Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

Mỹ tung 'thợ săn' hố đen vào vũ trụ

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa phóng kính viễn vọng quang phổ hạt nhân có tên NuSTAR lên quỹ đạo để săn lùng hố đen.

NuSTAR được lắp phía trước vệ tinh Orbital Sciences' L-1011 vừa được máy bay phản lực của NASA đưa vào không gian. Orbital Sciences' L-1011 được trang bị động cơ tên lửa đẩy dưới bụng nhằm tiếp tục đưa kính viễn vọng "lang thang" trong vũ trụ nhằm "truy lùng" các hố đen.
Kính viễn vọng NuSTAR vừa được NASA phóng lên vũ trụ.


Người chịu trách nhiệm chính đối với dự án NuSTAR là Fiona Harrison cho biết: “NuSTAR giúp chúng ta tìm thấy các hố đen khó nắm bắt và giàu năng lượng nhất vũ trụ. Nó sẽ cung cấp thông tin để con người hiểu thêm về cấu trúc của vũ trụ”.

Trong khi đó, ông Paul Hertz, Giám đốc Bộ phận Vật lý Thiên văn của NASA tin tưởng: “NuSTAR sẽ mở ra một cửa sổ mới để nhìn vào vũ trụ, nhằm cung cấp, bổ xung dữ liệu cho NASA sau hàng loạt những đóng góp của hệ thống thăm dò không gian bao gồm các kính thiên văn Fermi, Chandra, Hubble và Spitzer”.

Harrison, Giáo sư tại viện Công nghệ California ở Pasadena, California cho biết, NuSTAR là kính thiên văn đầu tiên sử dụng nguyên lý tập trung các tia X-quang năng lượng cao. Nó sẽ cho hình ảnh sắc nét hơn 10 lần và nhạy cảm hơn 100 lần so với tất cả các kính thiên văn quang phổ đang được sử dụng”. Với thiết kế vỏ gương lồng vào nhau để ngăn ánh sáng phản chiếu, NuSTAR vượt trội tất cả các thiết kế trước đó trong việc tập trung thu hồi các tia X-quang năng lượng cao.

Kính thiên văn mới được kì vọng cung cấp cho các nhà khoa học những cái nhìn rõ nét hơn về hoạt động của các hố đen, từ bụi và khí bị hút vào nơi bí ẩn nhất của vũ trụ cho tới lực hấp dẫn, tốc độ bay, ma sát mà các hành tinh tạo ra khi nằm bên mép "con quái vật khổng lồ" (hố đen).

NuSTAR được phóng từ sân bay Kwajalein Atoll nằm trên quần đảo Marshall. Việc sử dụng máy bay phản lực để đưa tàu vũ trụ lên một độ cao nhất định trước khi tên lửa đẩy đưa nó vào vũ trụ, được xem là phương pháp ít tốn kém hơn so với việc sử dụng các tên lửa đẩy luôn từ dưới mặt đất.

Các chuyên gia NASA cho biết, NuSTAR được phóng thành công và sẽ gửi về trái đất những dữ liệu đầu tiên trong vòng 30 ngày.

Không có nhận xét nào:

DBS M05479
Quang Cao