Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Root máy Android là gì? Tại sao phải root máy Android?

Nếu bạn vừa có một chiếc máy Android có lẽ bạn sẽ nghe một thuật ngữ quen thuộc đó là "Root trên máy Android". Trong bài này dựa vào những kiến thức mà mình biết và cũng là sưu tầm trên các diễn đàn mình sẽ giải thích sơ qua với các bạn Root máy là gì và tại sao phải root máy.



Root là gì?

Mặc định, bạn không có quyền (nghĩa là không thể) tạo thay đổi cho hệ thống của Android, nghĩa là sẽ không up lên được các custom FW, chỉnh sửa hệ thống, v.v... Khái niệm này khá giống với khái niệm Jailbreak trên Iphone.

Khi bạn đã "Root" máy, bạn sẽ có quyền admin để thực hiện tất cả những điều trên, nhưng cũng có nghĩa là máy bạn không được coi là máy dùng FW "chính hãng" nữa (Stock FW) và không thể để máy tự update các FW mới qua Wifi/Data plan - FW OTA (Over the Air) - được nữa. Nhưng đừng lo, với JF và các cook khác như Hayruko, The Dude,... thì chỉ ngay sau khi có bản OTA chính thức, họ sẽ lập tức cho ra các phiên bản đã cook. Hơn nữa, trên Market hiện nay đã có JF Updater, phần mềm tự cập nhật JF FW mới cho bạn (tuy tốc độ không bằng bạn up với máy vi tính)


Tại sao cần root máy Android?

Sau khi máy android của bạn đã được Root bạn có thể làm những điều sau mà trước khi root bạn không thể thực hiện được:

- Truy cập và chỉnh sửa file hệ thống.
- Gỡ bỏ các ứng dụng mặc định đi theo máy mà không cần dùng đến.
- Thay đổi theme.
- Flash các bản ROM tự chế (Custom ROM) - Cài đặt các bản room chế của được cung cấp ở trên mạng có mức độ tùy biến cao hơn, giao diện đẹp hơn.
- Sao lưu các ứng dụng trong máy.
...

Sau khi root máy bị ảnh hưởng gì?

Sau khi root thì máy của bạn sẽ khôtng hể Update lên các phiên bản (Firmware) mới mà được hãng cung cấp, tuy nhiên bạn không cần phải lo lắng về điều này vì bạn có thể thực hiện thao tác ngược đó là "UnRoot" lại máy để có thể trở lại nguyên bản và cập nhật phiên bản mà hãng cung cấp.

Nguồn: Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

DBS M05479
Quang Cao