Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Ấn Độ 'ầm ầm' đưa tăng T-90S lên biên giới Trung Quốc

Đây là lần đầu tiên quân đội Ấn Độ triển khai đội hình xe tăng, thiết giáp (gồm xe tăng chiến đấu chủ lực và xe chiến đấu bộ binh BMP-2) ở biên giới với Trung Quốc bởi việc triển khai như vậy, theo truyền thống sẽ chỉ được thực hiện khi chuẩn bị tấn công vào lãnh thổ đối phương.


New Delhi vừa triển khai hai lữ đoàn xe tăng, một lữ đoàn đóng ở Ladakh và lữ đoàn còn lại ở Đông Bắc nước này để tăng cường tiềm lực quốc phòng ở khu vực biên giới với Trung Quốc.

Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, họ có kế hoạch tăng cường thêm 6 trung đoàn bọc thép mới với trang bị tổng cộng 348 xe tăng (mỗi trung đoàn 58 xe tăng, bao gồm cả dự trữ). Ngoài ra, ba tiểu đoàn bộ binh cơ giới cũng sẽ được triển khai với số lượng khoảng 180 xe bọc thép chở quân BMP-2.

Theo kế hoạch này, quân đoàn 14 của quân đội Ấn Độ đóng ở Ladakh sẽ nhận được một lữ đoàn thiết giáp để bảo vệ tuyến đầu, từ khu vực phòng thủ Tây Tạng về khu vực phòng thủ cốt yếu của Ấn Độ ở Chushul. Trong cuộc chiến tranh Trung - Ấn năm 1962, 6 xe tăng cổ điển AMX-13 đã được đưa bằng cầu hàng không tới Chushul và gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đối với quân đội Trung Quốc, đồng thời làm chậm tốc độ tiến quân của lực lượng này.

Lữ đoàn bọc thép thứ 2 sẽ được triển khai ở hành lang Siliguri ở Bengal, bao phủ toàn bộ đường tiến từ Sikkim xuống các vùng đồng bằng. Một trung đoàn sẽ được triển khai ở trên địa hình bằng phẳng ở cao nguyên Bắc Sikkim có độ cao 5.180 mét. Đây cũng là khu vực đang xảy ra nhiều tranh chấp nóng bỏng nhất giữa Ấn Độ và Trung Quốc.




Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ cũng cho hay, quân đội nước này đã yêu cầu mua bổ sung thêm các xe tăng T-90S cho 6 trung đoàn thiết giáp. Hiện tại, Ấn Độmua 657 xe tăng T-90S từ Nga và có được giấy phép để tự sản xuất thêm 1.000xe tăng nữa. Ngoài ra, Ấn Độ cũng đang muốn có được biến thể nâng cấp mới nhất và hiện đại nhất của xe tăng Nga là T-90MS.

Đây là lần đầu tiên quân đội Ấn Độ triển khai đội hình xe tăng, thiết giáp (gồm xe tăng chiến đấu chủ lực và xe chiến đấu bộ binh BMP-2) ở biên giới với Trung Quốc bởi việc triển khai như vậy, theo truyền thống sẽ chỉ được thực hiện khi chuẩn bị tấn công vào lãnh thổ đối phương.



Không dừng lại ở kế hoạch triển khai xe bọc thép, Ấn Độ còn tăng cường một quân đoàn tấn công ở vùng miền núi Đông Bắc, bao gồm hai sư đoàn với khoảng 40.000 quân. Việc bổ sung thêm một lữ đoàn thiết giáp sẽ tăng thêm năng lực thực sự cho quân đoàn tấn công ở đây.

Quyết định gia tăng lực lượng được đưa ra nhằm tăng cường sức mạnh chiến đấu cho các đơn vị quân đội Ấn Độ đang đóng trên biên giới Trung Quốc sau khi Quân đội Nhân dân Trung Quốc (PLA) thay đổi học thuyết.

Theo đó, PLA đã triển khai và hình thành lực lượng xe tăng, xe bọc thép chiến đấu ở cả hai khu vực quân sự của họ dọc theo tuyến đường kiểm soát biên giới với Ấn Độ. Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, Quân khu Lan Châu (đối diện với Ladakh) đang có 220.000 quân, bao gồm một sư đoàn xe bọc thép chiến đấu và hai sư đoàn bộ binh cơ giới (mỗi sư đoàn gồm 3 lữ đoàn). Quân khu Thành Đô, đối diện với biên giới Đông Bắc của Ấn Độ có khoảng 180.000 quân, trong đó có hai lữ đoàn xe bọc thép và 4 sư đoàn bộ binh cơ giới.

Ngoài ra, kế hoạch tăng cường triển khai trang thiết bị quân sự lên biên giới của Ấn Độ dựa trên những đánh giá chiến lược của Bộ Quốc phòng nước này, theo đó, những cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc xây dựng ở Tây Tạng sẽ cho phép Bắc Kinh có thể nhanh chóng tập trung lực lượng trong một khu vực và tràn qua biên giới Ấn Độ.

Một số ý kiến trong giới quân sự thiên về khả năng là nếu xảy ra xung đột và Trung Quốc tìm cách để đoạt được một đoạn lãnh thổ của Ấn Độ, New Delhi sẽ không chiếm lại khu vực đó bằng máu (tấn công để chiếm lại), mà thay vào đó, các quân đoàn tấn công Ấn Độ có thể khởi động một cuộc tấn công ở một khu vực khác để chiếm lấy một phần lãnh thổ Trung Quốc.

Theo Kiến thức
Quang Cao