cánh tay từ dưới lên thay vì ném lên và đập banh. Giao banh thấp rất ít thấy ở các giải bóng chuyền chuyên nghiệp vì trái bóng được giao rất dễ dàng kiểm soát được.
Sky Ball Serve: một dạng của giao banh thấp nhưng ở đây trái banh được đánh sao cho bay cao hết mức có thể lên trên không trung để nó rớt xuống thành một đường thẳng. Cách giao banh này được tạo và sử dụng bởi rất nhiều đội bóng chuyền ở Brazil nhưng bây giờ đã lỗi thời. Ở Brazil, cú giao banh này còn được gọi là Jornada nas Estrelas (Du hành giữa các vì sao).

Topspin: là cú giao banh mà người giao banh ném bóng cao lên không trung và đánh bóng bằng cổ tay , tạo cho nó độ xoáy lớn đủ để làm trái banh lao cắm xuống mặt đất ngay khi bay qua lưới. Kĩ thuật này cần phải đánh thật mạnh vào bóng và nhằm thẳng vào một vị trí xác định bên phía đối phương (có thể là sân hoặc người). Đây cũng là kĩ thuật ít được sử dụng trong bóng chuyền chuyên nghiệp.
Float: là kĩ thuật giao banh cao nhưng không cung cấp cho nó độ xoáy nên rất khó xác định hướng bay cho bóng, giống như knuckleball trong bóng chày.

Jump Serve: là kĩ thuật giao banh cao mà ném bóng thật xoáy lên không trung, sau đó người giao banh lấy đà dậm nhảy để đánh thật mạnh và xoáy vào trái banh. Đây là cách giao phổ biến trong bóng chuyền ở các trường trung học và các giải chuyên nghiệp.
Jump Float: kĩ thuật giao banh cao mà trái banh được ném cao vừa đủ để người giao banh có thể nhảy lên trước khi đánh được trái banh gần giống như float serve. Trái bóng được ném thấp hơn topspin jump serve, nhưng vị trí chạm banh vẫn là ở trên không trung. Cú giao banh này trở nên phổ biến trong các trường trung học và người chơi chuyên nghiệp vì nó rất khó để có thể đoán được hướng đi của bóng.

Bắt bước 1


Còn được gọi nhận bóng, bắt bước 1 là kĩ thuật để khống chế bóng của đối phương đánh sang. Việc khống chế bóng không những ngăn không cho bóng chạm phần sân đội mình mà còn để thực hiện việc chuyền bóng cho chuyền 2 kiến tạo đợt tấn công.

Kĩ thuật bắt bước 1 gồm 2 kĩ thuật cơ bản: đỡ bước 1 bằng cánh tay, hoặc búng bóng, vị trí chạm bóng là ở trên 2 cánh tay, gần với mặt phẳng thắt lưng; đối với búng bóng thì kĩ thuật đó, giống như chuyền 2, dùng để khống chế bóng trên đầu bằng ngón tay. Cả hai phương pháp đều được chấp nhận trong bóng chuyền chuyên nghiệp, tuy nhiên đối với bóng chuyền bãi biển lại có một chút thay đổi.
Chuyền 2


Chuyền 2 thường là lần chạm bóng thứ hai của đội nhận bóng. Mục đích chính là điều chỉnh bóng sao cho đồng đội có thể dễ dàng tấn công đối phương. Vị trí chuyền 2 đứng ngang hàng với hàng chắn của đội, và đây cũng vị trí tối quan trọng quyết định ai sẽ là người tấn công trong đội.

Cũng như bắt bước 1, chuyền 2 có thể sử dụng kĩ thuật bắt bước 1 (đỡ bóng hoặc búng bóng). Nhưng vị trí này cho phép người chơi có nhiều khả năng điều khiển bóng hơn; đỡ bóng được sử dụng khi bóng quá thấp, không thể búng bóng được hay như trong bóng chuyền bãi biển, việc búng bóng bị luật chơi hạn chế rất nhiều. Ở vị trí chuyền 2, người chơi có thể chuyền bóng ra trước mặt hoặc sau đầu. Người thực hiện chuyền 2 cũng được phép thực hiện việc khống chế bóng trên không trung nếu bóng rơi vào vị trí quá gần lưới (không thể khống chế bóng khi đứng dưới đất). Chuyền 2 thường đứng ở vị trí cách mép trái sân khoảng ⅔, và hướng mặt về bên trái (vùng rộng của lưới mà người chơi có thể thấy được).

Đôi lúc chuyền 2 có thể thực hiện việc đánh bóng trực tiếp sang sân đối phương mà không cần phải chuyền bóng cho đồng đội. Kĩ thuật này được gọi “dump” .Dump phổ biến nhất là đẩy bóng ra sau hoặc phía trước của chuyền 2 của đối phương đến vị trí số 2 và 4. Chuyền 2 nhiều kinh nghiệm có thể búng bóng cao và sâu về cạch cuối sân của đối phương hoặc thực hiện việc đập banh ngay từ lần chạm banh thứ 2.
Tấn công / đập bóng




Tấn công, còn gọi là “spike” (đập bóng), thường là lần chạm bóng thứ 3 của đội. Mục tiêu của việc này là làm cho trái banh lao xuống mặt đất đối phương mà không thể bị ngăn chặn. Chủ công thực hiện các bước chạy nhằm tạo đà tiếp cận bóng (“approach”), nhảy và đập bóng.

Lí tưởng nhất là vị trí chạm bóng đạt được khi cú nhảy đạt độ cao cực đại. Tại thời điểm tiếp xúc bóng, cánh tay đập bóng giơ cao hết mức trên đầu, dồn hết sức đập thẳng vào trái banh, tạo vị trí tiếp xúc banh cao nhất có thể để tạo được lực đánh mạnh nhất. Người đập bóng quạt mạnh cánh tay xuống, gập cổ tay, và đồng thời gập toàn bộ cơ thể một cách nhanh chóng để “lái” banh. “Bounce” (nhồi bóng) là từ thông tục để chỉ cú đập mạnh (gây tiếng động lớn) làm trái bóng đập vuông góc mặt đất và nảy cao lên không trung. “Kill” (giết chết) là từ thông tục để chỉ đợt tấn công mà đối phương không thể trả được bóng đồng nghĩa với việc ghi được điểm.

Bóng chuyền hiện đại có nhiều kĩ thuật tấn công khác nhau:
Backcourt (hay backrow)/pipe attack: là đợt tấn công do hàng sau thực hiện. Người thực hiện bắt buộc phải nhảy từ sau vạch 3 mét trước khi chạm bóng, nhưng được quyền đáp xuống phần sân trước vạch 3 mét sau khi đập bóng.

Line and Cross-court Shot (đập dãn biên): khi bóng bay thẳng theo một đường cong song song với vạch biên, hoặc chéo sân tạo thành một góc. Cú đập dãn biên (đập chéo sân) với một góc rõ rệt thường cho kết quả là một đường banh sắc và chạm xuống phần sân trước vạch 3 mét, còn được gọi là cut shot.
Dip/Dink/Tip/Cheat/Dump: người chơi không cố gắng đập banh, chỉ chạm nhẹ vào banh để banh rơi vào phần sân nằm ngoài tầm với của hàng thủ.

Tool/Wipe/Block-abuse: người chơi không cố tạo ra đợt tấn công gây khó khăn cho đối thủ, mà chỉ đập bóng chạm hàng chắn đối phương bay ra ngoài.

Quick hit/"One" (đập nhú): cú tấn công (thường do vị trí số 3 thực hiện) mà việc tiếp cận và nhảy đập thực hiện trước khi chuyền 2 đưa bóng. Cú chuyền 2 đó (còn gọi là “quick set” (chuyền nhanh)) chỉ đưa bóng đến vừa đủ trên mép lưới chỗ vị trí số 3 đứng và việc đập bóng gần như xảy ra ngay tức khắc. Đập nhú tỏ ra rất hiệu quả bởi việc gây rối loạn hàng chắn đối phương.
Slide: là một biến đổi của đập nhú, vị trí số 3 đứng và đập banh từ phía sau chuyền 2.
Double quick hit/"Stack"/"Tandem": cũng là một biến đổi khác của đập nhú mà ở đó, có đến 2 người tham gia nhảy lên đập bóng, một ở phía trước và một từ phía sau hoặc cả hai cùng ở phía trước chuyền 2; cả hai thực hiện đập nhú cùng lúc. Điều này cũng có dùng để vô hiệu hóa hàng chắn của đối phương để cho người thứ 4 tham gia tấn công đập bóng mà có thể không gặp hàng chắn nào.
Chắn bóng



Chắn banh là kĩ thuật dành cho các vị trí đứng ngay dưới lưới để ngăn các đợt tấn công của đối phương sang phần sân đội mình.

Chắn banh mà chỉ chặn đợt tấn công của bên kia và giữ không cho bóng sang phần sân của đội mình, còn gọi là tấn công. Một vận động viên có kĩ thuật tốt có thể nhảy lên, đưa gần như toàn bộ cánh tay sang phần sân bên kia và chắn banh của đối phương. Điều này đòi hỏi phải đề phòng hướng bay của banh ngay khi đợt tấn công diễn ra. Nó còn đòi hỏi phải sự phối hợp thật tốt của chân để tạo ra một hàng chắn hiệu quả.

Cú nhảy cũng cần phải tính toán chính xác về thời điểm nhảy ngay khi bóng bay qua lưới. Lòng bàn tay được điều chỉnh nghiêng xuống tạo góc khoảng 45-60 độ về phía sân đối phương. Từ “roof” (trong tiếng Anh có nghĩa là “nóc nhà”) được dùng để chỉ những cú chắn banh mà hướng toàn bộ lực và đường bay của banh thẳng xuống mặt đất của sân đối phương, ngay khi đối phương đập banh vào mặt hướng xuống của cánh tay.

Ngược lại, cú chắn banh được gọi là phòng thủ, hoặc “soft block” (chắn nhẹ) khi mục tiêu chính chỉ là khống chế để giảm lực tấn công và điều chỉnh hướng bay của bóng sao cho đội mình có thể dễ dàng tiếp cận. Một cú “soft block” hoàn hảo thường là hai cánh tay đưa thẳng lên và lòng bàn tay hơi ngửa lên, ngón tay nghiêng về phía sau.

Chắn banh còn được xếp loại dựa vào số lượng thành viên tham gia chắn banh. Có thể có 1, 2 hay 3 người cùng tham gia chắn bóng. Một cú chắn thành công là cú chắn bóng sao cho đối phương bị “roof”, cú chắn khiến cho lực tấn công của đối phương bị triệt tiêu hoặc làm cho bóng bay đơn giản để cho đội mình dễ dàng khống chế bóng được coi cú chắn thành công.

Cùng một lúc, vị trí chắn bóng cũng ảnh hưởng đến vị trí của hàng chắn đối phương khi mà chủ công đối phương thực hiện đợt tấn công.

Cứu bóng



Cứu bóng là kĩ thuật ngăn không cho bóng chạm đất sau đợt tấn công của đối thủ, chủ yếu được sử dụng khi bóng gần như chạm đất. Bề ngoài, kĩ thuật này trông giống với đỡ bước 1 hoặc búng bóng: đưa toàn bộ cánh tay ra đỡ bóng nhưng vẫn khác với kĩ thuật ở chỗ dùng ngón tay hoặc 2 cánh tay khép lại để chạm bóng.

Một số kĩ thuật đặc biệt còn phổ biến hơn cứu bóng hoặc đỡ bước 1. Người chơi có thể lao mình về phía bóng và tiếp đất bằng ngực để vươn tay đến vị trí bóng sắp chạm đất để ngăn điều đó xảy ra, kĩ thuật đo còn gọi là "pancake". Kĩ thuật này rất thường được sử dụng trong bóng chuyền trong nhà.

Đôi lúc người chơi có thể ngả hẳn người về phía trước thật nhanh để cứu bóng. Kĩ thuật này đòi hỏi phải có thêm kĩ thuật để lăn mình nhằm tránh chấn thương.

Không có nhận xét nào:

DBS M05479
Quang Cao